Câu Thánh Kinh :
"Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta" trên đây, trước
kia chúng ta chỉ thường hiểu là việc Chúa Giêsu
đến ở với chúng ta, khởi đầu với
việc Nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria,
như Tin Mừng thánh Matthêu ghi chép: "Này đây, Trinh
Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai,
người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en,
nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1.22-23) ; rồi sau đó,
Người ở trần gian ít lâu để thi hành
việc cứu độ, lúc hết nhiệm vụ
Người về trời lại. Nhưng bây giờ
nhờ được đọc đoạn sách Khải
huyền trên này, chúng ta mới biết : Câu đó còn nói
về việc Thiên Chúa ở với chúng ta không hạn
định thời gian từ đó mãi cho đến muôn
đời.
Hơn nữa, kiểu nói
của sách Khải huyền trên đây “Nhà Tạm Thiên Chúa
ở cùng nhân loại” ; “Thiên Chúa dựng Lều ở với
họ” còn muốn diễn tả cho chúng ta thấy sự
thân tình của Thiên Chúa đối với chúng ta, khi
ở cùng chúng ta, đồng hành với chúng ta trong cuộc
lữ hành trần thế gian nan trắc trở mọi
bề…, giống như khi xưa Người thân tình
ngự trong Lều tạm bằng vải để cùng
đồng hành với dân Israen rong ruổi trong sa mạc 40
năm trường :
“Lều Hội Ngộ (hay Lều
tạm), trước nhan ĐỨC CHÚA, nơi Ta sẽ
gặp gỡ các ngươi, để nói chuyện
với ngươi. Chính đó là
nơi Ta gặp gỡ con cái Ít-ra-en [….] Ta sẽ ngự
giữa con cái Ít-ra-en và sẽ là Thiên Chúa của chúng” (Xh
29.42-45).
*
Nhưng vì
sao Thiên Chúa lại thích ở với loài người
như thế ?
Chẳng
lẽ nếu thiếu vắng loài người thì niềm
vui của Thiên Chúa không trọn vẹn ?
Lý do thâm sâu là đây : "Thiên Chúa là
Tình Yêu !" (1 Ga
4.8,16). Thánh Kinh đã xác nhận như vậy.
Mà Tình yêu bao
giờ cũng cần phải có đối tượng
khác mình để yêu, yêu là yêu ai chứ chẳng lẽ “yêu
mình”, vì thế người ta mới nói “yêu nhau”. Vậy, vì
Thiên Chúa là Tình Yêu cho nên trước tiên trong nội
bộ Thiên Chúa, Thiên Chúa không thể chỉ có một Ngôi
cô độc, lẻ loi ngự trong Cõi Vĩnh Hằng
tự tại im lìm bất biến; nhất định
Thiên Chúa phải có Ba Ngôi : Cha sinh ra Con, yêu Con, Con yêu Cha trong
Thánh Thần là Tình Yêu liên kết. Ở trên Cõi Vĩnh
Hằng siêu việt, từ thuở đời đời,
Thiên Chúa Ba Ngôi ở cùng nhau, gắn kết với nhau nên
một ,
yêu nhau và hạnh phúc vô cùng…
Xét theo khía
cạnh đó, Mầu Nhiệm Một Chúa mà có Ba Ngôi, ‘Tam
vị nhất thể’ chẳng có gì là khó hiểu.
Kế đến nhìn ra ngoài nội
bộ Thiên Chúa, thì Tình Yêu
Thiên Chúa không hề bị cạn kiệt trong quan hệ qua
lại giữa Ba Ngôi, song là nguồn phát sinh ra những
vật ngoài Thiên Chúa. Nói cách khác, Tình yêu vốn có
đặc tính là tuôn trào, cho nên Tình Yêu mênh mông, bao la
của Thiên Chúa yêu nhau và ở với nhau trong Ba Ngôi như
thế xem ra chưa thỏa lòng, bởi vậy Tình Yêu vô
cùng sung mãn ấy của Thiên Chúa Ba Ngôi đã tuôn trào,
khiến Người tạo dựng nên vũ trụ và
mọi loài mọi vật, cách riêng loài người.
Tắt một
lời, vì yêu nên Thiên Chúa dựng nên vũ trụ và
loài người, đến với loài người, thích
ở với loài người, để thông chia
hạnh phúc cho họ !
Có một
điều đặc biệt truyệt vời là khi
tạo dựng loài người, Thiên Chúa nhìn vào nội
bộ Ba Ngôi yêu nhau và hiệp nhất nên một mà sáng tạo họ họa
theo hình ảnh của mình, do đó Người sáng tạo
họ có nam có nữ (St 1.27) và ban lệnh
phải sinh con đẻ cái (St 1.22). Như thế gia đình nhân loại
gồm ba người:
chồng+vợ+con gắn
bó với nhau nên một là phản
ảnh của mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa vậy.
Và như Tình
Yêu trong Thiên Chúa Ba Ngôi có đặc tính tuôn trào, thì tình yêu
vợ chồng cũng làm họ tuôn trào ra – tức là sinh
sản ra – con cái, lưu truyền nòi giống loài
người vô hạn định cho đến tận
thế…
* * * * *
Thiên Chúa
còn đi thêm bước nữa :
Thiên Chúa muốn làm bạn tri
âm tri kỷ với loài người. Người không
muốn dựng nên họ chỉ là những thọ tạo
ở xa xa tôn thờ Người một cách "Kính nhi
viễn chi". Rời chốn cao thẳm, Người
xuống ở với họ, họ ở với
Người, làm bầu bạn với họ, để
Người kể truyện của Thiên Chúa cho họ nghe,
để chia sẻ những bí mật của Thiên Chúa cho
họ biết, cũng như nghe những nỗi niềm
tâm sự của họ. Chúa Giêsu đã cho biết như
thế, ai còn dám bảo là không phải thế ?
“Anh em là
bạn hữu của Thầy… Thầy không còn gọi
anh em là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ
mình làm. Thầy đã gọi anh em là bạn hữu, vì
mọi điều Thầy đã nghe nơi Cha Thầy, Thầy
đã tỏ cho anh em biết” (Ga 15.14-15).
Trên Thiên Quốc hạnh phúc
không bao giờ vơi, niềm vui không bao giờ tắt,
sự sống không bao giờ tàn, mọi sự đều
viên mãn..., vậy mà Thiên Chúa lại bỏ trời cao
xuống dưới đất thấp này... để
đi tìm những mảnh đời nhỏ bé khốn cùng
mà yêu thương, mà Ở LẠI trong từng trái tim rách
nát, thương đau..., để mà kiếm tìm chút tình
bầu bạn của loài người !
"Con
gẫm suy sao Chúa yêu con làm chi ? Kìa trên Thiên quốc cõi phúc
vinh quang nào thiếu đâu, mà đến đây chung cùng chia
sẻ kiếp người ?"
Sở dĩ
dám khẳng định sự thân tình ấy là vì ở
thời Tân Ước, chính Chúa Giêsu đã hé lộ ra cho
biết ! Còn ở thời
Cựu Ước, đó là một điều mà dân Israen
không hề dám nghĩ tới, do họ thượng tôn và
kính sợ Thiên Chúa quá sức !
TRI ÂN VÀ ĐÁP
ĐỀN TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Những
vinh dự vô cùng lớn lao nói trên, ta hãy để tâm suy
niệm và cầu xin Thánh Thần tác động, hầu
cảm nhận được những vinh dự ấy mà
hân hoan vui sướng. Xin đừng chỉ nghe
trượt qua ngoài tai giống như ta vẫn
thường nghe bao tin tức hàng ngày ! Sẽ rất
đáng tiếc vô cùng !
Vâng Lạy Chúa ! Suy gẫm các
điều trên, nhân loại chúng con hết lòng tri ân Thiên
Chúa, và sẽ ra sức lo đáp đền tình yêu Thiên Chúa
đã tạo dựng nên chúng con, chia sẻ hạnh phúc
của Ba Ngôi Thiên Chúa cho chúng con, còn xuống làm bạn
với chúng con nữa. Song đáp đền thế nào cho
cân xứng đây ? Nhờ Thánh kinh, chúng con biết Thiên Chúa
chẳng đòi hỏi điều gì khác ngoài sự
yêu mến đáp trả lại tình yêu của Người
! Thánh kinh luôn nhắc đi nhắc lại rằng
đó là điều Chúa đòi hỏi ở chúng con :
“Giờ đây, hỡi Ít-ra-en,
nào ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, có đòi hỏi anh
em điều gì khác đâu, ngoài việc phải kính sợ
ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, đi theo mọi
đường lối của Người, yêu mến
phụng thờ Người hết lòng, hết dạ,
giữ các mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA và các thánh
chỉ của Người mà tôi truyền cho anh em hôm nay,
để anh em được hạnh phúc ?” (Đnl 10.12-13)
“Có một người trong các
kinh sư … đến gần Đức Giêsu và hỏi :
“Thưa Thầy, trong mọi điều răn,
điều răn nào đứng đầu ?” Đức
Giê-su trả lời : “Điều răn đứng
đầu là : Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa,
Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi
phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của
ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn
và hết sức lực ngươi.” (Mc 12.28-30)
www
Công thức “Thiên Chúa ở với hay ở cùng”
thường gặp trong Thánh Kinh, có hai nghĩa : Nghĩa 1) Khi Thiên Chúa
muốn dùng ai để thi hành một sứ mệnh
trọng đại, Người luôn bảo đảm
với họ : “Ta sẽ ở với ngươi”, tức
là người đó được Thiên Chúa hiện
diện bên cạnh để bảo vệ, ban sức
mạnh và trợ giúp họ chu toàn sứ mệnh
Người trao. Ví dụ, sau khi Môsê qua đời, ông
Giôsuê được chọn kế nghiệp ông để
đưa dân Israen vào Đất Hứa, Thiên Chúa bảo
đảm với Giôsuê rằng: “Như
Ta đã ở với Môsê, Ta cũng sẽ ở với
ngươi; Ta sẽ không bỏ rơi hay để
mặc ngươi đâu… Đừng khiếp vía,
đừng nhát gan, vì Thiên Chúa của ngươi ở
với ngươi bất cứ ngươi đi
đâu” (Yos 1.5-6,9; x. thêm 3.7; 6.27).
Một ví dụ
nữa: Dân Israen bị giặc cướp đàn áp quá
cơ cực, kêu cứu với Thiên Chúa, Người đã
nghe lời, và sai Thần sứ đến với ông Ghêđêôn
và nói: “Đức Chúa ở
với ông, hỡi chiến sĩ anh dũng!”… “… Vì Ta
ở với ngươi, và ngươi sẽ đánh
quân Mađian như thể chỉ có một người”
(Tl 6.12,16).
|