GIỮ LÒNG TRUNG TÍN
Viktor Frankl, người đã trải qua ba năm dài ở các trại cải tạo Auschwitz và Dachau, kể
lại câu chuyện sau đây. Là một
bác sĩ, ông dành phần
lớn thời gian để săn sóc cho
các tù nhân
bị bệnh hấp hối trong trại. Khi chiến tranh gần chấm dứt, ông cùng một bạn tù lên
kế hoạch để trốn trại.
Ông bắt đầu thu thập một
ít vật dụng: một bát đựng lương thực, một đôi găng tay bị rách, những ghi chú cho một
cuốn sách mà ông hy
vọng sẽ viết ra. Rồi ông nhìn
một lần cuối cùng những bệnh nhân của ông đang nằm
trên những tấm ván dài
bằng gỗ mục ở mỗi góc của căn
lều. Ông bước đến bên một người
đàn ông sắp chết, Frankl cố che giấu hành động chạy trốn của ông. Nhưng người đàn ông không bị
đánh lừa.
Và một giọng nói buồn rầu, mệt mỏi vang lên: “Vậy
ra ông cũng
bỏ đi sao?”. Frankl chối
bỏ điều đó. Nhưng những lời “Vậy ra ông
cũng bỏ đi sao?” ngắt
lời ông và lên án ông. Sau
khi đi hết một vòng, ông trở
lại với người đàn ông. Một lần nữa, ông được đón chào bằng
một cái nhìn tuyệt vọng chiếu thẳng vào ông. Ông cảm thấy
đã phản bội người đàn ông ấy.
Thình lình ông quyết định nắm lấy số phận trong đôi tay
mình. Ông chạy ra khỏi
căn lều và nói với
người bạn ông hãy ra
đi đừng đợi ông nữa. Ông sẽ ở lại
với các bệnh nhân. Lập tức cảm giác bất hạnh của một kẻ phản bội rời bỏ ông. Và ông nói rằng
cho dù ông
không có ý niệm gì về
những ngày phía trước đưa ông đến đâu, ông có được
sự bình an nội tâm mà
trước đó chưa bao giờ
ông cảm nghiệm. Và ông vẫn còn sống khi được giải thoát khỏi trại cải tạo.
Tin Mừng hôm
nay bắt đầu
với việc loan báo Đức Giêsu cương quyết tiến về Giêrusalem. Người
biết rõ điều đang chờ đợi Người ở đó
–loại bỏ, phản bội, và cái chết.
Nhưng
đối với Người, không có việc quay đầu lại. Chúa Cha đã trao cho
Người nhiệm
vụ mang ơn cứu độ đến cho các em
trai, em gái của Người.
Người không có chọn lựa nào khác.
Karen Blixen (tác giả
cuốn Out of Africa) nói: “Có lẽ
luôn luôn có một lúc
trong đời khi vẫn có
hai khả năng để theo đuổi
và một lúc khác khi
chỉ còn có một khả
năng. Vào lúc cuối
cùng này, tôi đã đốt
những chiếc thuyền của tôi và sau
đó, không còn con đường để rút lui”. Đức Giêsu đã đạt đến điểm đó.
Với những người muốn trở thành môn đệ của Người, Người nói: “Ai đã tra tay
cầm cày mà còn quay lại
nhìn đàng sau thì không
thích hợp với Nước Thiên Chúa”. Điều này
đi ngược với sự cam kết và dâng
hiến với nhiệm vụ đã chọn. Lúc khởi đầu, nhiệm vụ ấy có thể
dễ dàng. Nhưng với năm tháng đi qua, những khó khăn gia tăng.
Những công việc
đều đặn
mỗi ngày lấy đi sự kiên trì.
Chúng ta bắt đầu
nhìn lại đàng sau. Trong những lúc khó khăn chúng
ta dễ dàng không giữ
những điều
mà chúng ta đã hứa
trong những lúc vui tươi
hơn. Một cái
chảo càng mau nóng thì
cũng càng mau nguội. Ngày này, chúng
ta sống trong thời đại “ăn
xổi ở thì”.
Lời trung tín không phải
là một con đường dễ dàng. Đức Giêsu không giấu giếm điều đó, với các môn
đệ của Người. Người
khuyên chúng ta sống trung
tín và chính
Người nêu gương sáng cho chúng ta
và hứa sẽ giúp đỡ
chúng ta.
Đức Chúa vẫn còn kêu gọi
người ta hôm nay và vẫn
còn có những
người đáp lại. Theo Đức
Kitô có nghĩa
là gì đối
với một con người bình thường? Nó có nghĩa là được kêu gọi làm
người Kitô hữu ở nơi bạn sống và trong nghề
nghiệp bạn đã chọn. Có nhiều cách để phục vụ Đức Kitô và Tin Mừng
của Người.
Trong lúc ban đầu, ơn gọi là để
trở nên một môn đệ
hơn là một Tông đồ.
CÂU CHUYỆN KHÁC
Dostoyevsky kể
lại câu chuyện một thiếu niên bị cha cậu đưa ra khỏi thành phố. Khi còn trẻ,
cậu có nhiều mơ ước và hy vọng về
một đời sống mới đang mở ra trước mắt cậu. Tuy nhiên, không
lâu sau, cậu có được
bài học khắc nghiệt về thực tế. Họ dừng lại một quán trọ để nghỉ ngơi, giải khát. Trong lúc môt viên
chức của chính phủ bước vào và nốc một
cốc rượu Vốt-ka. Rồi ông ta chạy
đến chiếc xe ngựa và không
một lời giải thích, nhào vô người
đánh xe ngựa nghèo nàn, bất hạnh là một
anh nông dân và đấm
anh này túi
bụi. Rồi ông ra lệnh
cho người đánh xe
ngựa cho xe đi. Người
đánh xe
đáp lại bằng cách quất cái roi vùn vụt
trên lưng mấy con ngựa với hết sức lực. Vừa hoảng sợ vừa đau đớn, những con vật chồm lên kéo chiếc xe chạy
lao tới.
Bạo lực nuôi dưỡng bạo lực. Nhưng
Đức Kitô thách đố chúng ta đáp
trả bóng tối bằng ánh sáng, đáp
trả điều xấu nhất nơi người khác bằng điều tốt nhất trong chúng ta. Vấn đề
quan trọng nhất trong thời đại chúng ta là
làm thế nào vượt qua điều xấu mà không làm
thêm điều xấu trong quá trình ấy.
|