ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
GIÁO LÝ VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT TRONG NĂM THÁNH THƯƠNG
XÓT
BÀI 12 - VỀ DỤ NGÔN NGƯỜI SAMARITANÔ NHÂN
LÀNH
"'Lòng cảm thương' là đặc tính thiết yếu của lòng thương xót
Chúa. Thiên Chúa đã cảm thương chúng ta. Như thế nghĩa là gì? Nghĩa là Ngài
chịu khổ với chúng ta; Ngài cảm thấy những đau khổ của chúng ta. Lòng cảm
thương nghĩa là 'cùng chia sẻ - to share with'"
"Anh chị em có thể trở thành tha nhân của bất cứ ai
anh chị em gặp gỡ đang cần giúp đỡ, và anh chị em sẽ là tha nhân như thế nếu
anh chị em có lòng cảm thương nơi tâm can của anh chị em, tức là nếu anh chị
em có khả năng chịu khổ với người khác".
Xin
chào Anh Chị Em thân mến!
Hôm
nay, chúng ta chia sẻ về dụ ngôn Người Samaritanô Nhân
Lành (cf. Luke 10:25-37).
Một vị Tiến Sĩ Luật thử hỏi Chúa Giêsu một câu rằng: "Thưa Thày, tôi phải làm
gì để được thừa hưởng sự sống đời đời?" (câu 25). Chúa Giêsu yêu cầu vị này tự
trả lời lấy và vị ấy đã trả lời chính xác rằng: "Các ngươi phải kính mến Chúa
là Thiên Chúa của các ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn,
cùng yêu thương tha nhân như bản thân mình" (câu 27). Sau đó Chúa Giêsu đã kết
luận: "Ông hãy làm điều ấy thì ông sẽ được sống" (câu 28).
Thế
rồi người ấy đặt một câu hỏi khác, một câu hỏi rất hữu ích cho chúng ta: "vậy
thì ai là tha nhân của tôi?" (câu 29), và vị này như ngầm hỏi rằng "có phải là
cha mẹ của tôi hay chăng? Hay là những người đồng hương của tôi? Hoặc là những
người đồng đạo với tôi?... " Tóm lại, vị này muốn có một qui luật rõ ràng hầu
giúp cho vị ấy có thể phân loại những người khác thành "tha nhân" hay "không
phải là tha nhân", thành những người có thể trở nên tha nhân với những người
không thể trở nên tha nhân.
Chúa
Giêsu đã trả lời bằng một dụ ngôn, đưa vào câu chuyện một vị tư tế, một thày
Levi và một người Samaritano. Hai người đầu là hai nhân vật liên quan đến việc
tôn thờ trong Đền Thánh; nhân vật thứ ba là một người Do Thái ly giáo, bị coi
là ngoại bang, một thứ dân ngoại dơ bẩn, được gọi là người Samaritanô. Trên
con đường từ Giêrusalem đến Giêrico, vị tư tế và thày Levi đi băng ngang qua
một con người dở sống dở chết, bị đám thổ phỉ tấn công, cướp lột và bỏ nằm
đấy. Trong những trường hợp tương tự, Lề Luật của Chúa đều đã qui định trách
nhiệm cần phải giúp đỡ nạn nhân, nhưng cả hai đều băng ngang qua đó mà không
dừng bước. Họ đang vội vã làm sao ấy... Vị tư tế có lẽ đã xem đồng hồ mà nói:
"Nếu giúp người này tôi sẽ bị trễ Lễ... Tôi cần phải cử hành Lễ". Người kia
nói: "Tôi không biết Luật có cho phép tôi làm hay chăng, vì có máu me làm tôi
bị ra ô uế..." Họ đã rẽ lối khác mà đi chứ không tiến đến với nạn
nhân.
Ở
đây dụ ngôn này cống hiến cho chúng ta bài học đầu tiên đó là không phải tự nhiên những ai lui tới với Nhà
Chúa và biết được lòng thương xót của Ngài mà có thể yêu thương tha
nhân. Không phải là vấn đề tự nhiên mà được đâu! Người ta có thể biết cả bộ Thánh Kinh, có thể
biết được tất cả mọi chi tiết về phụng vụ, có thể biết được trọn khoa thần
học, nhưng yêu thương không tự động từ kiến thức mà có: yêu thương là
có đường lối khác, cần có trí thông minh nhưng cũng cần một điều khác nữa...
Vị tư tế và thày Levi đã trông thấy nhưng bỏ qua; đã nhìn thấy nhưng không đáp
ứng. Tuy nhiên, không thể nào tôn thờ đích thực nếu không biến nó thành việc
phục vụ tha nhân của mình. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này: trước nỗi khổ
của rất nhiều người bị hủy hoại bởi đói khổ, bởi bạo lực và bởi những thứ bất
công, chúng ta không thể giữ thái độ bàng quan. Việc coi thường nỗi khổ đau của con người nghĩa
là gì? Nghĩa là coi thường Thiên Chúa! Nếu tôi không tiến đến với
người nam đó, hay với người nữ đó, với em bé đó, với người già nam hay nữ đang
chịu khổ ấy là tôi không đến gần Thiên Chúa.
Thế
nhưng chúng ta hãy tiến vào tâm điểm của dụ ngôn này là người Samaritanô, thực
vậy, tức là con người bị khinh bỉ, con người mà không ai dám nghĩ là lại dấn
thân làm như vậy - khi người này trông thấy kẻ bị thưong tích đã không bỏ đi
như hai người có liên hệ tới đền thờ trước đó, mà "đã động lòng thương" (câu
33). Phúc Âm đã thuật lại như vậy: "ông đã động lòng thương", tức là, tâm can
của ông đã rung cảm; ông cảm thấy trong lòng rung động! Chúng ta có thấy sự
khác biệt ở đây hay chăng. Hai người kia "đã trông thấy" nhưng tâm can của họ
vẫn khép kín, vẫn lạnh lùng. Trái lại, tâm can của Người Samaritanô đã đập
cùng một nhịp với chính con tim của Thiên Chúa. Thật vậy, "lòng cảm thương" là đặc tính thiết yếu của lòng
thương xót Chúa. Thiên Chúa đã cảm thương chúng ta. Như thế nghĩa là gì? Ngài
chịu khổ với chúng ta; Ngài cảm thấy những đau khổ của chúng ta. Lòng cảm
thương nghĩa là "cùng chia sẻ - to share with". Chữ này nói lên
rằng có một điều gì đó tác động trong chúng ta, khiến chúng ta rung động khi
thấy sự yếu đau của con người. Nơi những cử chỉ và tác động của Người
Samaritanô Nhân Lành chúng ta nhận thấy tác động từ bi nhân hậu của Thiên Chúa
trong suốt giòng lịch sử cứu độ. Chính lòng cảm thương này đã khiến Chúa đến
gặp gỡ mỗi một người trong chúng ta: Ngài không coi thường chúng ta, Ngài biết
các nỗi buồn đau của chúng ta; Ngài biết chúng ta cần sự trợ giúp và niềm an
ủi biết bao. Ngài đến gần với chúng ta và không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Mỗi
một người trong chúng ta cần phải tự hỏi và giải đáp trong lòng mình rằng;
"Tôi có tin điều ấy hay chăng? Tôi có tin rằng Chúa cảm thương tôi hay chăng,
đúng như tôi là, là một tội nhân, với rất nhiều vấn đề và đủ mọi chuyện?" Hãy
nghĩ về điều ấy và câu trả lời đó là: "Vâng, thưa phải!" Thế nhưng, mỗi một
người cần phải nhìn vào tâm can của mình để xem mình có tin vào lòng cảm
thương này của Thiên Chúa hay chăng, của Vị Thiên Chúa nhân lành là Đấng đến
gần với chúng ta, chữa lành chúng ta, chăm sóc chúng ta. Và nếu chúng ta từ
chối Ngài, Ngài đợi chờ chúng ta: Ngài nhẫn nại và bao giờ cũng ở bên chúng
ta.
Người
Samaritanô này đã tác hành bằng lòng thương xót thật sự: Ngài đã băng bò các
vết thương của nạn nhân, đã mang nạn nhân đến quán trọ, đã tự mình chăm sóc
cho nạn nhân và trợ giúp nạn nhân. Tất cả những điều ấy dạy chúng ta rằng lòng
cảm thương, tình yêu thương, không phải là một thứ cảm giác mơ hồ, mà là việc
chăm sóc cho người khác cho dù có phải đích thân trả giá. Nghĩa là dấn thân
mình, thực hiện tất cả những gì có thể để "đến gần người khác, cho đến độ đồng
hóa mình với họ" "các người phải yêu thương tha nhân như chính bản thân mình".
Đó là Giới Răn của Chúa.
Kết
thúc dụ ngôn, Chúa Giêsu đảo ngược vấn đề của vị Tiến Sĩ Luật mà hỏi vị này
rằng: "Trong ba người này theo ông thì ai cho thấy mình là tha nhân của nạn
nhân bị rơi vào tay thành phần trộm cướp?" (câu 36). Sau hết, câu trả lời dứt
khoát đó là: "Người đã tỏ lòng thương xót nạn nhân" (câu 27). Ở đầu dụ ngôn
này, đối với vị tư tế và thày Levi thì vị tha nhân này của họ là một con người
ngấp ngoái chết; ở cuối dụ ngôn thì chính Người Samaritanô đã đến gần. Chúa
Giêsu đã xoay ngược quan niệm lại, ở chỗ đừng xếp loại người khác xem ai là tha nhân hay
chăng. Anh chị em có thể trở thành tha nhân của bất cứ ai anh chị em gặp gỡ
đang cần giúp đỡ, và anh chị em sẽ là tha nhân như thế nếu anh chị em có lòng
cảm thương nơi tâm can của anh chị em, tức là nếu anh chị em có khả năng chịu
khổ với người khác.
Dụ
ngôn này là một tặng ân kỳ diệu cho tất cả chúng ta, và đồng thời cũng là một
thứ dấn thân! Chúa Giêsu lập lại với từng người chúng ta những gì Ngài đã nói
với Vị Tiến Sĩ Luật: "Hãy đi mà làm như thế" (câu 37). Tất cả chúng ta đều
được kêu gọi theo đường lối của Người Samaritanô Nhân Lành, vị là hình ảnh của
Chúa Kitô, ở chỗ, Chúa Giêsu đã cúi
xuống trên chúng ta, biến Mình thành tôi tớ của chúng ta, nhờ đó Người đã cứu
chúng ta, để chúng ta cũng có thể kính mến Người như Người đã yêu thương chúng
ta cùng một cách thức như vậy.
https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-parable-of-the-good-samaritan/
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn
mạnh tự ý)
|