BÀI
LỜI CHÚA 84
BUỒN,
VUI VÌ LỜi CHÚA
Trích sách Nơ-Khê-mya ch.8.1-12
1
Bấy
giờ, muôn người như một, tụ họp ở
quảng trường... Họ xin ông Ét-ra là kinh sư
đem sách Luật Mô-sê ra.…2 Ông
Ét-ra đem sách Luật ra trước mặt cộng
đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các
trẻ em đã tới tuổi khôn. 3 Ông
đứng ở quảng trường …, đọc sách
Luật … từ sáng sớm tới trưa, và toàn dân
lắng tai nghe…
5 Khi ông
mở sách ra thì mọi người đứng dậy.
6 Bấy giờ ông Ét-ra chúc tụng ĐỨC CHÚA
là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng : “A-men ! A-men!”
Rồi họ sấp mặt sát đất mà thờ
lạy ĐỨC CHÚA …8 Ông Ét-ra và các thầy Lê-vi
đọc rõ ràng và giải thích sách Luật của Thiên
Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được
những gì các ông đọc.
9 Bấy giờ ông Nơ-khê-mi-a,
tổng đốc, ông Ét-ra, … cùng các
thầy Lê-vi … nói với họ rằng : “Hôm nay là ngày thánh
hiến cho ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của anh em, anh em
đừng sầu thương khóc lóc.” Sở
dĩ ông nói thế là vì toàn dân đều khóc khi nghe lời
sách Luật. 10 Ông Ét-ra còn nói với dân chúng
rằng: “Anh em hãy về ăn, uống … và gửi phần
cho những người không sẵn của ăn, vì hôm nay
là ngày thánh hiến cho Chúa chúng ta. Anh em
đừng buồn bã, vì niềm vui của ĐỨC CHÚA
là thành trì bảo vệ anh em.”
* Đó là lời Chúa
! – Tạ ơn Chúa !
Suy niệm Lời
Chúa
Bài Kinh Thánh Lời Chúa hôm nay thật cụ thể, sống
động. Dân Do Thái sau mấy chục năm
lưu đày, mới từ phương xa trở về
cố hương, hầu như tay trắng, tất nhiên
họ đang rất vất vả và gặp nhiều khó khăn : một đàng phải lo xây dựng
lại nhà cửa, vườn tược, ruộng
nương v.v.., đàng khác phải lo góp công góp của
để xây lại đền thờ, là nơi cầu
nguyện và thờ phượng Thiên Chúa. Nhiều
người chúng ta cũng đã trải qua kinh nghiệm
đi kinh tế mới, nên biết nó khó khăn, vất
vả thế nào…
Nhưng
cái độc đáo của người Do Thái là ở chỗ
: giữa bao vất vả, khó khăn tứ bề, họ
vẫn tụ họp lại đông đủ, để được nghe
lời Chúa, mà ở bài Kinh Thánh trên đây họ gọi là
“nghe đọc sách Luật”. Mà nghe đọc Lời Chúa,
thì không phải họ chỉ nghe một đoạn
ngắn năm mười dòng, như chúng ta nghe trong nhà thờ
ngày nay, mà nghe đọc “từ sáng tới trưa” !
Còn nữa, họ nghe cách chăm
chú và thấm nhuần các lời đã nghe, vì thế ta
mới thấy họ nghe Lời Chúa mà “sầu
thương khóc lóc !” Tại sao vậy ? - Tại vì họ nghe những
lời ấy như những lời trách móc tội vô
ơn bạc nghĩa đối với Chúa, tội bất
tuân, bất phục với Lề luật Chúa…, khi họ
đau đớn nhớ lại biết bao nhiêu việc
lạ lùng Thiên Chúa đã làm cho họ :
Trước hết, Chúa
đã làm nhiều điềm thiêng dấu lạ lớn lao
để giải thoát họ khỏi làm nô lệ khốn
khổ mấy trăm năm bên Ai Cập: Người
đã rẽ đôi lòng biển cho họ đi qua ráo chân mà
đến bến bờ tự do ; đã dùng lương
thực bởi trời là manna và chim cút nuôi họ trong
mấy chục năm rong ruổi trong hoang địa ;
đã cho nước từ tảng đá cứng vọt ra
tràn trề cho họ mệt lả được uống
; cho họ chiến thắng những dân lớn mạnh
muốn chặn đường tiến của họ ;
bắt sông Gióc-đan chảy ngược dòng để cho
họ đi qua ; giúp họ chiếm Đất hứa
chảy tràn sữa và mật ong ; phân chia Đất hứa
cho họ theo số các thị tộc, v.v… Thiên Chúa đã làm
những việc lạ lùng như vậy, đã ban cho
họ biết bao nhiêu ơn, thế mà họ hầu như
quên hẳn mọi sự đó, họ đã bỏ luật
Chúa, không thờ phượng Người mà sa
vào tội gớm ghê là tôn thờ tà thần ngẫu
tượng. Vì thế họ bị Chúa trừng phạt
bằng cách để mặc cho các cường quốc
đến đánh phá nhà tan cửa nát, đền thờ
bị san bình địa…người thì chết, kẻ nào
sống sót thì bị đi lưu đày biệt xứ…
Nay được Thiên Chúa
cứu khỏi lảm tôi các cường quốc ngoại
đạo, từ nơi lưu đày được
về lại cố hương, cho nên nghe đọc
Lời Chúa, họ mới thấy sự vô ơn và tội
lỗi của họ đối với Chúa, với Lề
luật Chúa, tất nhiên họ “sầu thương khóc lóc”
vì đau đớn hối hận. Mãi sau, niềm vui
mới trở lại khi họ được nghe lại
lời Chúa, được biết Chúa tha thứ tội
lỗi – mà việc trở về cố hương là
một dấu chỉ – và lại thấy tái hiện
niềm hy vọng vào tương lai…
Phần chúng ta, cũng có
khá gì hơn họ đâu ! Đúng
vậy cách đây hơn 400
năm, khi các
cha thừa sai ngoại quốc chưa đến giảng
đạo Chúa nơi đất Việt chúng ta, lúc ấy
tổ tiên, ông bà chúng ta còn là dân ngoại, thờ cúng tà thần
ngẫu tượng ! Nhưng Thiên Chúa
đã ban ơn kêu gọi tổ tiên ông bà chúng ta, rồi bây
giờ đến chúng ta, vào đạo Chúa và ban nhiều
ơn khác nữa, như chúng ta thường đọc trong
Kinh Cám ơn : “Con cám ơn Đức Chúa Trời, là Chúa
lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con
không đời đời mà lại sinh ra con, cho con
được làm người, cùng hằng gìn giữ con,
hằng che chở con, lại cho Ngôi Hai xuống thế làm
người, chuộc tội chịu chết trên cây thánh
giá vì con, lại cho con được Đạo thánh
Đức Chúa Trời, cùng chịu nhiều ơn nhiều
phép Hội Thánh nữa, và đã cho phần xác con …
được mọi sự lành…”
Vậy
mà, nhiều người trong chúng ta đã vô ơn bội
bạc, quên mất mọi sự Thiên Chúa ban, cũng
gạt bỏ lời Chúa, có người còn bỏ nhà
thờ, bỏ thờ phượng Chúa, chối bỏ
cả Chúa nữa, nghe theo tà thần xúi giục buông mình
sống lối ăn chơi, trụy lạc, tội
lỗi… Chẳng phải chúng ta cũng nên nhỏ
nước “sầu thương khóc lóc” như dân Do Thái,
đấm ngực ăn năn thống hối tội
lỗi và lầm lỡ muôn vàn của ta sao?
Tuy vậy, cũng như
họ, được nghe lời Chúa, được an
ủi bởi biết Chúa tha thứ, và vẫn yêu
thương nên chúng ta phải hân hoan vui mừng. Vậy
anh chị em có muốn không chỉ “sầu thương khóc
lóc” suông rồi thôi, mà còn thật lòng muốn đền
đáp công ơn và tình thương của Chúa không ? Nếu
thế thì anh chị em hãy đoan hứa với Chúa, là sẽ
chăm chỉ ham nghe và học hỏi Lời Chúa, sở
dĩ chúng ta sa lạc bấy lâu chỉ vì không đón nghe
lời Chúa soi dẫn chỉ đường.
·
Trong việc nghe và học lời
Chúa, thấy có xảy ra một vài khúc mắc và khó
khăn khiến nhiều người thối
lui, bỏ cuộc…, vậy ta thử nêu chúng ra và góp ý
kiến may ra giải tỏa được :
+ Kinh Thánh-Lời Chúa
khó hiểu : Có thế thật, vì đó là những
bản văn cổ xưa từ mấy ngàn năm
trước, đã ghi chép lại những lời Thiên Chúa
trong những câu văn và những danh từ khó hiểu đối
với chúng ta ngày nay. Chẳng cần nói đâu xa, hãy xem
cuốn Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, chỉ
mới viết ra hơn 200 năm nay thôi, mà trong đó
đã có biết bao điển tích xa lạ, bao nhiêu câu
thơ khó hiểu, ví dụ :
“Lạ gì bỉ sắc
tư phong,
Trời xanh quen thói má
hồng đánh ghen.”
“Bỉ sắc
tư phong là gì” ? Ta đâu có hiểu, cần có thầy
giảng giải. Nhưng một khi được
giảng giải và thấu hiểu rồi, thì lại
trở thành một niềm vui khôn tả vì được
thưởng thức một áng thi văn tuyệt tác. Thánh
Kinh-lời Chúa cũng vậy : cần có thầy hay sách
vở giải thích giúp …, rồi dần dần sẽ
thấy sáng tỏ, sẽ thấy lời Chúa không chỉ
tuyệt vời mà còn soi sáng, nuôi sống và ban sức
mạnh cho tâm hồn ta. Hiện thời, anh chị em
cứ cầm lấy sách lời Chúa mà đọc đi,
hiểu được chừng nào hay chừng ấy tùy
theo khả năng, chỗ nào khó thì bỏ qua, còn nếu
tiện, hãy đi tìm linh mục nào quen biết mà
hỏi…Chúa thấy thiện chí, sẽ soi sáng cho từ
từ cho hiểu thêm… vì có lời Chúa Giêsu “Ngợi khen Cha vì đã…
mặc khải ra cho những kẻ bé mọn” (Mt
11.25)
+ Lời Chúa trượt ngoài tai : Tín hữu Công
giáo Việt Nam rất chịu khó đi nghe giảng,
giảng ngày Chúa nhật, giảng tĩnh tâm v.v..., nhưng
lại để cho lời vào tai này lọt qua tai kia ra
ngoài. Nghĩa là không gắng sức nhớ lại
lời đã nghe, ít ra một hai lời hay nhất, hay
đánh động nhất, cũng không ôn lại,
không suy niệm, nên lời Chúa trượt ra ngoài tâm
hồn, không sinh hoa quả phúc đức gì ! Thư Hipri nói
tình trạng này thật đáng buồn : “Chúng ta phải
sợ rằng trong khi lời hứa (cho chúng ta)
được vào nơi an nghỉ của Thiên Chúa (tức
vào Thiên đàng) vẫn còn hiệu lực, mà có ai (trong anh
em) … đánh mất cơ
hội (giống như những người Do Thái ngày
xưa) ! … Như chúng ta, những người ấy
cũng đã được nghe lời Tin Mừng,
nhưng lời đã nghe đã chẳng sinh ích gì cho họ,
bởi họ không lấy lòng tin để lời thấm
nhuần vào lòng…” (4.1-2). Mẹ Maria là gương mẫu
rất khả ái cho ta trong việc này, khi Kinh Thánh ghi
nhận rằng : “Bà cất
giữ các điều ấy, và bà hằng suy đi gẫm
lại trong lòng” (Lc 2.19 và 51). Hèn chi, Mẹ rất
đáng mến của chúng ta được đẹp lòng
Chúa, khiến bà chị họ Êlidabét phải ca ngợi : “Phúc cho em là kẻ đã tin
rằng mọi điều Chúa truyền dạy cho em
sẽ được thực hiện !” (Lc 1.45)
Vậy, nếu anh chị
em muốn được đẹp lòng Thiên Chúa,
được sự sống, được nhiều ánh
sáng và ơn sủng, thì : một là gắng nhớ lại ít ra một hai
câu chính của Lời Chúa mình đã nghe trong bài giảng, lúc
chia sẻ Lời Chúa, hoặc lúc đọc riêng, rồi
suy đi nghĩ lại, xem Chúa muốn dạy gì... và
gắng làm theo. Hai là ôn
lại trong lòng, trong trí điều đã nghe hay
đọc. Nếu nghe giảng xong, ta đứng dậy
ra về, không ôn lại trong trí điều vừa nghe.
Lời Chúa hay lời
giảng, nghe ở tai này sẽ lọt qua tai kia ra ngoài và ta
sẽ quên mất. Chúa Giêsu ví những người đó như
“những kẻ đã nghe,
rồi ma quỉ đến mà cất lời đi khỏi
lòng chúng, kẻo chúng tin mà được cứu” (Lc 8.12)
+
Hay lo ra, chia trí, không tập trung tâm trí được... : Sự lo ra chia trí là điều
không ai tránh khỏi. Trừ lúc ngủ, còn bao lâu ta thức,
trí óc ta luôn luôn hoạt động, nó không nghĩ chuyện
này thì nghĩ chuyện khác. Do đó, trong lúc đọc kinh,
dự lễ hay nghe đọc lời Chúa, mà ta chợt
thấy mình chia trí lo ra cách vô tình, không muốn, thì
đừng nghĩ lả có tội, chỉ cần khi
biết mình đang lo ra thì tập trung tâm trí lại.
Nhưng
vấn đề là làm sao tập trung được tâm
trí ? Thông thường vì ta không rèn cập nó, quen thả
lỏng nó muốn lôi kéo đi đâu tùy thích. Cho nên nó
như con ngựa bất kham cứ chạy ngang chạy
dọc mặc sức. Nhưng ai cũng biết : con
ngựa có bất kham mấy, người ta vẫn trị
được, huống chi là tâm trí ta. Ăn thua là ta có
nhất quyết điều khiển tâm trí ta, bắt
nó hướng vào, hay chú ý vào đâu để nó buộc phải
hướng vào đó, không cho ngoại cảnh chung quanh
lôi kéo nó ra mọi ngả… Ta hãy lấy việc tập
thở mà minh họa : Khi tập thở, lúc hít vào, ta hãy chú
ý hết vào từng làn không khí đang từ từ đi
vào mình ta, rồi cũng chú ý như thế vào từng
hơi đang thở ra…Bắt tâm trí chú ý như thế, nó
sẽ không còn nghĩ vơ vẩn tới những
chuyện khác được.
+ Nghe mà hay quên ! Cái đó không phải chuyện lạ, ai mà nhớ
hết được các Lời Chúa. Song điều
cần là nhớ được điều nào, là đem
thực hành điều ấy, thực hành cho trọn.
Dầu vậy, cũng xin
mách nước cho anh chị em để biết mà điều
chỉnh : sở dĩ ta hay quên là vì lòng ta ơ hờ, không để ý. Cứ
xem: ai mắc nợ ta tiền, ta có quên không ? Buôn bán thì
người này nợ ít, người kia thiếu nhiều,
sao ta nhớ không sai một người ? Ấy là vì
điều ấy ta coi trọng, ta lưu ý. Vì thế nên
Chúa mới dạy : “Kho tàng anh
em ở đâu, thì lòng anh em để ở đó” (Mt 6.21). Nếu
Chúa và các sự trên trời là kho tàng của anh chị em,
thì lòng anh chị em sẽ gắn chặt vào đó, không
lơ là, không ơ thờ…Ngày nào anh chị em hiểu
được Lời Chúa thật sự quí trọng và
cần thiết cho anh chị em chừng nào, quí như kho
tàng châu báu, lúc đó anh chị em sẽ lo nhặt từng
lời châu báu, không để rơi, để lọt hay
quên một lời nào !
Nhưng,
tất cả đều sẽ vô hiệu, nếu không có
thêm điều này là cầu
nguyện, tức là tha thiết xin Chúa ơn
yêu mến Lời Chúa, và ơn soi sáng cho hiểu Lời Chúa
dạy ; nếu điều Chúa dạy khó làm, thì xin Chúa
Thánh Thần ban sức mạnh vượt qua tính
ươn hèn, ích kỷ mà làm theo Chúa dạy. Những
nỗ lực ấy giống như ta xúc rửa hồn ta
để đựng ơn Chúa và sự sống Chúa
đổ vào. Một cái bình đựng đầy bùn hôi
tanh, là các tính mê, nết xấu, thì còn chỗ đâu mà
chứa ơn huệ sự sống Chúa muốn ban ?
Tích truyện
Trong buổi học giáo lý, có
một em kia cứ lấy tay lúc thì bịt tai này, lúc
lại lấy tay bịt tai kia. Sơ dạy giáo lý thấy thế lấy làm khó
chịu, mới hỏi :
- Tại sao khi nghe dạy
giáo lý mà em cứ lấy tay bịt tai ?
- Tại sơ dạy là
đừng để lời Chúa nghe tai này lọt qua tai kia
ra ngoài, nên con bịt tai lại để lời Chúa khỏi chạy ra.¯
|