MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài 78: Những Kết Quả Phát Sinh Từ “hiệu Quả Thứ Ba” Chúa Ở Trong Ta, Ta Trong Chúa (phan #2)
Thứ Tư, Ngày 1 tháng 6-2016
Có người vấn nạn : “Con làm như các cha dạy, con Rước Lễ, con tin, mà sao chẳng thấy gì ?”

Xin trả lời : Nói rằng tin , nhưng đã tin thật chưa ? Đã tin đủ chưa ? Cũng ví như uống rượu, nhấp một chút cũng gọi là uống, song một chút xíu như thế làm sao say được? Phải cứ uống tiếp, hết chén này đến chén khác, “đủ đô” là sẽ say. Lòng tin của ta cũng thế, mới tin chút đỉnh, chưa đủ đô, làm sao xảy ra kỳ tích được ?

*

3) Kết quả thứ ba : Hiệp nhất giữa các Kitô hữu : [1] 

Nhờ thông phần Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta được kết hợp với Thân thể Chúa : "Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa (rồi uống), há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh (rồi ăn), đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?” Và do được kết hợp với Thân thể Chúa như vậy mà chúng ta hợp thành một thân thể với nhau : Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể" (1Cr 10.16-17). Đấy chính là lời của Thánh Phaolô.

Phải thú nhận rằng đa số Kitô hữu chúng ta, ngay cả những người đạo đức sốt sắng nhất, do đã được dạy dỗ trong một nền đạo đức cá nhân từ hồi xưa, nên đã quen giữ đạo cho mình, lo phần rỗi cho mình, đọc kinh dự Lễ cho mình, Rước Lễ để Chúa ngự vào lòng mình, ban phúc cho mình v.v…, nhưng ít lưu tâm đến sự hiệp nhất, liên kết, giúp đỡ nhau, như Thánh Phaolô nói :

"Không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau.  Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung." (1 Cr 12.25-26).

Làm sao hiệp nhất nếu không biết yêu thương. Vì yêu thương thì kết hiệp, không yêu thương thì chia rẽ. Vậy xin mời nghe lời khuyên yêu thương tuyệt vời của Thánh Gioan tông đồ:

“Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau,
vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa [….]
(và theo gương của) Thiên Chúa là tình yêu.

Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta
được biểu lộ như thế này :
Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian
để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. […] Anh em thân mến,
nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế,
chúng ta cũng phải yêu thương nhau
.” (1 Ga 4.7-11)

Thiên Chúa là Tình Yêu, toàn cả bản thân Người đâu đâu cũng là tình yêu, vì thế Người là nguồn gốc tất cả mọi tình yêu trên trời, dưới đất. Người đã biểu lộ tình yêu vô bờ bến của Người đối với chúng ta một cách không thể tưởng tượng nổi, vượt tất cả mọi suy đoán của loài người : Đó là

“Sai Con Một đến thế gian… làm của lễ đền tội…để nhờ Người chúng ta được sống.”

Và Thánh thư kết luận : Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta (đến mức tột cùng) như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau.

Tóm lại, nếu thật Thiên Chúa là Cha chúng ta, thì chúng ta là con phải noi gương Cha. “Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người (không phân biệt đối xử, không loại trừ ai), Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.” (Mt 5.45)

- Các tín hữu trong Hội Thánh tiên khởi ngày xưa đã đạt được điều tưởng chừng như lý tưởng xa vời đó, có sách Công vụ Tông đồ làm chứng :

“Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. […] Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu.” (Cv 2.44; 4.34-35);

 "Họ nên như chỉ có một tấm lòng một linh hồn" (Cv 4.32).

Còn thực tế nơi giáo hữu ngày nay, cách riêng giáo hữu VN, chúng ta thấy gì ? Có nhiều người cho rằng mình yêu mến Chúa và biểu lộ sự đó ra khắp nơi…, song hãy nhìn vài cách cư xử của họ mà coi : trong nhà thờ dành ngồi chỗ tốt nhất, lúc xếp hàng xưng tội, thì giành vào trước, thậm chí lúc lên Rước Lễ cũng chen nhau, xô đẩy nhau…Có khi vừa bước chân ra khỏi nhà thờ hoặc sau buổi kinh nguyện, thì đã cư xử, nói năng với người lân cận hết sức khiếm nhã. Trong cuộc sống đời thường, thái độ của họ với người trong gia đình hay người hàng xóm cũng rất tệ bạc, nói hành nói xấu, ghen ghét, đố kỵ, cưu mang giận hờn, thiếu yêu thương, thiếu quan tâm dù bằng lời nói hay việc làm. Chưa kể đến biết bao sự tranh chấp, chia rẽ, bè đảng trong giáo xứ, giữa các hội đoàn, và đáng buồn hơn nữa là giữa hàng giáo sĩ, linh mục, tu sĩ …

 Như thế, thì thử hỏi những người ấy đi dâng Thánh Lễ  và lên Rước Lễ là họ làm chuyện gì vậy ? Câu của Thánh Phaolô dẫn trên : "Bởi vì chỉ có một tấm Bánh và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể", chẳng có nghĩa lý gì đối với họ sao ?

Thánh Lễ đồng tế trên núi Krizevac, Medjugorje.

Text Box: Thánh Lễ đồng tế trên núi Krizevac, Medjugorje. Trước tình trạng đáng buồn ấy, Thánh Phaolô phải ra sức khuyên bảo chúng ta :

"Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại ; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí tạo nên, nhờ mối dây liên kết là sự bình an. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng." (Ep 4.2t)

- Để chúng ta thấy sự Hiệp nhất ấy quan trọng đến chừng nào cho sự sống còn của mình, Hội Thánh đã phải cầu viện đến Chúa Thánh Thần trong Thánh Lễ:

"Chúng con tha thiết nài xin Cha cho chúng con, khi thông phần Mình và Máu thánh Chúa Kitô, được hiệp nhất cùng nhau nhờ Chúa Thánh Thần." (Sách Lễ Rôma, Kinh Nguyện Thánh Thể II). 

Hội Thánh đã nêu gương cầu nguyện như vậy, chúng ta cũng bắt chước mà khẩn cầu tha thiết Chúa Thánh Thần, Đấng đã liên kết chúng ta với Chúa Kitô thế nào (trên kia đã nói), cũng xin Thánh Thần ngự xuống trong tâm hồn để duy trì sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu với nhau như vậy,

a) bởi vì Thánh Thần của Thiên Chúa vốn duy nhất bất khả phân chia, cho nên khi Ngài ngự trong các Kitô hữu cũng làm cho họ được kết hiệp nên một, không chia ly.

b) và bởi vì Thánh Thần là linh hồn của Thân thể mầu nhiệm, tất nhiên Ngài phải làm cho các Kitô hữu hiệp nhất, giống như linh hồn trong thân thể làm cho tất cả các chi thể hợp nhất với nhau, lo lắng cho nhau, giúp đỡ nhau, cùng chung một chí hướng, một mục đích, vui sướng cùng hưởng, hoạn nạn cùng chia, "một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ." (1 Cr 12.25-26).

 

 CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu, Chúa nói rằng : “Ai yêu mến Thầy thì giữ Lời Thầy.” Mà lời Thầy chí thánh thì dạy chúng con biết bao lần là :

- "Hãy học với Tôi vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhượng."

- "Hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em !"

- "Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."

Khi làm khổ cho anh em là làm khổ cho chính Chúa vì Chúa đồng hóa mình với họ : “Sao ngươi bắt bớ Ta ? Ta là Giêsu ngươi đang bắt bớ!"

Nhưng Chúa ơi, qua những thử thách, khó khăn, những va chạm hàng ngày, chúng con thành tâm nhận thấy rằng chúng con chưa yêu mến Chúa thật sự, vì chúng con chưa giữ Lời Chúa cho trọn vẹn, mà vẫn còn giữ rất nhiều ý riêng của mình, chưa từ bỏ hy sinh, cũng chưa vui lòng vác thập giá mình hàng ngày mà theo chân Chúa. Kiêu ngạo và một lũ tính mê nết xấu như bạn bè luôn cùng đồng hành với chúng con trong cuộc đời, khó mà vĩnh biệt được, chúng con chưa có thể ‘đoạn tuyệt’ với lũ bạn hư hỏng kia đã làm cho chúng con xa Chúa và xa anh chị em mình.

Giờ đây, tất cả chúng con khẩn cầu Thần Khí Chúa ngự đến với chúng con, đổi mới tâm hồn ích kỷ hẹp hòi của chúng con, ban cho chúng con trái tim bằng thịt thay thế trái tim bằng đá, để biết yêu thương và hiệp nhất với anh chị em mình :

Lạy Chúa Thánh Thần,

xin Ngài ngự đến,

canh tân đổi mới     đời sống chúng con,

Tăng sức linh hồn, bồi thêm lửa mến, soi sáng trí khôn, hiệp nhất muôn lòng.

Chúa hỡi, khứng xin ngự đến, đổ tuôn muôn ơn, phù giúp chúng con. Xin thương soi dẫn nhân tâm,

nương theo Thần Khí bước trong bình an.

*

 



[1]     Đây không bàn đến vấn đề lớn lao Hiệp Nhất giữa các Giáo Hội hay các Giáo phái ly khai, thường gọi là vấn đề Đại Kết. 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 3569: Đức Mẹ Ban Thông Điệp Từ Argentina (6) (6/6/2016)
Cn 3568: Đức Mẹ Hiện Ra Tại Argentina (5) (6/5/2016)
Cn 3567: Đức Mẹ Hiện Ra Tại San Nicolas, Argentina (4) (6/5/2016)
Cn 3565: Mẹ Maria Mân Côi Hiện Ra Tại San Nicolas, Argentina (3) (6/4/2016)
Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ – Lễ Nhớ (6/4/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Cn 3564: Thông Điệp Đức Mẹ Gửi Qua Việc Hiện Ra Tại Argentina (2) (6/1/2016)
Tin/Bài khác
Tâm Tình Cầu Nguyện Dâng Mẹ Maria Trong Ngày Cuối Tháng Hoa (5/31/2018)
Lễ Ðức Mẹ Thăm Viếng, Phó Tế J.b. Huỳnh Mai Trác (5/31/2018)
Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng: Chia Sẻ Vui Buồn (5/31/2018)
Cn 3563: Cuộc Hiện Ra Tại Argentina Được Công Nhận (1) (5/31/2016)
Lời Kinh Tuyệt Diệu (5/31/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768