Để giúp ta biết tôn trọng, yêu quí và
đánh giá đúng mức ơn
huệ hay phải nói là đặc ân vĩ đại và
vô cùng quí báu được Chúa
ở trong ta, ta ở trong Chúa, ta phải đem so sánh
với các tin tưởng cũng như các tôn giáo từ
xưa.
Trước
hết, ta hãy thử nhìn xem :
I.- Người xưa có dám nghĩ
Thượng Đế (hay Thiên Chúa) ở cùng họ không ?
1/ Người Á Đông
mường tượng Ngọc Hoàng Thượng
Đế ngự tít mãi ở 72 tầng trời, trên
cõi Thiên Đình, giữa các vị quần tiên bất tử
với vô số tiên đồng ngọc nữ quây quần…
Không có chuyện Ngọc Hoàng Thượng đế ở
với loài người. Loài người chỉ còn biết
mơ ước mà không dám nghĩ bao giờ sẽ
được vào đó. Tu luyện bao nhiêu ngàn kiếp cho
được thành Tiên, thành Phật ?
2/ Đối với người
Hi Lạp, Thượng Đế là một
Đấng Vô Hình, siêu việt vô cùng, không thể thấy
được, không thể hiểu được,
“bất khả tư nghị”, nên đành để
Người cứ ở trên chốn cao xa ấy, còn loài
người thì chỉ biết vật lộn với bao khó
khăn, vất vả của kiếp phàm nhân, mang thân xác
vật chất xấu xa bất xứng. Cho nên hai bên cách
biệt nhau xa lạ.
3/ Còn đối với dân Do Thái,
thì Thiên Chúa ngự trên cõi siêu việt vĩnh hằng,
“trong ánh sáng vô phương
đạt thấu, không một người nào đã
thấy hay có thể thấy” (1 Tm 6.16), không một phàm
nhân nào có thể thấy Người mà vẫn còn sống
được (Xh 33.20-23). Vì vậy mỗi khi Thiên Chúa
đến với ai để phán truyền hay sai làm
một việc gì, thì họ bèn khiếp hãi tự nhủ: “Mắt tôi đã thấy Thiên
Chúa, chắc tôi sẽ phải chết mất thôi!”
Mỗi khi
Người đến can thiệp vào lịch sử
trần gian, trước Thánh Nhan uy linh của
Người, ngay cả trời đất mà cũng như
tan chảy ra, núi non vỡ lở, mặt trời tối
sầm, mặt trăng đỏ lòm như máu…, thì loài
người có là chi. Xét cho cùng, trước mắt Thiên
Chúa, Đấng duy nhất “hiện hữu”, “tự
hữu”, “hằng hữu”, họ chỉ là như con sâu, con
kiến, “có một hơi
thở trong lỗ mũi, có gì đáng giá đâu !” (Is 2.22),
Thiên Chúa muốn cho sống thì được sống,
muốn phải chết là phải chết, chẳng có
quyền kêu ca, vì chính Người đã tạo dựng
nên họ, thì cũng có quyền hủy diệt họ.
“Ta là
ĐỨC CHÚA, không còn chúa nào khác.
Ta
tạo ra ánh sáng và dựng nên tối tăm,
làm ra bình an và dựng nên tai hoạ.
Ta là ĐỨC CHÚA, Ta làm nên tất cả.” (Is 45.6-7)
Sự thật này, Thánh Kinh
đã thường diễn tả bằng hình ảnh Thiên
Chúa ví như ông thợ gốm, còn loài người như
nắm đất sét trong tay ông, ông có thể nắn nên
chiếc bình, chiếc lọ, cái chén, hay nếu không ưng
ý, ông cũng có thể đập nó vỡ tan và vất
đi :
“Lạy ĐỨC
CHÚA, Ngài là Cha chúng con ;
chúng con là đất sét, còn thợ gốm
là Ngài,
chính tay Ngài đã làm ra tất cả chúng con.” (Is 64.7)
“Phải chăng thợ gốm không có quyền dùng đất
sét theo ý mình : từ cùng một nắm đất mà nắn
ra đồ vật khác nhau … ?” (Rm 9.21)
“Khốn
thay kẻ chỉ là mảnh sành giữa đồ sành
đồ gốm
mà lại muốn tranh cãi với Đấng nặn ra mình !
Đất sét mà dám nói với thợ nhào nặn mình :
“Ông làm cái gì vậy ?....
Khốn thay kẻ nói với một người cha :
“Ông sinh ra giống gì thế ?”
hoặc nói với một người đàn bà : “Bà
đẻ ra cái gì vậy?” (Is 45.9-10)
Tóm lại, loài người chẳng là
“cái thá gì” trước mặt Thiên Chúa, cho nên đừng có
tự cao tự đại, tưởng mình là ghê gớm
lắm, giống như “ếch ngồi đáy giếng coi
trời bằng vung”.
Ở trần gian, ta thấy các
cường quốc là những nước giàu có, những
lực lượng lớn lao đáng sợ, nắm trong
tay những vũ khí dễ sợ : những chiến
đấu cơ tối tân, tầu ngầm nguyên tử,
chiến hạm khổng lồ trang bị khí giới
tối tân, những hỏa tiễn mang đầu
đạt hạt nhân có sức tàn phá khủng khiếp…,
ấy thế mà Thánh kinh cho biết, trước mắt
Thiên Chúa mọi nước mọi dân – cho dù là cường
quốc – đều chỉ như hạt bụi hạt
cát, hay cỏ hoa sớm nở tối tàn :
- “Người phàm nào cũng đều
là cỏ,
mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng
nội.
Cỏ héo, hoa tàn khi thần khí ĐỨC CHÚA thổi qua.”
- “Này các quốc gia như thể
giọt nước bám miệng thùng,
khác nào hạt cát dính bàn cân,
kìa muôn hải đảo nặng tày chút bụi.”
“Mọi nước chỉ là không không
trước mặt Người,
Người coi chúng là hư vô trống rỗng.”
(Is 40.6-8,15,17).
Chính vì Thiên Chúa có uy
quyền Chúa tể trên muôn loài muôn vật như thế, nên
ta đừng lấy làm lạ hay bị “sốc” lúc
đọc thấy trong Cựu Ước, khi có ai, có nhóm
người nào, hay nước nào cản phá kế
hoạch của Thiên Chúa, hoặc gây hại cho đức
tin của dân Chúa, thì Thiên Chúa ra lệnh “thần tru” (hay “tru
hiến”) không tiếc xót, nghĩa là giết tất cả
mọi người đàn ông đàn bà, già trẻ lớn
bé, và ngay cả đến súc vật, trâu bò lợn gà
của nước nghịch thù ấy. Vì sao ? Chỉ vì
nếu để chúng sống, chúng sẽ lôi kéo dân Chúa quên
bỏ Thiên Chúa, mất đức tin vốn là điều đáng
quí hơn mạng sống phần xác ; và vì thờ bái tà
thần, vốn là trọng tội Thiên Chúa gớm ghét
nhất, ghét hơn cả các tội lỗi khác :
“Giờ đây, ngươi hãy đi đánh
A-ma-lếch. Các ngươi phải tru hiến
tất cả những gì thuộc về nó. Ngươi
không được tha chết cho nó. Ngươi phải
giết từ đàn ông đến đàn bà, từ nhi
đồng đến trẻ con đang bú, từ bò
đến chiên dê, từ lạc đà đến lừa.”
(1 Sm 15.3)
“Họ dùng
lưỡi gươm mà thi hành án tru hiến
mọi sự trong thành, từ đàn ông cho đến
đàn bà, từ người trẻ cho đến
người già, đến cả bò lừa và chiên cừu.”
(Gs 6.21)
Tắt một lời, tất cả
những điều nói trên là để nhấn mạnh
rằng : loài người chúng ta chẳng đáng là gì
trước Thánh Nhan Thiên Chúa vô cùng cao cả !
Không chỉ loài người, mà
ngay cả các Thiên thần khi chầu hầu trước
Nhan Thiên Chúa, cũng cung kính đến nỗi phải cúp
cánh che mặt, miệng thốt lên lời tung hô
Người:
"Thánh, chí Thánh, ngàn trùng chí Thánh" (Is
6.1tt).
Nguyên chỉ
nghe tiếng Thiên Chúa, dân chúng cũng sợ hãi kinh hồn
bạt vía, như khi Thiên Chúa hiện ra trên núi Sinai
để ký kết Giao ước với dân, “toàn dân khi
thấy sấm sét và tia lửa cùng tiếng loa và núi bốc
khói, thì rụng rời mà đứng mãi đàng xa (ngọn
núi). Họ mới nói với ông Môsê : ‘Chính ông hãy nói với
chúng tôi, chúng tôi xin vâng nghe. Nhưng ước gì Thiên Chúa
đừng nói với chúng tôi kẻo chúng tôi chết
mất !’” (Xh 20.18-20).
Tuy họ đã được
Người chọn làm dân riêng của Người (Đnl
7.7-8), được Người đến gần họ
(Đnl 4.7-8); được Người ngự trong
Lều Tạm hay trong đền thờ để cùng
họ đồng hành trong cuộc sống, để
tiếp xúc, dạy dỗ, bảo vệ họ…Song
Người vẫn tỏ ra oai nghi đáng sợ quá
sức.
Mỗi năm
một lần, vào ngày lễ Đại Xá, một mình
vị Thượng tế được băng qua
bức màn, bưng máu tế vật bước vào trong Thâm
cung Cực thánh dâng tiến Thiên Chúa ngự ở đó,
không những một mình ông run sợ, mà cả toàn dân
đứng ngoài cũng nín thở lo âu, nhỡ ra có làm
điều gì phật ý Thiên Chúa thì đừng hòng sống
sót ! (Xem Xh 28.35)
Một truyện cụ thể biểu
lộ Oai nghi Thiên Chúa, đó là lúc vua Đavít cùng với toàn
dân rước Hòm Bia Giao ước trên
đó Thiên Chúa ngự, về thánh đô Giêrusalem, khi
đến một chỗ kia chiếc xe kiệu Hòm Bia
bị nghiêng sắp đổ, một thanh niên đưa
tay ra đỡ Hòm Bia thì bị phạt gục chết ngay
tại chỗ. (2 Sam 6.6-7).
Nghe chuyện ấy chúng ta
ngày nay bị “sốc” vì thấy Thiên Chúa có vẻ ác
độc, vì người đưa tay làm cử chỉ
ấy là có ý tốt, muốn cứu cho Hòm Bia khỏi
đổ nhào, sao Thiên Chúa lại phạt chết
tươi ! Song qua sự kiện ấy, Thiên Chúa có ý
muốn dạy cho dân về sự Uy linh vô cùng của Thiên
Chúa, không một tay người phàm nào, ngoại trừ
những người đã được thánh hiến,
được đụng tới vì sẽ là bất kính,
xúc phạm tới vị Thiên Chúa oai nghi thánh thiện siêu
việt.
|