Người môn
đệ
Nếu
bây giờ tôi đặt câu hỏi: có khi nào chúng ta đã
nghĩ tới bổn phận truyền giáo, bổn
phận làm việc tông đồ hay chưa?
Chắc
hẳn có người sẽ trả lời: Việc tông
đồ, việc truyền giáo là bổn phận của
các linh mục và tu sĩ, còn chúng tôi lăn
lóc giữa đời, bận rộn với trăm công
nghìn việc, còn thời giờ đâu đề nghĩ
tới chuyện ấy.
Dĩ nhiên, sứ mạng chính yếu
của các linh mục và tu sĩ là hoạt động tông
đồ, dẫn đưa mọi người trở
về cùng Chúa. Tuy nhiên, là người giáo dân, chúng ta cũng có
bổn phận phải góp phần vào công cuộc trọng
đại ấy.
Thực vậy, tin mừng hôm nay cho
thấy ngoài mười hai tông đồ, Chúa Giêsu còn
chọn thêm bảy mươi hai môn đệ và sai họ
đi từng hai người một, đến những
nơi chính Ngài sẽ tới. Ngài bảo các ông: Lúa chín đầy đồng mà
thợ gặt thì ít.
Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh
nào, dù sống bằng bất cứ nghề nghiệp nào,
chúng ta vẫn có thể và phải góp phần vào công
cuộc truyền giáo. Chúng ta có thể và phải là người tông
đồ ngay chính giữa lòng cuộc đời của
mình. Vậy chúng ta thực hiện lý
tưởng ấy như thế nào? Tôi xin thưa hãy
truyền giáo bằng chính cuộc sống đạo
đức và yêu thương của mình, bởi vì nhờ
đó, chúng ta sẽ trở nên một tin mừng sống động,
một phản ảnh trung thực của Đức Kitô.
Trước
hết bằng một cuộc sống đạo
đức.
Tục
ngữ Việt Nam đã bảo: cái nết đánh
chết cái đẹp. Vẻ đoan trang thùy
mị của chúng ta sẽ là một mối duyên ngầm,
chinh phục được cảm tình của người
khác. Lời nói như gió lung lay,
việc làm như tay lôi kéo. Chính gương sáng mới là
một bài giảng hùng hồn có sức lôi cuốn và
hấp dẫn người khác. Đứng trước
gương sáng của chúng ta, kẻ độc ác nhất
cũng phải xúc động và đặt lại vấn
đề. Có những người trở
lại chỉ vì thấy một em nhỏ ngoan ngoãn, lễ
độ và siêng năng tới nhà thờ tham dự thánh
lễ. Có một thanh niên được mọi
người yêu quí vì anh ta lịch sự, sẵn sàng giúp
đỡ những người chung quanh
bất cứ việc gì. Anh ta không phải chỉ tỏ ra
mình là người công giáo, mà hơn nữa, anh ta còn
sống niềm tin của mình. Nói cách khác, anh ta đã
sống đạo và người ta có thể bảo: Hình
ảnh Đức Kitô luôn phảng phất nơi anh ta..
Tiếp
đến bẵng một cuộc sống ngập tràn tình
bác ái yêu thương.
Thực vậy, bằng một
đời sống đạo đức, chúng ta trở nên
tông đồ của Chúa giữa lòng cuộc đời. Tuy nhiên, tinh thần
đạo đức ấy phải được
biểu lộ ra bên ngoài bằng những lời nói,
những việc làm của chúng ta.
Trong cuộc sống, chúng ta có rất
nhiều cơ hội để dẫn đưa những
kẻ lầm đừng lạc lối trở về cùng
Chúa, để cứu vớt những linh hồn đang
chìm sâu trong tội lỗi.
Bằng lời nói chia sẻ và cảm thông, chúng ta có
thể làm cho người khác khỏi cô đơn chán
nản. Bằng lời nói an ủi và
khích lệ, chúng ta có thể làm cho người khác khỏi
bi quan tuyệt vọng. Bằng lời nói chân
thành và xây dựng, chúng ta có thể làm cho người khác
thoát khỏi chốn bùn nhơ tội lỗi. Bằng
lời nói khuyên răn nhủ bảo, chúng ta có thể làm
tông đồ cho Chúa trong gia đìnhminh cũng như trong
môi trường mình đang sống. Có
nghĩa là ở khắp mọi nơi.
Tinh thần đạo đức còn
phải được biểu lộ qua những cử
chỉ, những việc làm của chúng ta. Mấy người
bạn tụ họp và trao đổi những câu
chuyện thiếu đứng đắn, nếu bấy
giờ có được thái độ nghiêm túc, chúng ta
sẽ làm cho họ phải dừng lại. Khi người khác bài bác tôn giáo, chúng ta không
được phép yên lặng, vì yên lặng khi phải nói
là một tội cũng nặng như nói khi phải yên
lặng. Trái lại, chúng ta hãy lên tiếng bênh vực
đức tin, dù có làm mất lòng bè bạn. Trong
trường hợp này, chúng ta không sợ ai cả, mà
chỉ sợ một mình Thiên Chúa, như lời thánh
Cyprianô: Hãy sợ Thiên Chúa và rồi chúng ta sẽ chẳng
còn phải sợ một ai cả.
Một cô y tá có thể truyền giáo
bằng thái độ ân cần, bàng nụ cười
cảm thông, bằng ánh mắt khích lệ, bằng cử
chỉ sẵn sàng giúp đỡ những người
đau yếu. Và như vậy, chúng ta có thể dùng
những hành động bác ái yêu thương để
cảm hóa người khác, vì bác ái yêu thương là
dấu chỉ chắc chắn nhất giúp người khác
nhận ra khuôn mặt Đức Kitô.
Nếu không phải là một trong
số mười hai tông đồ, thì ít nữa chúng ta
cũng phải là một trong số bảy mươi hai
môn đệ. Sứ
mạng truyền giáo không phải chỉ là sứ mạng
dành riêng cho linh mục và tu sĩ, nhưng còn là bổn
phận chung của mỗi người
chúng ta. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
ở bất kỳ địa vị nào, làm bất cứ
nghề nghiệp nào, chúng ta cũng có thể và phải góp
phần vào công cuộc truyền giáo, bằng một
đời sống đạo đức và nhất là
bằng những hành động bác ái yêu thương.
Ở Pêru có một loại
cây rất ngộ nghĩnh, người ta bản xứ
gọi nó là “cây làm mưa”. Lá nó hút hơi nước
trong không khí, rồi nhỏ xuống như những
giọt sương mai. Vì thế, chung
quanh nó mặt đất lúc nào cũng ẩm ướt. Và
trời càng nóng, thì nó càng nhỏ xuống nhiều
nước.
Mỗi người chúng ta cũng
phải trở nên như một cây làm mưa hữu ích cho
những người chung quanh đang khô khan. Bằng đời
sống đạo đức, chúng ta hút lấy ơn
sủng của Chúa, để rồi bằng những hành
động bác ái yêu thương, chúng ta gieo vãi ơn sủng
ấy cho những người chung quanh.
Chúng
ta sống đức tin, để rồi nhờ đó
chúng ta làm cho đức tin sống lại trong tâm hồn
người khác. Đồng thời, khi làm cho người
khác sống đức tin, thì đức tin của chúng ta
sẽ trờ nên mạnh mẽ hơn. Cũng
vậy, muốn được hạnh phúc, thì chúng ta hãy
cố gắng làm cho người khác được
hạnh phúc. Niềm hạnh phúc chúng ta
làm cho người khác sẽ trở lại với chúng ta
và làm cho chúng ta được hạnh phúc hơn.
|