3- “Ở cùng” mãi cho đến tận thế.
Từ lúc Chúa Giêsu Tử Nạn
và Phục Sinh đã vinh hiển về bên Chúa Cha, Hội Thánh lữ hành
dưới thế, mãi cho tới thời niên cùng
thế tận, phải sống giữa thế gian thù
nghịch và các thế lực hắc ám tấn công hãm
hại, kèm với những thử thách, cám dỗ, vất
vả trăm chiều…. Nhưng may thay, Hội Thánh
được Đấng Emmanuen hứa sẽ ở luôn
mãi với Hội Thánh : “Thầy
sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận
thế” (Mt 28.20).
Một sự hiện diện và ở
cùng huyền nhiệm để an ủi, trợ giúp, bênh
đỡ và tăng sức mạnh cho Hội Thánh trong
cuộc chiến đấu với ba thù…"Thầy
không bỏ anh em mồ côi, Thầy sẽ đến
với anh em. Còn ít nữa thế gian không còn thấy
Thầy, còn anh em, anh em thấy Thầy, vì Thầy sống
và anh em cũng sẽ sống" (Ga 14.18-19)
*
4-
Thiên
Chúa sẽ còn ở với họ cho đến muôn
đời muôn kiếp trong Cõi Trời Mới Đất
Mới.
Niềm
Hy Vọng Hằng Sống
là giấc mơ của người Kitô hữu đến
đây đã trở thành hiện thực (Xem lại Bài 1).
Thiên Chúa sẽ đến với họ, và Đấng
Emmanuen “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” sẽ ở bên họ luôn
mãi trong Cõi Sống đời đời, nơi chỉ có
hạnh phúc tròn đầy và nụ cười muôn thuở
:
“Bấy giờ tôi thấy trời
mới đất mới, vì trời cũ đất
cũ đã biến mất, và biển cũng không còn
nữa.[…]”.
“Rồi
tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: "Đây là nhà
tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ
cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân
của Người, còn chính Người sẽ là
Thiên-Chúa-ở-cùng-họ.
“Thiên Chúa sẽ lau sạch nước
mắt họ. Sẽ không còn sự chết ; cũng
chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì
những điều cũ đã biến mất." (Kh
21.1-4)
Sau lời hứa “ở cùng” một
cách thiêng liêng cho đến tận thế
của Chúa nói với Hội Thánh như Mt 28.20 trên kia đã
chép, vị Thiên Chúa Emmanuen còn hứa sẽ “ở cùng”
vượt quá cả tận thế, mãi mãi đời
đời vĩnh viễn không bao giờ còn chia xa trong
cõi Trời mới Đất mới, nhưng ở
đây nhấn mạnh vào việc “ở với”
như một cuộc sống chung làm bầu bạn kề cận
thân tình, mặt giáp mặt, với Chúa trên Thiên
Đàng.
Đúng vậy, trong Tin Mừng
Gioan, lời Chúa hứa ở vĩnh viễn đời
đời kiếp kiếp làm bầu bạn với loài
người đã được diễn tả một
cách hết sức thân thương trìu mến, qua
những câu nói với các môn
đệ sau đây :
“Trong nhà Cha
Thầy có nhiều chỗ ở … Thầy đi dọn
chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh
em, thì Thầy sẽ đến lại và đem anh em
về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh
em cũng ở đó
(với Thầy)" (14.2t).
Do đó Thiên Đàng quả là
đáng ước ao, vì được bầu bạn
với Chúa Giêsu, chẳng phải Thánh Phaolô cũng ao
ước tha thiết “được ở với Chúa
Kitô” sao ? :
“Ao ước của tôi là ra đi
để được
ở với Đức Ki-tô, điều này tốt
hơn bội phần!” (Pl 1.23; x. 2Cr 5.8)
Ông không chỉ ước ao, ông
còn dùng lối văn khải huyền tả cho chúng ta
biết cuộc trùng phùng vĩnh viễn với Chúa :
“Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng
tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang
lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và
những người đã chết trong Đức Ki-tô
sẽ sống lại trước tiên ; rồi đến
chúng ta, là những người đang sống, những
người còn lại, chúng ta sẽ được đem
đi trên đám mây cùng với họ, để nghênh
đón Chúa trên không trung. Như thế, chúng ta sẽ được
ở cùng Chúa mãi mãi. Vậy anh em hãy dùng những lời
ấy mà an ủi nhau.” (1Tx 4.16-18).
CẦU
NGUYỆN
Ôi lạy Chúa Giêsu ! Chúa là Ai ? Và
chúng con là ai ? Người là Thiên Chúa, còn chúng con là tạo
vật nhỏ bé hèn hạ. Chúa là Đấng chí thánh, chúng
con là kẻ tội lỗi, tâm hồn tràn ngập xấu
xa, nhơ nhớp. Chúa cao cả vĩ đại, cả cõi
trời kia còn chứa không nổi, chúng con chỉ là từ
bụi đất nắn ra, chỉ có chút hơi thở
trong lỗ mũi, nay còn mai mất, chỉ như hạt
cát giữa cái vũ trụ mênh mông bát ngát vô tận này,
thế mà loài người chúng con là chi mà Chúa phải
bận tâm và yêu thương đến như vậy ?
(Thánh vịnh 8.5) Nếu Thánh Kinh không cho biết, chúng con
không dám nghĩ tới, không dám tin mình được ơn
trọng ấy. Quả thật Thánh Kinh cho biết : "Những điều mắt
chẳng hề thấy, tai không hề nghe, và đã không
hề nảy lên nơi lòng một người phàm, đó
là hết thảy những điều Thiên Chúa đã
dọn sẵn cho những ai yêu mến Người" (1
Cr 2.9). Chúng con chỉ còn biết dâng cả cuộc
đời mà Chúa cho chúng con sống với Chúa để
hát mừng tạ ơn Chúa. Amen.
* * *
5- Nhưng còn có một
sự hiện diện và ở cùng, tuy vẫn huyền
nhiệm song lại thiết thực cụ thể chứ
không chỉ thuần túy thiêng liêng, đó là hiện diện Thánh Thể.
Đây đúng là hiệu
quả thứ 3 của việc Rước Lễ mà ta
đang học hỏi : "Ai
ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và
Tôi ở lại trong người ấy." (Ga 6.56)
Khi Chúa Giêsu đã chu toàn sứ
vụ cứu độ nơi trần thế bằng cái
chết trên thập giá và về trời, Người không
bỏ rơi hay để mặc Hội Thánh là chúng ta,
sống gian nan cô đơn nơi trần thế, tình
thương cũng như sự khôn ngoan thượng trí
vô biên của Người đã khiến Người
nghĩ ra cách lập một dấu tích bí nhiệm (hay Bí Tích) là phép Thánh Thể,
để…
- trở nên Lương thực thần thiêng
nuôi sống những kẻ thuộc về
Người (Mc 14.22-24 và ss ; Ga 6.51-57),
Bức
tranh khảm lớn có mái che "Lập phép Thánh
Thể", tại khuôn viên Nhà thờ Thánh Giacôbê, giáo
xứ Mễ Du.
|
-
đồng thời nhờ đó, Người có thể ở
trong tâm hồn họ với cả thần tính và nhân tính
của Người – như các nhà thần học
thường nói – nghĩa là với con người
thật của Người nay đang ngự bên hữu
Chúa Cha trong vinh quang trên trời, và họ, họ cũng
được ở trong Người (Ga 14.20);
- ngự
âm thầm trong Nhà Tạm mà đồng hành với họ, cùng
chia vui sẻ buồn trong suốt cuộc lữ hành
dương thế của họ.
Ta hãy dừng lại một hai
phút và mượn lời Thánh Tiến sĩ Tôma Aquinô ca
tụng Bí tích ngọt ngào này :
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
Vậy, trong cuộc sống của
bạn, bạn có thấy thiếu vắng Chúa Giêsu không,
nhất là khi đã mất Chúa vì tội lỗi ? Bạn có
tâm tình đau đớn vì thiếu vắng Chúa Giêsu như
Đức Maria và Thánh Cả Giuse khi lên Đền thờ
Giêrusalem chầu lễ đã lạc mất Chúa Giêsu hồi
12 tuổi ? Những ngày thiếu vắng người Con mà
Mẹ yêu dấu hơn chính bản thân mình, thực sự
là một cơn hấp hối cho Mẹ. Cuộc
đời hình như không còn ý nghĩa gì nữa. Mọi
sự đều vô vị, lạt lẽo và buồn
tẻ… Kho báu Trời trao cho Mẹ đó, thế mà nay vì
sơ ý, – Mẹ tự trách mình như thế – đã
vuột mất, không biết có bao giờ tìm lại
được không… Lo sợ và đau đớn biết
bao: “Cha con và Mẹ đau
đớn tìm Con” (Lc 2.48).
Thiếu vắng Người, bạn có
tâm tình ao ước khao khát tìm kiếm để gặp
Người không ? Hay cuộc sống này quá đủ
đối với bạn, quá đầy đủ cả
vật chất lẫn tinh thần … và nghĩ rằng mình
không cần Chúa, không khao khát sự hiện diện của
Người, chẳng chờ mong Người ?
Nhớ lại tích
Thánh Augutinô : ông cũng
đã một thời gian dài chạy theo những danh
vọng, thú vui trần gian… và ông cho biết : sau khi tìm
thỏa mãn mọi ham muốn, mọi lạc thú, lòng ông
vẫn thấy trống rỗng, không mãn nguyện. Và càng
thấy lòng mình trống rỗng thì lại càng lao mình vào tìm
những thú vui và thỏa mãn khác, nhưng vẫn vô ích, chúng
chỉ để lại những dư vị đắng
cay, những chán chường, những hối hận day
rứt, chưa kể còn gây đau khổ ưu phiền
cho bao nhiêu người thân sống quanh mình, cách riêng bà Mônica
thân mẫu ông… Cuối cùng ông cũng đành thốt lên
một câu thú nhận để đời: “Tâm hồn con đã được dựng nên cho
Chúa, nên luôn luôn khắc khoải (không tìm đâu
được sự nghỉ ngơi) cho đến khi tìm
được nghỉ ngơi trong Chúa.”
Chúng ta hãy cầu xin cho mình cũng có lòng
khắc khoải cảm thấy thiếu vắng “đói
khát Thiên Chúa !” Mỗi khi tâm hồn băn khoăn, khắc
khoải, mang gánh nặng nề, chúng ta hãy đến
với Chúa Giêsu Thánh Thể, để được an
ủi, được trợ giúp cho đời mình
được sung mãn, toại nguyện và đắc
thắng.
*
* *
Trên đây chỉ trích dẫn một đoạn
ngắn, xin mời đọc tất cả hai
chương 21 và 22 của sách Khải huyền để
thấy mô tả - bằng những hình ảnh biểu
tượng - tất cả vẻ huy hoàng phong phú của
cõi Thiên Đàng của chúng ta.
|