BÀI
LỜI CHÚA 63
PhẢi HOÀN trẢ (Phần II)
Trích
lược sách Samuen ch.5. và 6.
Trong
một trận chiến, dân Israen bị đánh bại và
người Phi-li-tinh chiếm đoạt Hòm Bia Thiên Chúa (xem
hình) và đưa về thành Át-đốt. Bàn tay ĐỨC
CHÚA đánh phạt người Át-đốt, khiến kẻ
nào không chết thì mắc những khối u…. Chúng sai
người đi mời tất cả các vương
hầu người Phi-li-tinh đến và nói : “Các ông hãy
trả lại Hòm Bia Thiên Chúa Ít-ra-en về chỗ cũ,
để Hòm Bia đừng giết chúng tôi và dân chúng tôi !”
Người Phi-li-tinh mời các tư tế và
thầy bói đến và hỏi : “Xin cho chúng tôi biết
phải trả Hòm Bia về chỗ cũ bằng cách nào ?” Họ
đáp : “Nếu anh em trả lại Hòm Bia Thiên Chúa Ít-ra-en,
thì đừng trả lại không, nhưng phải nộp
cho Người một của lễ đền tội.
Bấy giờ anh em sẽ khỏi bệnh.” Người Phi-li-tinh
hỏi : “Của lễ đền tội chúng tôi phải
nộp cho Người là gì ?” Họ đáp : “Tính theo số
các vương hầu người Phi-li-tinh, anh em hãy làm 5
cái khối bằng vàng theo hình ảnh các khối u của
anh em, và năm con chuột bằng vàng theo hình ảnh các con
chuột đang phá phách xứ sở, và hãy tôn vinh Thiên Chúa
Ít-ra-en. May ra Người sẽ nhẹ tay với anh em, và
với xứ sở anh em…. Bây giờ hãy đóng một
cỗ xe mới và bắt hai con bò cái chưa hề mang ách
mà thắng xe. Anh em hãy đem Hòm Bia
ĐỨC CHÚA đặt lên xe. Còn các đồ bằng
vàng anh em nộp cho Người làm của lễ
đền tội, thì hãy để vào một cái tráp ở
bên cạnh, rồi hãy để cho Hòm Bia đi.
Những
người ấy làm như vậy và họ đi
đến ranh giới dân Israen.
Những
người Israen đang gặt lúa mì trong thung lũng,
ngước mắt lên, nhìn thấy Hòm Bia, và họ hết
sức vui mừng. Các thầy Lê-vi đến
đưa Hòm Bia ĐỨC CHÚA xuống, cùng với cái tráp
bên cạnh, trong đó có các đồ vật bằng vàng.
Họ đặt tất cả lên tảng đá lớn,
rồi dâng những lễ toàn thiêu và tiến những hy
lễ lên ĐỨC CHÚA, ngày hôm đó.
* Đó là lời Chúa ! – Tạ
ơn Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Thiên Chúa đánh phạt dân
Philitinh vì đã đoạt Hòm bia, trên nắp có hai Kêrubim
chầu hầu, là nơi Thiên Chúa ngự để ở
với dân riêng Chúa thời xưa là Israen. Người
đánh phạt nặng nề không chỉ vì tội
chiếm đoạt, mà còn vì tội giữ lại nơi
mình một vật không phải của mình, như thể là
cưu mang một chất độc trong mình làm phát sinh ra
những ung nhọt, huống hồ họ lại dám
giữ ở lại với họ Hòm bia là một vật
tối linh.
Ngày nay, không còn Hòm Bia linh thánh
ấy nữa, và dân chúng coi như đã trưởng thành,
văn minh, tiến bộ, trình độ khá cao rồi, nên
Thiên Chúa không trực tiếp đánh phạt như hồi
xưa, thời mà dân chúng còn trong tình trạng bán khai, ví
như con nít, mà con nít thì cha mẹ đôi khi phải dùng roi
vọt :
“Thương con cho roi
cho vọt,
Ghét con cho ngọt cho
bùi.”
Ngày nay đã có Kinh Thánh
Lời Chúa, có Hội Thánh dạy dỗ, cứ nghe theo mà
sửa mình. Nhưng nói như vậy không phải Thiên Chúa
không còn trừng phạt bao giờ nữa, có đấy,
song dành để cho ngày Phán xét. Vì thế, “lưới
trời lồng lộng mà không ai lọt thoát
được” (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu).
Những người không
có đức tin, họ nghĩ rằng những việc sai
trái họ làm chẳng ai thấy, trời cũng chẳng
biết, đất cũng chẳng hay. Nhưng Kinh Thánh
bảo họ đã lầm:
“Chúng bảo
rằng : “CHÚA đâu có thấy,
Thiên Chúa nhà Gia-cóp chẳng lưu tâm !”
8 Hãy nghe đây, này quân đần
độn nhất trên đời !
Bao giờ mới nên khôn, hỡi đồ ngu xuẩn ?
9 Đấng từng gắn
đôi tai há lại không nghe ?
Đấng nặn thành cặp mắt chẳng lẽ không
thấy ?
10 Đấng sửa trị muôn
dân lẽ nào không trừng phạt ?
Đấng dạy dỗ con người mà chẳng
biết gì sao ?
11 Tư tưởng phàm nhân, CHÚA
đều biết cả.”(Tv 94.7-11)
13
“Từ trời cao
nhìn xuống, CHÚA thấy hết mọi người.
14 Từ thiên cung Chúa ngự, Chúa
dõi theo người thế.
15 Lòng mỗi người, chính
Chúa dựng nên,
việc họ làm, Chúa thông suốt cả.” (Tv 33.13-15)
Vậy,
rút bài học từ truyện Kinh Thánh trên, thì thấy : ai
lấy, hay chiếm đoạt của người làm
của mình cách bất công, thì như thể giữ chất
độc trong mình, sẽ phát sinh ra những ác quả khôn
lường… Nhìn như thế, việc đền trả
là một sự giải độc.
Dưới đây có
một vài thắc mắc được nêu ra :
Hỏi : Đền trả thì mắc cở, xấu hổ,
phải làm cách nào ? Đáp
: Có thể dùng cách nặc danh : gửi tiền cho họ
qua bưu điện mà không đề tên mình, hoặc
nhờ cha giải tội chuyển giùm.
Hỏi : Khi chưa có phương thế để trả
thì sao ? Đáp :
Phải thực sự hứa chắc chắn trong lòng
trước mặt Chúa là sẽ trả khi có phương
thế. Nhưng đằng khác, đừng đợi khi
nào có đầy đủ mới trả, ta sẽ
chẳng bao giờ thấy mình đầy đủ
cả. Hãy cứ để dành mỗi lúc một chút góp
lại sẽ đủ ; hoặc tốt hơn trả
từng phần. Trong trường hợp thật sự
kiệt quệ, không còn cách nào trả nổi, hãy trình linh
mục giải tội để được chỉ
giáo.
Hỏi : Người bị ta lấy cắp chết rồi,
thì ta trả cho ai ? Đáp
: Cho vợ, chồng, hoặc con cái họ. Nếu không
còn ai, trình vị linh mục giải tội để ngài
chỉ cách cho, hoặc làm phúc bố thí, hay cúng vào nhà
thờ, xin linh mục dâng lễ cho người quá cố
ấy, hoặc cúng vào việc phúc thiện : trại cùi, cô
nhi viện, viện dưỡng lão...
· Sau khi đã lo về
phần mình rồi, cũng xin các bậc phụ huynh lo
dạy dỗ cho con em mình, ngay từ nhỏ, trong vấn
đề điều răn thứ bẩy này, là vấn
đề mà ngày nay người ta sai phạm rất
nhiều, nhưng lại chẳng được chỉ
bảo kỹ càng bao nhiêu. Ngoài các điều đã nói trên,
thiếu nhi có vài điểm đặc biệt :
1/ Thứ nhất : trẻ em đặc
biệt các trẻ trai, hay thích nghịch ngợm phá phách,
nhất là đối với của công, của tập
thể : ghế, bàn nhà thờ hay trường học, công
viên... Việc cần làm là tập cho chúng thấm thía điều
đã nói ở bài trước: yêu thương thì đừng làm hại người,
cho dù người ấy vắng mặt hay đó là một
tập thể. Cái chính là yêu thương. Rồi giúp cho
chúng ý thức tính cách thánh
thiêng của quyền lợi và của cải người
khác. Phải tập ngay cho các con em ta từ
nhỏ, trong gia đình, biết tôn trọng vật dụng
của người khác, của cha, của mẹ, của
anh chị em chúng. Dạy chúng hiểu tính cách thánh thiêng
của quyền tư hữu: tức là vật gì cũng do
Chúa tạo dựng, rồi trao cho con người lao động
nghĩ ra, chế tạo, nên vật gì cũng quí. Chúa
ủy thác cho con người quản lý và sử dụng,
nên phải tôn trọng nó, đừng phá hủy, hoặc
chểnh mảng để lay lắt, cho nó bị hư
hỏng. Tập cho con em biết trách nhiệm về
của cải của chúng, cách riêng cho những trẻ em
gia đình giàu có, sẵn tiền sẵn của cha mẹ
làm ra ê hề, chúng dễ phí phạm. Ai chẳng nghe
chuyện công tử Bạc liêu: lấy tiền đốt
lửa luộc trứng !
2/ Thứ hai : Huấn luyện lương tâm
chúng nó để tránh nhiễm các tư tưởng
người đời được phô bày cách riêng qua mạng,
qua phim ảnh, báo đài, trình bày sự giàu có như mục
đích đời người phải đạt tới
với bất cứ giá nào, và được tôn thành
một nghệ thuật sống ở đời, bằng
cách lường gạt, hay ăn cắp, cướp
giật được coi như tài khéo... Được
nghe kể rằng : đứa con trai nhà kia hỏi bố
nó : “Bố ơi, Thiên Chúa là cái gì vậy ?” Bố nó cầm
tờ 20 đô la đưa cho nó và nói : “Thiên Chúa là cái này,
con càng có nhiều cái này, con càng có nhiều Thiên Chúa!”
Những phương tiện truyền thông ngày nay đã chui
vào tận nhà để dạy cho trẻ em sớm biết
những mưu gian lừa đảo, cướp giật,
giết người cướp của.... Cứ xem báo Công
an là đủ rõ. Có lần, người ta thuật
truyện một đứa cháu giết bà để
lấy tiền đi xem xi-nê...! Tất cả những
chuyện đại loại như vậy, làm cho
người có trách nhiệm và bậc phụ huynh phải
giật mình trước sự sa đọa của tâm
hồn con người, con người đã có thể thành
lang sói, và ngay từ còn thiếu thời !!
3/ Thứ ba : Xin mời quí
phụ huynh hãy xét lại bầu
khí của gia đình mình. Trẻ con như con cá,
sống mãi năm này qua năm khác trong bầu nước hư
thối, tất nó sẽ nhiễm bệnh. Bầu khí gia
đình mà đầy yêu thương, chia sẻ đồng
đều, tôn trọng nhau, đứa trẻ ấy
tất nhiễm được tâm trạng tốt.
Ngược lại, bầu khí gia đình đầy ích
kỷ, xâu xé nhau, toàn tinh thần duy vật, từ sáng chí
tối chỉ lo có một điều duy nhất là làm
tiền, là kiếm lợi, rồi cãi vã, xô xát nhau vì
quyền lợi... Thử hỏi làm sao con em ta lại không nhiễm
những chất độc ấy. đến lúc lớn
lên sẽ đi theo con đường mà từ bé nó đã
được gia đình dẫn nó đi ? Nếu từ
nhỏ, cha mẹ, anh chị đã tập quen cho con em không
biết kiềm chế mình, không biết từ chối mình
một vật gì..., thì khi lớn lên, nhu cầu càng tăng,
chúng sẽ không tự kiềm chế, muốn gì, khao khát gì
là phải tìm cách thỏa mãn ngay. Vô tình, hay vì thương
con, cưng chiều con mà đã tập cho con lớn lên làm
những tên kẻ cắp, cướp giật,
lường gạt, gian lận, làm sâu mọt cho xã hội.
Và thử hỏi, nếu tất cả các gia đình
đều làm thế, thì cả xã hội sẽ ra sao ?
Ta hãy cùng nhau đọc kinh Đền tạ và
cầu xin cho gia đình ta biết thực hành bài học
Lời Chúa.
Tích truyện
Đức
Cha Cassaigne, tông đồ sáng lập làng cùi Di Linh cho
những người dân tộc thiểu số, kể
truyện này:
“Tâm hồn người
thượng hết sức đơn giản, đơn
giản y hệt cách ăn mặc của họ, nghĩa là
suông đuột từ trên xuống dưới không cần
che đậy gì cả… Ấy thế mà cái man di mọi
rợ của họ, ở vài phương diện, còn
hơn cả lề lồi văn minh của ta. Tỉ
dụ: theo thói thì một ông thầy “mo” (Bơjơu)
khi chữa lành một người bệnh, ông
được quyền hưởng một món thù lao to
nhỏ tùy bệnh nặng nhẹ, một con gà giò, một
con heo, một con trâu v.v… Ngược lại, trường
hợp bệnh nhân không khỏi mà lại ngủm đi, thì
thầy mo có bổn phận
ngược lại là tặng cho nhà hiếu một món
đồ, như khăn đóng, ống điếu,
một xâu hạt đeo cổ… làm vật tùy táng bỏ theo
quan tài người chết. (Trích “Lạc quan trên miền
thượng”, trang 96. Tác giả Phòng Thanh Quang. Bài nói
chuyện về người thượng của
Đức Cha Cassaigne ở Saigon, 3.1.1943)
XXX
|