Hãy yêu thương
thì sẽ được sống –
André Sève
(Trích
dẫn từ ‘Tin Mừng Chúa Nhật’)
Rõ ràng là từ
yêu thương được nói đến nhiều
ở đây. Nhưng
chúng ta hãy cho hai
từ khác đi kèm vì
nếu không có hai từ
này, từ yêu thương sẽ không đứng vững nổi: làm và sống.
Đàng
khác, mở đầu câu chuyện diễn ra rất nhanh:
-
Tôi phải
làm gì để
được sống?
Luật sĩ hỏi.
-
Hãy yêu thương, Chúa Giêsu
nói, cứ làm như thế
ngươi sẽ được sống
Vào lúc kết thúc,
sau câu chuyện
đẹp về tình yêu thương,
tiếng nói chiến thắng chính là: cứ làm như thế. Để chiến thắng, Chúa Giêsu đã
huy động hai nét của
khoa sư phạm: cuộc đối thoại đanh thép và câu chuyện
không thể quên được.
Cho nên phải
làm gì để
được sống? Yêu mến Chúa
và anh em.
Đây là hai tình yêu
thương liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi người ta không nói
về giới răn thứ nhất và thứ
hai. Chúa Giêsu công nhận
lời mô tả ngắn ngủi của luật sĩ: “Ngươi hãy yêu mến
Chúa và thương
yêu anh em”.
Đây cũng là một dòng chảy tình yêu. Chắc chắn cần phải dựa vào mối liên
kết giữa hai tình yêu
bởi vì trong một trong những bản văn cuối cùng của Tân Ước,
thánh Gioan vẫn còn lấy
lại ý tưởng:
“Nếu ai thấy anh
em mình cần
đến của cải phải giúp đỡ mà đóng cửa
lòng mình lại, có lý
nào đức ái Thiên Chúa
ở cùng người
ấy được”
(1Ga 3,17). Đây là lời khuyên
cho những kẻ tin rằng với chút ít lòng thương
xót người ta có thể
tự cho phép mình ích
kỷ hoặc có tính xấu.
Chúng ta hãy xem
xét khẳng định của Chúa Giêsu: Hãy yêu thương
thì ngươi sẽ được sống. Đẳng thức yêu thương bằng được sống đối với chúng ta có
hoàn toàn rõ ràng hay không?
Nếu có, chúng ta hãy
cảm tạ Chúa, giòng máu
Tin Mừng đang chảy trong huyết quản của chúng ta. Nhưng đây là điều phải kiểm chứng.
Khi Chúa Giêsu nói
đến yêu thương ở đây,
đây không phải là một
trong những niềm đam mê, tình yêu
hoặc tình bạn, là những
thứ đưa chúng ta lên
chín tầng mây, mà là
tình yêu thương anh em rất có
tính cách bó buộc, cụ thể. “Phải làm điều đó!”. Và đây không
luôn luôn là điều làm thích thú.
Trên đường Giêricô, thầy tư tế và thầy
Lêvi không tích cực làm việc thiện! Thậm chí nghĩ rằng
người kia đã chết, họ sợ bị ô uế “theo tập tục” (theo những luật lệ Do Thái giáo), điều
mà Chúa Giêsu
muốn nhấn mạnh chính là việc họ
thiếu nhiệt tình cứu giúp một kẻ nào đó.
Hai người kia dường
như không xác tín rằng
“yêu thương là được sống”.
Tuy vậy chỉ cần so sánh họ với người Samari hay thương người
để thấy đâu là sức
sống! Không phải nơi những bản chất nhỏ nhặt này mà một điều
không là gì cả làm
rầy hay làm hoảng sợ. Than ôi người
ta thấy những Kitô hữu khá bị
sự khôn ngoan ích kỷ
này cám dỗ,
với cái giá phải trả là một
cuộc sống được sống nhỏ giọt.
Người Samari đã chọn một cuộc sống hao tổn và nồng
nhiệt. Trong khi thấy người đàn ông nằm
đó, ông có lẽ đã
cảm thấy cần phải đi qua cho nhanh, nhưng sức mạnh của cuộc sống của ông chiến thắng những vấn nạn đang đến với ông, Chúa Giêsu nói:
ông động lòng thương và ông làm
mọi sự cần thiết. Ông không quên gì
cả, cho mà không tính
toán. Không chờ đợi một lời cảm ơn nào và có
lẽ vừa đi vừa hát lâm râm,
hạnh phúc vì đã làm
một người sẵn sàng phục vụ con người. Hai người kia
sẽ tiếp tục sống lay lắt. Còn người Samari,
ông đang sống triệt để. Chúa Giêsu nói: “Hãy yêu thương thì ngươi sẽ được sống”.
|