Theo Chúa
Bài Tin
Mừng hôm nay, thánh Luca kể lại, việc Chúa Giêsu
quyết định lên Giêrusalem để nộp mình,
để thi hành thánh ý của Chúa Cha. Trên đường
đi, Ngài ghé vào thành Samaria, nhưng dân chúng không tiếp
Ngài, cho nên các môn đệ nổi nóng, đòi xin lửa
từ trời tiêu diệt họ. Nhưng, các
môn đệ đã bị Chúa Giêsu khiển trách. Bởi vì, sứ vụ của Ngài đến không
phải để tiêu diệt, nhưng để cứu
vớt. Và đang khi đi trên đường, có ba
người muốn xin đi theo làm môn
đệ Ngài. Chúng ta không biết sau này, những
người này có trở thành môn đệ của Ngài không,
nhưng lời của Chúa, có vẻ như là điều
kiện quá khắt khe cho những ai muốn theo
làm môn đệ của Ngài.
Theo Chúa
phải trở nên nghèo khó.
Bởi
vì, câu trả lời của Chúa cho người muốn
biết Ngài ở đâu. Ngài cho thấy: “Con
chồn có hang, chim trời có tổ, còn Con Người thì
không có nơi gối đầu”. Cuộc
đời của Chúa sống nghèo khó, Ngài không lợi
dụng quyền năng để làm giàu cho mình, để
lo cho mình. Nhưng Chúa đã cứu giúp và
dành cho người nghèo, kẻ đau khổ và tội
lỗi. Khi mới sinh ra, Chúa đã
chọn nơi nghèo nàn nhất để sinh ra, nơi hang
bò lừa, sinh ra ở nơi chẳng xứng cho một
người. Cho nên, Ngài đã
đồng hóa với người nghèo, người đau
khổ. Ngài cũng dạy các môn đệ, khi đi
rao giảng, thì đừng mang theo gì.
Người ta cho ăn thì anh em ăn
những thứ đó. Chính cuộc
đời của Ngài và các môn đệ Ngài, là sống
nghèo khó, không tạo cho mình văn phòng, không tích lũy
của cải dành riêng cho mình. Bởi vì,
ai đến với Ngài, đều được đón
nhận lời Chúa, được chữa trừ mọi
bệnh tật, không một điều kiện, không
đòi hỏi gì. Ngài và các môn đệ sống lay lắt, ngủ đường, ngủ
chợ. Khi rao giảng rày đây, mai đó.
Theo Chúa,
đòi phải từ bỏ.
Người
thứ hai xin theo Chúa, nhưng muốn
về chôn cha. Ngài bảo: “Hãy theo Ta,
cứ để kẻ chết chôn kẻ chết”. Câu nói này có đi trái ngược với giáo lý Ngài
dạy hay không? Trong Tin Mừng, chúng ta thấy Ngài
dạy: “Hãy thảo kính cha mẹ”. Còn trong
Cựu ước thì nói, kẻ bất hiếu với cha
mẹ thì đáng bị xử tử. Còn
lời dạy trên đây Chúa không nghiêm khắc đến
nỗi không cho người con về chôn cha. Nhưng có lẽ, người cha của chàng thanh
niên đó đang bị đau nặng. Nhưng,
đòi hỏi của Chúa, tính cấp bách của việc rao
giảng Tin Mừng, là điều cấp bách, còn hệ
trọng hơn cả việc chăm sóc bệnh nhân
nữa. Khi theo Chúa, thì phải
biết hy sinh, phó thác cho Chúa, biết từ bỏ đi
những quyến luyến riêng tư của mình, mà
quảng đại đáp lại lời mời gọi
của Chúa. Trường hợp thứ ba, anh
muốn về từ giã gia đình. Cũng vậy,
Chúa không cấm việc từ giã người thân, nhưng
Chúa muốn kẻ theo Ngài thì biết hy
sinh, biết đáp trả lại ơn gọi là
điều cần thiết hơn, quan trọng hơn. Cho
nên, theo Chúa thì phải biết từ
bỏ, từ bỏ những gì quyến luyến với
mình, từ bỏ những cản trở để
đến với Chúa, luôn sẵn sàng đáp lại lời
mời gọi của Chúa “hãy theo Ta”. Theo Chúa, đáp lại
lời mời gọi của Ngài, biết phó thác mọi
sự cho Ngài. Dù có gặp nghèo khổ, dù có
gặp những khó khăn hay thử thách, nhưng
người môn đệ biết luôn trung thành với Ngài.
Cho nên, muốn trở nên môn đệ Đức Kitô, thì
hãy vác thánh giá hằng ngày, để theo
Chúa.
Theo Chúa,
phải chịu thiệt thòi.
Mỗi
người Kitô hữu đều là môn đệ Chúa. Chúng ta
biết rằng, mình theo Chúa phải
chịu nhiều thiệt thòi lắm! Thiệt
thòi là bởi vì sống ơn gọi Kitô hữu thì phải
lội ngược dòng. Tôi không được
chiếm đoạt của người khác, tôi cũng
không có quyền sống buông thả, chiều theo
những dục vọng của tội lỗi. Tôi phải sống tha thứ, ngay cả cho kẻ
thù. Còn bổn phận phải chu
toàn đối với Chúa nữa. Thay vì bây giờ, tôi có
thể lựa chọn ở nhà, để lai rai với
bạn bè, có thể ngồi đánh bạc, hay tán gẫu
với bạn bè khác hàng giờ ở các quán cà phê, thì tôi
lại đến với Chúa, để tham dự thánh
lễ, để nghe Lời Chúa. Anh chị em nghĩ coi, theo Chúa làm cho tôi bị hạn chế rất
nhiều. Nhưng mà chính trong cái hạn
chế đó, tôi biết tôi là ai, và tôi hiện diện
ở cõi đời này để làm gì. Không phải là
tôi chỉ biết tôi, sống cho tôi, lo cho tôi mà thôi,
nhưng tôi còn có bổn phận đối với anh
chị em sống chung quanh tôi nữa và
tôi cũng phải có trách nhiệm với gia đình của
mình với khu xóm. Sống tôn trọng
người khác. Chính đời sống đó làm cho
cuộc đời tôi trở nên có ý nghĩa, và có mục
tiêu rõ ràng. Chính khi anh chị em và tôi đã là Kitô hữu, là
môn đệ Đức Kitô, thì những cản trở
đó, sự dấn thân đó không còn làm cho tôi mất
đi tự do, mà trái lại, còn làm cho tôi có được
tự do đích thực hơn nữa là đàng khác.
Nếu tôi sống trong tự do của lề luật của
Chúa thì lại càng làm cho cuộc sống này trở nên có ý
nghĩa hơn, tốt hơn và không những tình yêu của
Chúa lan tỏa trong tôi mà còn lan tỏa
đến mọi người nữa. Cũng như trong
Thánh vịnh 18 nói rằng: “luật pháp Chúa quả là chính
trực, làm hoan lạc tâm can”. Cho nên, luật của Chúa
chính là sự sống, là con đường dẫn ta
đến với Chúa và anh chị em của mình, chứ
không như sự chết thì dẫn người ta đến
ngõ cụt.
Muốn
trở nên môn đệ của Chúa, đòi hỏi ta
phải vác thập giá hàng ngày để theo
Chúa. Có nghĩa là biết chấp nhận
sống nghèo như Chúa. Nghèo ở đây
tức là mình biết sống chia sẻ cho anh chị em túng
thiếu xung quanh mình, biết phục vụ, giúp đỡ
anh chị em mình. Đó chính là sống nghèo khó thật
sự là lời chứng sống động và hùng hồn
nhất của người môn đệ Chúa Kitô. Hình
ảnh những người muốn theo
làm môn đệ Chúa hôm nay, còn là lời mời gọi
của Chúa với chúng ta là hãy biết từ bỏ
những rào cản, những gì nó gắn bó, nó thiết thân,
thân quen với mình, đã cản trở, làm cho mình lỡ
đi những cơ hội để theo Chúa… Những quyến luyến đó là gì? Đó là những ích kỷ, những kiêu ngạo,
hận thù, ngăn cách ta đến với Chúa. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta, biết quí
trọng ơn gọi làm Kitô hữu của mình, và sống
đáp lại tình thương của Chúa dành cho mình.
|