Đức Kitô – Lm. Giuse Trần
Việt Hùng
Truyện cũ: Có
một người kia được
Chúa cho vác một cây thập giá. Nhưng anh ta không kham
chịu, anh đến xin Chúa cho đổi cây thập giá
khác. Chúa bằng lòng: Ngoài nghĩa địa có vô số
thập giá đủ loại. Con cứ ra đó, muốn
chọn cây nào tùy thích. Dưới ánh trăng
mờ trên nghĩa địa, anh ta đã thở phào
nhẹ nhõm vất cây thập giá của mình và loay hoay
chọn cây khác. Nhưng anh tìm mãi vẫn không
được: Có cây thì qúa dài, cây thì qúa ngắn, có cây
nhẹ nhàng nhưng sù xì khó vác, có cây trơn tru nhưng
nặng qúa... Và rồi đêm nào cũng thế, cho
đến một lần kia, anh tìm
được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng
và êm ái, anh vác thập giá đó về nhà. Nhưng hỡi ôi,
khi nhìn kỹ lại, thì ra đó chính là cây thập giá
đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào!
Tiên tri Zacharia thi hành sứ vụ
tại Giêrsalem vào khoảng năm 520-518 trước Công
Nguyên. Sau cuộc lưu đầy ở Babylon, tiên tri đã
trở về Giêrusalem cùng thời với Zerubbabel. Quan niệm thần
học của Zacharia chú ý đến chức vụ tư
tế và xây dựng lại đền thờ. Khai mạc một thời kỳ mới trong
sự thịnh vương và vinh quang cho Giêrusalem. Tiên
tri đã tiên báo về thánh thánh và về Đấng sẽ
cứu chuộc Dân Người: Ta sẽ đổ ơn
xuống cho nhà Đavít và dân cư Giêrusalem, giúp chúng biết
sống đẹp lòng Ta và tha thiết cầu nguyện. Chúng sẽ ngước nhìn lên Ta. Chúng sẽ khóc than Đấng chúng đã đâm
thâu, như người ta khóc than đứa con một.
Chúng sẽ thương tiếc, như người ta
thương tiếc đứa con đầu lòng (Zach 12,
10). Zachariah đã hình dung thấy sự đau khổ và
sự chết của Đấng Cứu Thế.
Chúa Kitô xuất hiện trong
lịch sử nhân loại một cách rất âm thầm. Ngài nhập thể
và nhập thế để trở nên giống như
mọi người. Chúa ra rao giảng và
kết thân với những người đơn sơ
thanh bần. Một cách khiêm hạ hòa trộn chung sống với những người chài
lưới, thất học. Tuy nhiên qua cung cách giảng
dạy đầy uy quyền của Chúa, nhiều
người đã tin theo. Họ đi theo Chúa. Họ tin vào Chúa nhưng chưa
nhận biết rõ Chúa là Đấng nào. Hình
dáng bề ngoài giống như một tiên tri, một
thầy dạy và một sứ giả tin mừng.
Chúa đã dạm hỏi các môn đệ: "Còn anh em, anh
em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô thưa: "Thầy là
Đấng Kitô của Thiên Chúa."(Lc 9, 20).
Đấng Kitô bao hàm một ý nghĩa sâu
thẳm. Chính Phêrô cũng không hiểu rõ.
Đấng Kitô là Đấng được
Xức Dầu loan báo Năm Hồng Ân. Ngài
là Con Thiên Chúa giáng trần. Ngài là
Đấng trung gian giữa trời và đất. Ngài là Đấng cứu độ trần gian.
Đấng Kitô hiện hữu
từ đời đời. Đã hạ thân làm người trong
thời gian và không gian. Ngài đã đồng hành
với con người thời đại một cách
rất kiên nhẫn. Đấng Kitô là Ngôi
Lời và là sự Khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan thông suốt đã đối
diện với sự nông cạn, hẹp hòi và ích kỷ
của con người. Ngôn ngữ loài
người rất giới hạn để Ngài mạc khải
mầu nhiệm Nước Trời. Chúa
đã thực hiện những phép lạ để nói lên
quyền năng vô hạn của Ngài. Uy quyền
đó có thể thay đổi mọi sự theo
ý muốn của Ngài. Trong khi trí khôn hiểu biết của
con người phàm trần còn u mê và giới hạn. Một biển cả mênh mông làm sao có thể
chứa trong một lỗ còng cỏn con. Mầu
nhiệm Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ muôn loài
vượt trên tất cả sự suy tưởng của
con người, làm sao hiểu thấu. Kiêu
căng không chấp nhận sự cao siêu, nên nhiều
người tìm cách chối từ. Có
nhiều người đã từ chối chính Đấng
đã dựng nên mình.
Chỉ cần một phép lạ thay đổi
bản thể sự vật đáng làm cho chúng ta suy nghĩ
và chìm đắm trong ân sủng của
Thiên Chúa. Có nhiều người tìm cách
chế diễu và nhạo cười những người
tin vào quyền năng Thiên Chúa. Truyện kể: Trong
một cuộc họp, một giáo sư vô thần
chứng minh Chúa Kitô chỉ là một anh phù thủy. Khi đó, ông có một ly nước trước
mặt. Ông bỏ vào một thứ
bột và nước liền hóa ra mầu đỏ.
Ông nói: Đó là một phép lạ. Đức Kitô đã
giấu trong tay áo một thứ bột
giống như bột này. Ông nói tiếp: Ngài đã làm phép
lạ khi biến nước thành rượu theo cách này. Hãy xem đây, tôi còn làm những
chuyện lạ hơn Đức Kitô nữa: Tôi biến
rượu thành nước lã. Rồi ông
đổ một thứ bột khác vào nước,
nước đổi ra mầu trắng, rồi lại
đỏ như trước với thứ bột khác.
Một Kitô hữu đứng dậy nói: Thưa ông, ông
thật giỏi. Nhưng tôi xin ông hãy uống
thứ rượu đó, thứ rượu ông vừa làm
phép lạ xem sao? Ông ta không dám uống vì
đó là chất hóa học độc hại.
Người Kitô hữu nói tiếp: Thưa quí vị, đó
là sự khác biệt giữa Chúa Kitô và ông giáo sư này. Với rượu nho của Ngài. Ngài đã rót cho chúng ta 2000 năm hoan lạc
rồi.
Qua nhiều thời đại, con người
vẫn luôn tìm cách loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc
sống. Họ muốn hoàn toàn làm chủ đời mình
nhưng họ đã hoàn toàn bất lực và bó tay với sức tàn của hơi thở
sự sống. Chúa cất hơi thở là
họ sẽ trở về hư không. Thiên Chúa vẫn
luôn hiện hữu từ đời này sang đời khác.
Vũ trụ và muôn loài cũng hiện hữu
trong sự xoay vần và thay đổi luôn. Sự có mặt của mỗi người ở
trần gian chỉ trong khoảnh khắc của thời
gian và không gian. Sự hiện hữu của con
người ví như một hạt bụi hay một
giọt nước trong đại dương nay còn mai
biến mất. Sự có mặt của con người
cũng chẳng làm thay đổi được sự
hiện hữu của vũ trụ vạn vật.
Đời sống con người như hoa sớm nở
tối tàn thôi. Từ hư không, Thiên Chúa ban cho sự
sống hiện hữu làm con người và tới một
ngày, thân xác lại trở về hư không.
Đấng Kitô đã đến để mang Tin
Mừng cứu độ và mạc khải cho con
người về lối bước của Chúa. Ngài
chỉ dậy cho chúng ta con đường lên thiên đàng.
Chính Ngài đã mở lối theo con
đường hẹp: "Con Người phải
chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục,
thượng tế cung kinh sư loại bỏ, bị
giết chết và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy."(Lc 9, 22). Đấng Kitô đã hạ thấp
xuống cùng tận để nâng chúng ta lên làm con Chúa và cho
chung hưởng hạnh phúc đời đời.
Giống như chiếc máy bay phải hạ cánh đáp
xuống đất để đón khách và từ đó
mới bay lên không trung. Chúa Kitô chịu xả
thân nhục nhã, chịu chết và sống lại
để mang ơn cứu độ cho chúng ta.
Thánh Phaolô đã dẫn dắt
chúng ta đến với Chúa Kitô. Chúng ta
được lãnh nhận Bí Tích thánh tẩy. Chúng ta
thuộc về Chúa và mang danh Chúa Kitô: Quả thế,
bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy
để thuộc về Đức Kitô, đều
mặc lấy Đức Kitô (Gal 3,28).
Tất cả những người tin Chúa đều
được chia sẻ sự sống ân sủng do giá máu
của Ngài. Trong Chúa Kitô: Không còn chuyện phân biệt Do-thái
hay Hy Lạp, nô lện hay tự do, đàn ông hay đàn bà,
nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức
Kitô (Gal 3, 28). Thật nhiệm mầu và cao quí thay! Càng suy gẫm, chúng ta càng cảm thấy tình yêu
thương của Thiên Chúa bao la tuyệt vời. Không còn tình yêu nào cao quí hơn nữa. Chúa Kitô
đã dùng mọi cách để mời gọi, hướng
dẫn và trao ban ân sủng để giúp
chúng ta đạt đến sự sống đời
đời.
Phần chúng ta: Chúa Giêsu nói với mọi
người: "Ai muốn theo tôi,
phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng
ngày mà theo (Lc 9, 23). Muốn dõi theo
đường đi lối bước của Chúa, chúng
ta không có con đường nào khác ngoài Thập Giá
Đức Kitô. Chúng ta không vác thánh giá cuộc đời
trong đơn côi nhưng cùng vác với Chúa. Chúa Giêsu
khuyến khích: Tất cả những ai đang vất
vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ
cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em
hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta có lòng
hiền hậu và khiêm nhường. tâm
hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi
dưỡng. Vì ách Ta êm ái và gánh Ta nhẹ nhàng
(Mt 11, 28-30).
|