BÀI
LỜI CHÚA 81
LỜi
CHÚA MANG ĐẾN sỰ sỐng
Trích sách Sáng thế, ch.6-8
Sau
khi Ađam, Eva sa ngã và bị đuổi
ra khỏi địa đàng, loài người sinh sản ra
đông đúc. Nhưng Yavê thấy loài người càng ngày
càng làm sự dữ, suốt ngày từ sáng đến
tối, họ chỉ suy tính làm những điều
tội lỗi. Yavê hối tiếc vì đã dựng nên con
người và Người đã phải đau phiền
trong lòng. Người quyết định
sẽ xóa sạch khỏi mặt đất hết
thảy loài người cùng với mọi giống chim
muông, cầm thú. May thay ! Chỉ có
một mình ông NOÊ là người ăn
ở có đức nghĩa trước mặt Thiên Chúa. Ông
sinh được ba con trai : Sem, Kham và
Gia-phét. Lúc ấy, Yavê phán với Noê :
- Ngươi hãy đóng một
chiếc tàu lớn, vì ta sắp cho lụt Hồng Thủy
đến trên cõi đất mà hủy diệt hết
mọi loài, mọi vật dưới gầm trời.
Phần ngươi, ngươi ăn
ở có nghĩa với Ta, Ta sẽ cứu ngươi và
vợ con, cháu chắt ngươi. Cùng với
gia đình ngươi, ta sẽ cứu mỗi loài, mỗi
vật một cặp, cho vào tàu của ngươi.
Noê đã vâng theo
lời Thiên Chúa dạy không sai sót điều nào. Đóng tàu
xong, ông đã đem cả gia đình và cho mọi thú
vật vào tàu, Chúa bắt đầu cho mưa 40 ngày, 40
đêm, mưa trút xuống như thác, nước dâng lên cao
đến nỗi mọi núi non cao nhất cũng bị
phủ lấp. Mọi loài, mọi vật,
mọi người đều chết hết. Còn tàu Noê, nổi trên nước và mọi
người trong tàu đều được cứu
sống. Nước ngập như thế 150 ngày, sau
đó từ từ cạn dần, khi đất đã
lộ ra, ông Noê hạ tàu trên sườn núi và
bước ra khỏi tàu. Trước
ơn lạ lùng cứu thoát đó, Noê và gia đình lấy
đá lập một bàn thờ và dâng lễ tế tạ
ơn lên Thiên Chúa.
* Đó là Lời Chúa !
- Tạ ơn Chúa !
Suy
niệm Lời Chúa
Ở đâu có loài người, là thấy có
đủ thứ tội lỗi, thời xưa cũng
như thời nay. Thiên Chúa thánh thiện vô cùng, không thể làm ngơ
trước sự dữ, sự tội. Nói khác
đi, cái nhà Thiên Chúa cho loài người ở, nay họ làm
cho ra bẩn thỉu thối tha vì tội lỗi, Thiên Chúa
phải quét dọn nhà của Người cho sạch
sẽ lại như trước. Sự thanh luyện hay
nói nặng hơn là hình phạt, nhất định
phải đến, không chóng thì chày. Hồi đó, hình
phạt là Lụt đại hồng thủy, may có ông Noê là
người ăn ở có nghĩa
với Chúa, nên được Chúa cứu thoát.
Hỏi : Ông Noê đã làm gì để
được cứu thoát ?
Ông làm
một điều điên khùng ! Nhưng vì Chúa dạy thì ông vâng lời. Đó là đóng một chiếc tàu. Các bạn cứ thử tưởng tượng
chút xem. Ở giữa một làng quê
đang nắng ráo, thanh bình, yên vui, bỗng nhiên, dân làng
thấy ông Noê đóng một chiếc tàu to quá cỡ.
Kinh Thánh cho biết : dài 150m, rộng 25m, cao 15m. Ai ai cũng cười nhạo ông. Hình
như Đức Giêsu cũng gợi đến sự
cười nhạo, hoặc ít ra sự dửng dưng
ấy khi Ngài nói : “Vào lúc Noê
đóng tàu, thiên hạ cứ ăn uống, cứ
cưới vợ lấy chồng cho đến ngày Noê vào
tàu và Hồng Thủy ập đến...” (Lc 17.26-27).
Họ cười nhạo ông, vì đang nắng ráo,
bình yên thế này lại đi đóng tàu, mà lại đóng
ngay giữa đồng bằng, nơi không có sông có
biển. Họ nghĩ
họ khôn, Noê khùng, thế là họ cứ việc ăn uống, chơi bời, lấy vợ
lấy chồng, xây nhà dựng cửa... Chắc ông Noê
cũng lắm lúc bị lời chế diễu làm ông lung
lay niềm tin, cũng cảm thấy hình như mình điên
thật..., song chợt nhớ lại Lời Chúa bảo,
thế là ông nhắm mắt tin vào Chúa, rồi cùng
với con cái cắm đầu làm việc...
Nào có ai
ngờ, lụt Hồng Thủy đến thật đã
chứng tỏ ai khôn, ai dại, ai tỉnh, ai điên ! Khi chiếc tàu kia bắt đầu
nổi lên mặt nước mênh mông, các người
cười nhạo ông và cứ ăn chơi đâu cả rồi ? Họ có còn cười nhạo
được nữa chăng, khi họ bị chìm
nghỉm hết cả dưới làn nước
!
Bức danh họa cho thấy cảnh kinh
hoàng của những người chạy trốn nạn
Hồng thủy: người bồng bế nhau trèo lên núi,
kẻ leo lên cây, kẻ chèo thuyền, v.v…
tất cả đều tuyệt vọng… nước
lụt sẽ nhận chìm hết…
Đáp : ông Noê và cả gia đình
được cứu thoát, là vì Lời Chúa dạy, ông đã
tin và làm theo, lời ấy đã cứu sống. Vậy chẳng
phải là Lời Chúa đem đến sự sống ư ? Trái lại, ông Ađam và bà Eva nguyên
tổ, vì đã nghe lời xúi giục phản loạn
của con Rắn Satan ở vườn địa đàng,
mà đem sự chết đến cho mình và cả nhân
loại là dòng dõi của ông bà ! “Chỉ vì một người (ông
Ađam) , mà sự tội đã
đột nhập trần gian; và vì tội, thì sự
chết nữa; và như vậy sự chết đã lan qua
hết mọi người, một khi mọi người
đều đã phạm tội…” (Rm 5.12)
Lời Chúa
đem lại sự sống cho ông Noê chỉ là sự
sống phần xác, còn loài người vì theo
chân ông tổ Ađam mà phạm tội và phải chết phần
hồn, thì nay ai sẽ ban Lời Chúa đem lại sự
sống cho linh hồn họ?
Thưa : Đức
Giêsu Kitô !
Trong
những lễ trọng, linh mục chủ tế trước
khi đọc Tin Mừng, thì vạch ba hình thánh giá trên trán,
trên môi, trên ngực mình. Giáo dân ở dưới cũng làm như vậy. Khi
công bố Lời Tin Mừng xong, chủ tế hôn Sách Thánh,
còn giáo dân tung hô : “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa!”. Trong các
lễ trọng thể, Sách Kinh Thánh còn được rước
đến bàn thờ với những người giúp lễ
cầm nến sáng chầu hai bên, và được linh
mục xông hương…
Tại sao làm những
nghi thức long trọng như vậy cho một cuốn
sách?
Thưa
: Không phải cho một
cuốn sách đâu, nhưng là cho Lời sống
động của Chúa Kitô đang được
đọc lên, như thể Chúa Kitô đang hiện
diện đó phán dạy cho ta nghe. Vì Công Đồng
Vaticanô II xác nhận : “Chúa Kitô luôn hiện diện trong
Giáo Hội, nhất là trong các hoạt động phụng
vụ…; trong Thánh Lễ …; trong Bí tích Thánh Thể
dưới hình bánh và hình rượu …; và trong lời
của Ngài, vì chính Ngài nói khi người ta đọc Thánh
Kinh trong Giáo Hội …” (Hiến Chế Phụng vụ
thánh, số 7)
Loài người trọng
kính các lời của những bậc danh nhân, thánh hiền,
ngay đến cả các tư tưởng, lời hay ý
đẹp của người xưa, coi đó như
những viên ngọc quí, trân trọng gìn giữ cho các
thế hệ mai sau thưởng thức, tìm
được nguồn vui thú tinh thần, và tu tỉnh
bản thân, xây dựng xã hội... Huống chi những
lời thần thánh của Đức Giêsu, còn thâm thúy và đáng
quí hơn gấp bội, vì đem đến cho ai nghe và tin
sự sống đời đời.
Sở dĩ những
lời Ngài có thể đem lại sự sống
đời đời là bởi vì những lời đó
là lời của Thiên Chúa, từ trời ban xuống cho nhân
loại, chỉ những gì từ trời mà xuống
mới ban sự sống. Đức Giêsu đã nói
như thế về bánh sự sống : “Bánh của Thiên Chúa là bánh từ trời xuống,
bánh đó mới ban sự sống cho thế gian.” (Ga
6.32-33). Ngài đem xuống khi nào ? Khi Ngài mặc xác phàm
làm người ở giữa trần gian. Vậy nội
dung những lời ban sự sống đời
đời ấy là gì?
Tin Mừng Gioan đã
gồm tóm trong một câu thật súc tích và đầy ý
nghĩa tuyệt vời :
“Thiên Chúa không ai đã
thấy bao giờ, Con Một Đấng ở trong cung lòng
Chúa Cha, chính Ngài đã thông tri” (Ga 1.18).
Không ai đã thấy hay có thể thấy
được Thiên Chúa vì sao ? Vì Người là Đấng
mà thánh Phaolô nói : “Người
ngự trong ánh sáng vô phương đạt thấu.” (1 Tm
6.16), vì thế loài
người không biết Người như thế nào, tư
tưởng Người làm sao, hành động
Người thế nào… Chỉ có Đức Giêsu là “Con Một ở trong cung lòng Chúa
Cha” từ thuở đời đời, Ngài dò thấu
hết mọi chiều sâu thẳm của cõi lòng Chúa Cha, nên
Ngài biết rõ tất cả những bí mật của Thiên
Chúa : tâm tư của Cha, những gì Cha ưa thích, những
gì Cha quan tâm, mong muốn, những ý định, những
kế hoạch, những công việc của Cha. Đến
khi Ngài xuống thế “mặc xác phàm và đã
lưu trú nơi chúng ta” (Ga 1.14) thì “Ngài đã thông tri”
nghĩa là đã “tỏ ra”, đã “tiết lộ”, đã
“bật mí” cho chúng ta biết các bí mật ấy của
Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu cũng nói một điều
tương tự với các môn đệ, song một cách
thân tình rằng : “Thầy không còn gọi anh em là tôi
tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ mình làm.
Thầy đã gọi anh em là bạn hữu, vì mọi
điều Thầy đã nghe nơi Cha Thầy, Thầy
đã tỏ cho anh em biết.” (Ga 15.15). Tóm lại, tất cả những bí
mật ấy của Thiên Chúa đều qui về một
chuyện : Thiên Chúa yêu thương nhân loại và muốn
ban sự sống đời đời cho họ !
Và những bí mật
được tiết lộ ấy đã được
các Tông đồ ghi chép lại trong các sách Tin Mừng. Thử hỏi Hội Thánh,
các thánh và cả Đức Mẹ Maria nữa, có ai
được ở trong cung lòng Chúa Cha từ thở
đời đời, mà dò được và thấu
suốt được những gì Thiên Chúa ưa thích, quan
tâm và mong muốn để nói ra cho ta biết không ? Thưa
: Không hề có ai được địa vị vô song
ấy, ngoại trừ Đức Giêsu “Con một Thiên Chúa”
! Địa vị ấy đã cho Ngài được dò
thấu những “bí mật” của Thiên Chúa, các bí mật
của một Thiên Chúa cao siêu, siêu việt. Và Đức
Giêsu lại đã tỏ lộ cho loài người chúng ta !
Làm sao chúng ta không hết lòng biết ơn Đức Giêsu ?
Chính vì thế
mà Ngài mới tự xưng “Ta
là Sự thật” (Ga 14.6), mang sự thật toàn diện
của Thiên Chúa xuống nói cho loài người, nên ta
thấy Ngài giảng dạy không phải như mấy ông
giáo tổ lập đạo khác : các ông chỉ là người
trần gian, nên phải tu luyện, rồi đi tìm học
đạo, sau nhiều năm công phu dò dẫm mới
nghĩ rằng mình đã tìm được một chân lý mà
dạy cho đồ đệ... Còn Đức Giêsu không bao
giờ phải học hỏi hay thụ giáo với
người đời. Đành rằng, khi xuống
thế làm người, Ngài phải học ăn, học
nói, học chữ và hấp thụ văn hóa và đạo
đức của dân tộc mình, nhưng không bao giờ
Ngài phải học chân lý nơi người ta, vì Ngài
đã minh chứng bằng những lời như thế
này : “Đạo lý Ta
dạy không phải là của Ta, nhưng là của
Đấng đã sai Ta” (Ga 7.16). “Không phải chính Ta tự mình đã nói ra, nhưng
Cha, Đấng sai Ta, đã truyền lịnh Ta phải nói
gì hay dạy gì.” (Ga 12.49). Không bao giờ Ngài do dự hay có
những câu : Có lẽ... Có thể... Hình như... Trái
lại, lời Ngài dạy chắc nịch : “Quả thật, quả thật,
Ta bảo các ngươi...”. Vì Ngài biết mình là ai : “Ta là Đường, là Sự
thật và là Sự sống!”
Tích truyện
Một hôm, có một em
gái 11 tuổi đến xin chịu lễ. Cha sở không
quen em.
Cha: Con đã chịu lễ lần đầu
chưa?
– Thưa cha, chính hôm nay con
đến xin cha.
Cha: Ai gửi con đến đây?
–
Ba con!
Hỏi: Ai dạy giáo lý cho con?
–
Ba con.
Hỏi: Con có đi học lớp giáo lý không?
–
Không, vì nhà con xa, và nghèo
Quả thật em là con nhà nghèo, phải
làm lụng tay chân vất vả để kiếm sống.
Ấy thế mà khi tôi khảo em, em có những câu trả
lời xác đáng, nếu không nói được là sâu
sắc! Không câu nào em không trả lời được.
Hỏi: Ai đến trong hồn con lúc rước
lễ?
– Chúa đến viếng hồn con.
Hỏi: Tại sao con vui sướng vì Chúa đến
viếng?
– Chúa làm cho con nên ngoan và đạo
đức sốt sắng, rồi sau này đem con về
trời.
Hỏi: Chúa làm cho con nên ngoan làm sao?
– Ngài đuổi Satan và tội ra
khỏi hồn con.
Hỏi: Chúa giúp con nên sốt sắng như thế nào ?
– Chúa nói những điều hay
vào trong lòng con để con làm!
Tất cả cuộc khảo lâu
dài đó làm cho tôi khâm phục ba em đã dạy lời Chúa
cho em một cách đầy đủ và sâu sắc vừa
tầm lứa tuổi của em. Và Chúa Nhật sau, trong buổi
chịu lễ chung trọng thể của người
lớn, em cũng được lên rước Chúa lần
đầu.R
|