Dụ ngôn ‘ông phú hộ và Ladarô
ăn mày’ đã minh họa cho điều quan trọng
ấy : “Có một ông nhà giàu
kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc
linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là
La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước
cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên
bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no …
Thế
rồi người nghèo này chết, và được thiên
thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham (nghĩa là lên Thiên Đàng).
Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn. Dưới âm phủ, đang khi
chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy
tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh
La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên :
‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai
anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên
lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu
đốt khổ lắm !"
(Lc 16.19-31)
Tại sao ông nhà giàu "chịu cực hình" ? Không thấy nói
ông phạm tội trọng nào như
cướp của, giết người, dâm bôn, ngoại
tình v.v… chỉ thấy nói cả đời ông hưởng
thụ sung sướng vật chất "mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến
tiệc linh đình". Muốn hiểu tại sao, ta
phải nghe Thánh Kinh giảng giải :
“Ai
gieo gì thì sẽ gặt được thứ ấy :
kẻ gieo vào xác thịt mình, thì sẽ gặt
được sự mục nát từ xác thịt (mà ra);
còn kẻ gieo vào Thần khí thì sẽ gặt
được sự sống đời đời từ
Thần khí (trổ sinh)” (Gl 6.7-8).
Cả
đời chỉ lo vui chơi ăn uống cho thỏa
tính xác thịt (đó là đang gieo vào thửa ruộng xác
thịt), thì khi xác thịt mục nát tan rã dưới
mồ, người đó sẽ chẳng còn gì (chẳng
gặt được gì) ngoài sự mục nát của xác
thịt, thế có nghĩa là hư vong trầm luân khốn
nạn. Gieo gì thì gặt nấy ! Đương nhiên là
vậy.
Sau đó ông nhà
giàu nhớ đến các anh em mình còn sống cũng
đang sống một kiểu như ông ta trước
đây, chỉ biết có vật chất, nên xin Tổ
phụ Abraham sai Ladarô hiện về cảnh cáo họ
để khỏi sa chốn cực hình như ông ta,
nhưng tổ phụ bảo : "Họ
đã có Lời Chúa dạy thì cứ nghe mà làm theo.
Nếu họ không nghe Lời Chúa, thì kẻ chết có
hiện về báo mộng họ cũng chẳng nghe
đâu".
Vậy qua đó Chúa dạy ta
điều gì ? Dạy rằng : “Ai
yêu sự sống mình thì sẽ mất, ai ghét sự
sống mình nơi thế gian này, thì sẽ giữ nó cho
sự sống đời đời.” (Ga 12.25).
"Yêu sự
sống" có ý nói sự o bế, nuông chiều, chỉ
chăm lo đời sống mình nơi trần gian này trong
mọi phương diện (theo kiểu ông nhà giàu trên kia) :
thì sẽ mất, vì đời sống trần gian này
tạm bợ chóng tàn, sau khi chết, tất cả tan
như bong bóng xà phòng, chẳng có gì tồn tại. “Còn ghét
sự sống mình nơi trần gian này” có ý nói không nuông chiều
đời sống xác thịt, trái lại bắt nó
chịu khó sống và thi hành lời Chúa dạy, thì kết
quả là gặt hái được sự sống vĩnh
cửu.
Thời nay,
với những tiến bộ của văn minh, khoa
học, người ta bày ra vô số những cách ăn
chơi, sung sướng, thỏa mãn xác thịt cho nên
biết bao người bị hấp dẫn, lôi cuốn
vào lối sống hưởng thụ… mà không ngờ
họ đang gieo vào xác thịt sẽ hư nát để
rồi một hôm nào đó, cái chết xảy đến,
mở mắt linh hồn ra, họ sẽ thấy mình
chẳng có gì ngoài sự hư nát! Phần Kitô hữu chúng
ta có nghe lời Chúa dạy hôm nay mà tỉnh ngộ khỏi
cuộc sống mê cuồng thác loạn đưa
đến cõi trầm luân đó không ?
ªªª
HIỆU
QUẢ THỨ BA :
ĐƯỢC
Ở LẠI TRONG CHÚA
VÀ CHÚA Ở LẠI TRONG TA
(c.56)
Khi vào dự bữa tiệc
Vượt Qua cuối cùng trên trần thế này, bữa
tiệc biệt ly, Chúa Giêsu tâm sự với các Tông
đồ rằng Người khát khao, mong mỏi ăn
lễ Vượt Qua này với họ trước khi
chịu khổ hình. Tại sao Người khát khao mong
mỏi ăn lễ Vượt Qua lần sau hết này ? Là
vì ở đây, để tưởng niệm cái chết của
Người, Chúa Giêsu sẽ thiết lập một Bí Tích
trọng đại cực kỳ thiết yếu cho
cuộc sống của nhân loại. Và Người hứa
rằng :
"Thầy sẽ không để
anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu
nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần
anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì
Thầy sống và anh em cũng sẽ được
sống. Ngày đó, anh em
sẽ biết rằng Thầy ở
trong Cha Thầy, anh em ở
trong Thầy, và Thầy ở trong anh em." (Ga
14.18-20).
Ngày đó
bây giờ đã đến : Sau khi hiến tế mình trên
thập giá, thế gian không thấy Chúa nữa,
Người đã trở về bên Chúa Cha trên trời, còn
đối với môn đệ, Người không
để họ mồ côi vắng bóng Người,
Người sẽ đến, và sẽ ban Mình Máu Chúa làm
Thần Lương cho họ ăn uống, và thế là việc
anh em ở trong Thầy, và
Thầy ở trong anh em được thực
hiện, vì "Ai
ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong
người ấy" (Ga
6.56).
Chúa Giêsu đã trao lại
Kỷ Vật quí giá là chính Mình Máu Người, không chỉ
làm Thần Lương Kỳ Diệu nuôi sống những
ai tin vào Người, mà còn là dịp để những
người yêu nhau được ở trong nhau luôn mãi. Ta
được ở lại trong Chúa và Chúa ở lại
trong ta, mãi mãi duy trì mối thâm tình tri âm tri kỷ gắn
kết từ thuở nào.
Chúa đã
được trời cao đặt tên là Emmanuel,
Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, đó không chỉ là một tên
để gọi, mà là một số phận, một
vận mệnh, một chức vụ : ngự trong lòng ta,
đồng hành với ta trên mọi nẻo
đường trần gian không luôn luôn trải thảm êm
ái…Người ở với ta để an ủi, khích
lệ ta trong những lúc buồn nản, thất
bại; bảo vệ, bênh vực ta trước
những địch thù muốn làm hại ta ; thêm sức
cho ta để chống trả các chước cám dỗ
của ma quỉ, quyến rũ của thế gian, lôi kéo
của xác thịt ; soi sáng cho ta biết con
đường nào mà đi… không bị sa xuống hầm
hố hiểm nguy.
SUY
NIỆM
Nhưng, có mấy ai hiểu
được ý nghĩa của chữ ‘Ở LẠI’ và có
mấy ai hiểu được nỗi lòng của Chúa, vì
họ không bận tâm tìm hiểu sâu xa mối tương
giao ấy, nên cũng không hiểu được ý nghĩa
sâu xa của hình Bánh Trắng đơn sơ. Lâu dần
rồi thành thói quen chỉ còn là chuyện Rước
Lễ, chẳng có gì lạ, và nhiều khi còn Rước
Lễ cực trọng ấy cách vô tâm vô tình, do đó tâm
hồn họ sau đó vẫn trống rỗng như
trước !
Vậy ta đừng quên
lời Chúa Giêsu nói năm xưa : "Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở
lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người
ấy". Được Chúa ở lại với
mình, trong mình và mình ở lại trong Chúa, đó là cả
một ơn huệ khôn sánh, các Thiên thần trên trời có
lẽ cũng phải ghen tị, ta không bao giờ
được coi thường !
Vì không nhìn Bánh
Trường Sinh và Chén Cứu Độ bằng đôi
mắt của trái tim, do đó biết bao tín hữu không
cảm nghiệm được Tình Yêu linh thánh ấy nên
đã tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm khi Rước
Lễ, Rước Lễ rồi chẳng biết làm gì,
quay ra đọc một loạt những kinh nọ kinh kia,
hay thường cũng chỉ biết xin những ơn
nhỏ bé cho cuộc sống ở đời.
Dường như người ta
chưa ý thức được rằng Rước Lễ
là nhận ân huệ vô cùng lớn lao : Rước lấy
chính Ngôi Lời Thiên Chúa oai nghi đã tạo dựng nên
đất trời, muôn loài muôn vật hữu hình và vô hình,
trong đó có loài người. Rước Lễ cũng
là lãnh lấy chính
Sự Sống của Thiên Chúa hằng
sống! Nếu chúng ta ý
thức và luôn cầu nguyện, ta sẽ sống trong
niềm tin mãnh liệt đó, và mỗi lần Rước
Lễ là mỗi lần ta mến yêu, tôn thờ, kính cẩn
đón rước Thiên Chúa của chúng ta.
Nhưng chúng ta đã vô tâm, lạnh
nhạt, thờ ơ biết bao… đến nỗi Chúa
Giêsu phải than thở :
“Niềm
vui thích lớn lao của Ta là được kết
hợp với các linh hồn. Khi họ Rước Lễ,
Ta đến trong tâm hồn họ. Đôi bàn tay Ta mang
đầy những ân sủng mà Ta muốn ban cho họ,
nhưng họ không để ý tới Ta. Ôi, buồn
biết mấy vì thấy những linh hồn không nhận
biết Tình Yêu của Ta. Họ đối xử với Ta
như một vật vô hồn […]
Ta rất đau lòng khi các linh hồn nhận Bí Tích yêu
thương này như một thói quen, hầu như họ
không nhận thức được của ăn này, cho nên
họ không có niềm tin hay tình yêu đối với Ta trong
trái tim họ, Ta bước vào những tâm hồn đó
với tất cả sự miễn cưỡng. Thà
rằng họ đừng Rước Lễ thì hơn […]
Thật đau đớn cho Ta, rất ít linh hồn
biết kết hợp với Ta trong lúc đón rước
Ta. Ta chờ đợi họ nhưng họ rất lãnh
đạm và thờ ơ với Ta. Ta muốn ban nhiều
ơn cho họ nhưng họ không muốn nhận lãnh…”
(Trích “Nhật ký Lòng Thương xót Chúa…”
của Thánh Nữ Faustina, số 1385 và v.v…)
Ước gì
chúng ta coi Thánh Lễ là món Quà Tặng quí báu cho chúng ta trong
ngày. Và chúng ta đón chờ Thánh Lễ, ao ước khao
khát tham dự Thánh Lễ. Chính đích thân Chúa Giêsu đang
vinh hiển ngự bên hữu Chúa Cha lại tự hiến
mình cho chúng ta trong Thánh Lễ. Ngược lại nếu
chúng ta dự Thánh Lễ cách thờ ơ thì chúng ta sẽ
trở về nhà nguội lạnh với trái tim trống
rỗng.
Thật vô cùng
đáng tiếc !
*
* *
|