Thầy là ai?
Lời tiên báo về cái chết
của Ngài được Chúa Giêsu đưa ra lần
đầu tiên ngay sau khi nghe lời xưng nhận phi
thường của ông Phêrô. Đây là một
trong những giây phút hệ trọng nhất trong cuộc
đời của Chúa Giêsu. Ngài hỏi
câu đó khi Ngài đã nhất định đi lên Giêrusalem.
Ngài biết rõ những gì đang chờ
đợi Ngài ở đó, và câu trả lời cho câu
hỏi của Ngài là rất mực quan trọng. Điều Ngài đã biết đó chính là Ngài
đang tiến đến cây thập giá để
chết. Còn điều Ngài muốn
biết trước khi Ngài ra đi là đã có ai thực
sự khám phá Ngài là Đấng nào chưa? Câu trả lời đúng sẽ thay đổi
tất cả. Nếu không có câu trả
lời, mà chỉ có hiểu lầm, thì điều này có
nghĩa là công việc của Ngài đã uổng công. Nếu có một nhận thức nào đó, dầu
rất sơ sài, thì điều đó có nghĩa là Ngài
đã thắp lên một ngọn đuốc trong tâm hồn
loài người mà thời gian sẽ không bao giờ tắt
được.
Ngài bắt đầu đưa ra một câu hỏi:
“Dư luận quần chúng nói Thầy là ai?” Câu trả
lời của họ cũng không khác gì câu trả lời
của người đời ngày nay: người này
bảo là Gioan Tẩy giả, kẻ khác cho là Elia, kẻ
khác nữa cho là một tiên tri đời xưa sống
lại: “Có nghĩa là một nhà cải cách, một nhà
đại truyền giáo, một sứ giả của Thiên
Chúa”. Những lời phỏng đoán đó không làm cho Chúa
Giêsu hài lòng, rồi quay về phía các môn đệ: “Còn
về phần các ngươi thì nói Ta là ai?”Lòng Chúa Giêsu hân
hoan biết bao khi khám phá bất ngờ của Phêrô tràn ra
môi miệng ông: “Thầy là Đấng Xức Dầu
của Thiên Chúa”. Khi nghe điều đó Ngài
biết mình đã không thất bại.
Đây là một xác định vĩ
đại về Đấng Kitô mà cả thế giới
ngày nay vẫn được nghe, nhưng lúc ấy Chúa
Giêsu căn dặn các môn đệ: “Đừng nói
điều ấy với ai”. Không những các
môn đệ phải khám phá ra sự kiện đó, mà các
ông còn phải khám phá ra ý nghĩa của sự kiện đó
nữa. Các ông đã lớn lên trong
một nền tư tưởng dạy rằng, phải
trông đợi từ Thiên Chúa một vị vua chiến
thắng sẽ dẫn dắt họ đến địa
vị bá chủ thế giới. Cặp mắt
của Phêrô hẳn đã sáng lên một niềm xúc
động khi ông thốt lên lời đó. Nhưng
Chúa Giêsu còn phải dạy cho các ông biết rằng Chúa
Cứu Thế đã đến để chết trên cây
thập giá. Ngài phải làm đảo
lộn tư tưởng của các ông về Thiên Chúa và ý
muốn của Ngài, và từ giờ phút này, Ngài sẽ
để tâm làm việc đó. Các ông
đã khám phá ra Ngài là ai, bây giờ các ông còn phải khám phá
thêm ý nghĩa của sự khám phá đó. Chính các môn đệ phải biết ý nghĩa
về sự chết và sống lại của Chúa
trước đã. Ngày nay không một
người nào có thể làm chứng về Đấng Kitô
mà lại không biết ý nghĩa của sự chết
chuộc tội và quyền năng của sự sống lại
của Ngài. Rồi Chúa Giêsu cho các ông
biết sự chết mà Ngài sắp phải chịu là
rất cần, và quả quyết với họ rằng sau
ba ngày Ngài sẽ sống lại.
Có hai điều cần phải biết trong
đoạn lời Chúa này:
| Chúa Giêsu bắt
đầu bằng cách hỏi người ta đang nói gì
về Ngài, rồi đột nhiên hướng câu hỏi
thẳng vào nhóm môn đệ: “Các
ngươi nói Ta là ai?”.
Không bao giờ được cho là
đủ nếu chỉ biết những điều
người ta nói về Chúa Giêsu. Một người
có thể trúng tuyển các kỳ thi về những lời
nói và tư tưởng cổ kim của thiên hạ về
Chúa Giêsu, người ấy có thể đọc hết các
sách Kitô học, được viết bằng mọi
thứ tiếng trên thế giới, nhưng người
ấy vẫn chưa phải là Kitô hữu. Chúa
Giêsu phải là một khám phá riêng của cá nhân chúng ta.
Kitô giáo không phải là một câu chuyện
lưu truyền. Đối với mỗi
người, Chúa Giêsu không đến với câu hỏi
rằng: “Ngươi có thể nói cho ta những
điều kẻ khác đã nói và biết về Ta chăng?”. Nhưng Ngài hỏi: “Ngươi nói Ta là
ai?” Phaolô đã không nói: “Tôi biết điều tôi đã
tin”, nhưng ông nói: “Tôi biết Đấng tôi tin”. Kitô giáo không có nghĩa là đọc một bản
tín điều nhưng là biết một Đấng nào.
Trong đoạn này chúng ta nghe tiếng
“phải” từ miệng Chúa Giêsu, Ngài phán: “Ta phải đi
lên thành Giêrusalem Chịu chết”.
Thật rất ý nghĩa khi chúng ta
để ý đến những tiếng “phải” Chúa nói
trong Phúc âm Luca. Ngài nói: “Há chẳng biết con phải lo việc
của Cha con sao?” “Ta cũng phải loan báo Tin Mừng cho
các thành khác”; “nhưng ngày nay, ngày mai và ngày kia Ta phải
đi”. Ngài thường nói đi nói lại
với các môn đệ rằng, Ngài phải đi đón cây
thập giá của mình. Chúa Giêsu là
người hiểu rõ mình có một định mệnh
phải thi hành. Ý muốn của Thiên Chúa
là ý muốn của Ngài. Ngài không có mục đích nào
khác với thế gian này ngoài việc làm trọn
điều Thiên Chúa đã sai Ngài, là Kitô hữu, cũng
như Chúa của mình, là Người hằng vâng lời.
Định mệnh của Ngài cũng
là định mệnh của những kẻ là môn
đệ của Ngài. Tại đây Chúa
đặt ra các điều kiện cho những ai muốn
là môn đệ của Ngài.
Người đó phải từ
chối mình. Điều đó có nghĩa gì?
Một học giả đã giải thích như sau:
Phêrô đã một lần từ chối Chúa khi ông nói về
Chúa Giêsu rằng: “Tôi không biết người đó”. Chúng
ta từ bỏ mình là nói rằng: “Tôi không biết tôi”
tức là không biết chính sự hiện hữu của
mình, coi mình như không có vậy. Chúng ta
thường tự đặt mình lên cao dường
như mình là quan trọng nhất trên thế gian này.
Nếu muốn theo Chúa Giêsu, chúng ta
phải tự xóa mình đi, quên chính bản thân của mình.
| Người đó phải vác thập giá của mình:
Cây thập giá không phải chỉ là
biểu hiện sự đau đớn vì sỉ nhục,
và còn là dụng cụ của sự chết. Chúa
Giêsu biết rõ thế nào là đóng đinh vào thập giá.
Khi Ngài còn là một cậu bé mười một tuổi,
thì Giuđa, người xứ Galilê đã cầm
đầu một cuộc nổi dậy chống Lamã. Ông
đã đánh phá kho vũ khí của vua tại Sepphoris,
chỉ cách Nazareth 6,4
cây số. Lamã trả thù tức khắc, Sepphoris bị san
thành bình địa, dân chúng bị bắt làm nô lệ, hai
ngàn loạn quân bị đóng đinh vào thập giá dựng
dọc theo hai bên đường cái
để làm lời cảnh cáo ghê sợ cho kẻ nào
muốn nổi loạn. Vác thập gía mình có nghĩa là chúng
ta phải sẵn sàng đối diện với những
hình khổ như vậy vì lòng trung thành với Chúa, là chúng
ta sẵn sàng chịu đựng mọi thứ đau
khổ loài người có thể làm cho chúng ta vì chúng ta thành
tâm đi theo Chúa Giêsu.
| Người đó phải phân phát sự sống mình
chứ không tích trữ nó:
Toàn bộ các tiêu chuẩn trần gian
phải đổi thay. Các câu hỏi không phải là “Tôi có
thể thâu tích bao nhiêu?”, nhưng là “Tôi có
thể phân phát bao nhiêu”. Không phải việc gì là
điều an toàn để làm, nhưng
là việc nào là điều phải lẽ để làm,
không phải cái gì là tối thiểu được phép làm,
nhưng là “cái gì là điều tối đa có thể làm”.
Kitô hữu phải nhận thức rằng đời
sống của mình là cho đi, không phải giữ lấy
cho mình, nhưng là đem phân phát đời mình cho kẻ
khác, không phải là tiết kiệm năng lực, nhưng
là tiêu hao năng lực cho Chúa và tha nhân.
Thật ra sự chọn lựa này, nói cho cùng chỉ
vì: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay vì
Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn
nữa tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so
với mối lợi tuyệt vời, là được
biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi. Vì
Người, tôi đành mất hết, vì tôi coi tất
cả như rác để được Đức Kitô và
được kết hiệp với Người”.
Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta biết ơn
trở thành những chứng nhân hữu hiệu của
Ngài giữa anh chị em xung quanh, chứng nhân trung thành
với đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận và giờ
đây chúng ta cùng nhau tuyên xưng qua kinh tin kính.
|