Biên giới
Về bác ái yêu thương,
chúng ta đã nghe hoặc nói nhiều rồi, nhưng
chắc chắn không bao giờ nói đủ, nói hết hay
nghe đủ, nghe hết, mà còn phải nói nhiều và nghe
nhiều nữa. Nhưng nghe nói hay hiểu biết
luật yêu thương thôi thì chưa đủ, mà
điều quan trọng là phải làm, phải thực
hiện, phải hành động yêu thương thật
sự. Bởi vì, nếu Kinh Thánh nói: “Đức tin không có
việc làm là đức tin chết”, thì chúng ta có thể
nói: tình thương không có việc làm là tình thương dỏm,
tình thương đầu môi chót lưỡi, tình
thương nước bọt, tình thương chết.
Trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu cũng khẳng
định rõ ràng về yêu cầu đó. Chúa
công nhận và khen người thông luật đã trả
lời rất đúng luật và rất thuộc luật
yêu thương. Nhưng còn thi hành thì sao?
Có lẽ ông cũng đã thi hành, nhưng chưa thi hành
đúng hoặc chưa thi hành đầy đủ khi ông
hỏi Chúa: “Ai là người thân cận của tôi?”. Chúa không trả lời mà
đưa ra một câu chuyện để giải thích.
Qua câu chuyện này, chúng ta
đều biết ai là người thân cận của
người bị nạn. Đúng,
người Samari chứ không phải hai người tư
tế và Lêvi, vì người Samari đã biết thể
hiện tình thương. Trong khi trên thực tế,
hai người tư tế và Lêvi thật sự là
người thân cận của người bị nạn,
vì cùng là người Do thái, đồng hương,
đồng chủng, đồng đạo với
người bị nạn, nhưng vì không biết thể
hiện tình thương nên không còn là người anh em hay
thân cận gì nữa. Trái lại, người Samari có
một mối thù truyền kiếp, không đội
trời chung với người Do thái,
đáng lý ra ông ta phải tránh né nạn nhân, vì không có liên
hệ ràng buộc nào, không cùng chủng tộc, không cùng tôn
giáo, không cùng nghề nghiệp, xứ sở. Nhưng
ông ta đã trở nên anh em, trở nên người thân
cận của nạn nhân chỉ vì tình thương. Tình thương xoá bỏ mọi
hàng rào ngăn cách. Trước mắt ông, đó là
một người cần tình thương để
sống và ông đã ra tay cứu giúp.
Như vậy, giới luật yêu
thương không những đòi hỏi việc làm cụ
thể mà còn đòi hỏi phải thể hiện
đối với mọi hạng người: bất
cứ ai, bất kể quốc tịch, huyết thống,
đảng phái, màu da, cho dù là kẻ thù, mà gặp khó
khăn, đều kêu gọi chúng ta giúp đỡ, tỏ
tình thương. Nói khác đi, luật yêu thương
đòi hỏi bật tung hết mọi
thứ ranh giới đã bóp nghẹt nghĩa cử yêu
thương, bất cứ hình thức nào cũng phải
bật tung hết, để tất cả mọi người
đều đối xử với nhau trên một căn
bản chung duy nhất là con người mà thôi.
Chúng ta thường có khuynh hướng phân
biệt xã hội thành hai loại người: tốt và
xấu, bạn và thù. Kẻ xấu là
người đáng xa lánh, người thù thì phải oán
hận sâu sắc. Chúa Giêsu đã đánh đổ
mọi thứ óc phân biệt đó: những kẻ bị
xã hội loại ra bên lề đã được Ngài
biến thành bạn hữu, những kẻ đồng bàn.
Ngài đã không nhìn người bằng
những nhãn hiệu có sẵn mà chỉ bằng hình ảnh
cao quý của Thiên Chúa. Trong
cái nhìn ấy, hàng rào giữa bạn và thù, giữa tốt
và xấu sẽ được tháo gỡ giữa mọi
người. Trong cái nhìn ấy, tất cả mọi
người đều có chung một
danh xưng: là anh em của nhau.
Là con cái Chúa, chúng ta phải có
cái nhìn đó, chúng ta phải thể hiện tình yêu
thương đối với bất cứ ai đang
cần được chúng ta giúp đỡ. Họ là anh em của chúng ta, họ là người
thân cận của chúng ta. Có người ở ngay sát
nhà chúng ta nhưng họ không cần được giúp
đỡ, đó chưa phải là người thân cận.
Trái lại, có một người đâu
đâu xa lạ mà họ cần sự giúp đỡ
của chúng ta, và chúng ta có khả năng giúp đỡ,
họ chính là người thân cận của chúng ta.
Cách đây ít lâu
có người đã đặt vấn đề như
sau: những người lái xe trên
đường sẽ mau mắn dừng lại để
giúp đỡ hạng phụ nữ nào đang gặp khó
khăn dọc đường: một phụ nữ mang
bầu hay một bà cụ già gầy yếu? Một cô hippy
choai choai, một chị phụ nữ đứng
đắn hay một cô gái ăn mặc
hở hang? Câu hỏi này đã được một
tạp chí giải đáp bằng cách tiến hành một
cuộc thử nghiệm trên con đường số 1
thuộc tiểu bang Florida của Mỹ, với sự
cộng tác của cô Sally Mullins, một kịch sĩ 22
tuổi. Cô Sally lần lượt hoá trang
thành 5 vai phụ nữ khác nhau bị hư xe
dọc đường và đang chờ đợi sự
giúp đỡ của người đi đường.
Kết quả của cuộc thử nghiệm như sau:
Đầu tiên
với bộ y phục màu đen trang nhã, mang dáng dấp
của một nữ viên chức nhà nước, cô
đứng bên cạnh chiếc xe hơi với cốp xe
đã được nhấc lên, dấu hiệu xe cộ đang bị hư. Cô đợi
đúng một phút rưỡi thì chiếc xe
hơi thứ 12 đã dừng lại và sẵn sàng giúp
đỡ cô. Người lái xe là một
thanh niên khoảng 30 tuổi.
Kế
đến, với kiểu hoá trang thành
một phụ nữ mang bầu, cô Sally đứng bên
cạnh xe và lần này cô phải chờ
đến hai phút rưỡi và phải chờ tới
chiếc xe thứ 50 mới dừng lại. Chủ xe là một cặp vợ chồng.
Tiếp
đến, trong vai một bà cụ gầy yếu, cô Sally
phải chờ đến năm phút và phải chờ
tới chiếc xe thứ 100, đó là xe
của một đôi nam nữ sinh viên dừng lại
hỏi thăm và sẵn sàng giúp đỡ.
Sau đó, trong y
phục của một cô gái hippy choai choai, quần din bó sát
và áo chim cò, thì kết quả thật là tồi tệ: không
một ai chịu dừng xe lại giúp
cô.
Cuối cùng, khi
nữ diễn viên khoác trên người một chiếc áo
mi ni bó sát người, cô chỉ vừa bước ra
khỏi xe và chưa kịp mở cốp xe lên như
những lần trước, thì đã có một thanh niên hào
hoa dừng xe lại phía sau và xin được giúp
đỡ. Bài báo trên kết luận bằng câu hỏi:
nếu bạn gặp một hoàn cảnh tương
tự, bạn sẽ tình nguyện giúp hạng người
nào trong số năm loại phụ nữ nói trên
để xứng đáng là một môn đệ của
Chúa?
Hôm nay chúng ta cũng rất nên đặt câu
hỏi: “Ai là người thân cận của tôi”. Chúng ta cần tìm cho được ai là
người Chúa muốn chúng ta giúp đỡ? Chúng ta cần soi mình vào tấm gương lời
Chúa hôm nay xem chúng ta đã thể hiện đức ái
phổ quát được tới đâu? Hay
ngược lại, chúng ta đã vô tình hoặc cố ý
dựng thêm những hàng rào bất công và vô lý để khép
kín chính mình hay án ngữ người khác
thể hiện tình yêu thương chăng?
|