·
May
mắn hơn người Do Thái, chúng ta nhờ đã xem
lời giải thích c.51 ở Bài 2 (tr.155tt và tr.179tt) mà
hiểu rằng: Thịt Máu Chúa Giêsu, sau khi được
hiến dâng làm lễ hy sinh
trên thập giá, đã được Thiên Chúa Cha chấp nhận và thần hóa bằng việc
phục sinh, bởi vậy không còn là thịt và máu
thông thường nữa, nhưng đã được
biến đổi trở nên thần thiêng
để ban Sự Sống thần linh. Vì thế khi chúng
ta lên Rước Lễ, vâng theo lời Chúa Giêsu dạy là
hãy ăn Thịt uống Máu Chúa, chúng ta sẽ không thấy
nhờm gớm như thể phải ăn miếng
thịt và uống máu thông thường nữa.
Sách Tin Mừng cho chúng ta
thấy vài ví dụ minh họa về sự biến
đổi thần diệu ấy nơi Chúa Giêsu : Sau
phục sinh, Chúa Giêsu dường như đã biến
đổi thành con người khác lạ, đến
nỗi :
-
khi Người hiện ra với cô Maria Mađalêna, cô
không nhận ra Người cho đến khi Chúa gọi
đích danh : “Maria” ;
- hay như khi hai môn đệ
đi về làng Emmau, không nhận ra người khách
lạ đồng hành bên cạnh là Chúa, cho đến lúc
Người lập lại cử chỉ “bẻ bánh”
như ở bữa Tiệc Ly. Vừa chính lúc ấy,
Người lại biến đi mất...
- Ngay cả khi nơi ở
của các Tông đồ dù cửa đóng then cài kín mít, vì
sợ người Do Thái đến bắt, nhưng
Người vẫn có thể hiện đến với
họ trong nhà, tường vách không cản được
Người !
Các tích đó cho thấy con
người Giêsu sau phục sinh đã biến
đổi trở nên thần thiêng không còn bị ràng
buộc bởi các định luật tự nhiên của
trái đất. Tất nhiên Thịt Máu Người
cũng trở nên thần thiêng, làm Của Ăn Thiêng
cho loài người.
·
Nếu
Thịt Máu đã biến đổi trở nên thần
thiêng, thì loài người phàm trần làm sao lãnh nhận
được?
Xin trả lời : Với
sự khôn ngoan thượng trí vô song của Thiên Chúa, Chúa
Giêsu đã nghĩ ra một cách, để người phàm
trần chúng ta có thể lãnh nhận được
Thịt Máu đã trở nên thần thiêng của
Người mà sống :
đó là lập Bí tích Thánh Thể, hay
nói cách khác, Chúa Giêsu làm cho Thịt Máu đã trở nên
thần thiêng của Người ‘ẩn dưới’ hình
bánh hình rượu cho
người phàm dễ lãnh nhận.
Nhưng
vẫn có những người không hiểu ý tốt
của Chúa khi “ẩn mình dưới” hình bánh rượu
như thế, cho nên cứ muốn thấy Thịt
Máu thật của Chúa, vì thế họ đưa ra
thắc mắc: “Hội Thánh nói : Lên rước Mình thánh Máu
thánh Chúa, song tôi đâu có thấy Thịt Chúa Máu Chúa, chỉ
thấy miếng bánh và rượu nho”.
Có lẽ
để thoả mãn đòi hỏi của mấy
người cứng tin ấy, cũng như để
củng cố đức tin non yếu hay nghi ngờ
của nhiều tín hữu, nên đôi lần Chúa đã làm
phép lạ cho hình bánh hình rượu bỗng nhiên hiện
hình thành thịt tươi máu đỏ thật. Đan
cử một hai ví dụ: Thế kỷ VIII, ở thành
Luciano, nước Ý, bánh và rượu sau khi truyền phép
đã hóa thành Máu và Thịt Chúa. Phép lạ này đã
được Hội Thánh công nhận.
1) Hình trái : Bánh thánh trở thành Thịt Chúa, nay
miếng thịt ấy đã khô lại và được
đặt trong mặt nhật.
2) Hình giữa : Máu thánh cũng đã đông lại
đóng cục và được đựng trong chén phalê.
3) Hình phải: Cả hai thiết bị đựng
Thịt và Máu Chúa được nghệ nhân khéo léo ghép thành
một hào quang mặt nhật, có hai tượng Thiên
thần đứng trên một cái đế nâng đỡ.
Còn mới
đây ở thế kỷ 21 này, Thiên Chúa lại muốn
củng cố niềm tin của chúng ta đang sống
trong thế kỷ đầy óc duy lý, bằng một phép
lạ Thánh Thể thần diệu nữa.
Trong một
bản tin của “Phong trào Maria”, có kể lại Phép lạ máu chảy ra
từ Mình Thánh Chúa, trong Thánh Lễ do Đức Giám Mục CLAUDIO GATTI cử hành.
Để trọn vẹn tính xác thực, xin nhường
lời cho chính Đức Giám mục :
“Vào
ngày 11-6-2000, nhằm Lễ Đức Chúa Thánh Thần
hiện xuống, trong lúc tôi dâng Thánh Lễ tại Thánh
đường Đức Mẹ Thánh Thể, thì một
phép lạ Thánh Thể tuyệt vời đã
xảy ra.
Ngay khi tôi vừa đọc xong
lời truyền phép Thánh Thể, máu bắt đầu
chảy ra từ Mình Thánh Chúa… Tôi cúi xuống Mình Thánh Chúa
mà tôi đang cầm trong đôi tay, và tôi dán mắt nhìn vào
Máu Thánh đang lan rộng ra gần hết Mình Thánh.
Tôi sững người trong một khoảnh khắc
tưởng như bất tận đối với
những người đang hiện diện trong Thánh đường. Họ tưởng tôi
bị bệnh, vì do quá xúc động, mặt tôi tái
nhợt đi rồi lại đỏ bừng lên. Khi tôi
trấn tĩnh lại được một chút, tôi giơ
cao Mình Thánh lên. Những người hiện diện trong Thánh
Lễ đều xúc động, nhưng mọi sự
đều diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm… […]
Sau khi đọc lời
truyền phép Máu Thánh, và nâng Chén Thánh lên, tôi cầm lấy
đĩa thánh đựng Mình Thánh chảy máu…, đi
giữa hai hàng ghế trong Thánh đường, để
cho những người có mặt ở đó thấy rõ,
biết chắc sự thật đã xảy ra như
thế, ngửi được hương thơm từ
Mình Thánh chảy máu tỏa ra, và làm chứng trong
tương lai rằng : Phép lạ Thánh Thể tuyệt
vời đã xảy ra.
Khi tôi “bẻ bánh”, Máu
Thánh tiếp tục nhỏ giọt trước mắt
những người hiện diện.
Mặc dù rất
tiếc, tôi phải rước Mình Thánh chảy máu đó,
vâng theo luật số 113-116, chương IV dạy trong giáo
huấn về cử hành Thánh Lễ có trong Sách Lễ. Khi
rước Mình Thánh Chúa, tôi được hưởng
hương vị ngọt ngào của Máu Thánh Chúa Giêsu, và tôi
cảm thấy sức nóng mãnh liệt cũng như
hương thơm ngọt ngào xâm chiếm khắp
người tôi.”
Cho dù một
vài lần, Thiên Chúa làm những phép lạ kể trên
để củng cố niềm tin yếu ớt của
con cái, nhưng cách chung, chúng ta phải nghe Đức Giáo
Hoàng Lêô Cả có lần đã nói rằng : “Những gì hữu hình nơi Chúa
Cứu Chuộc chúng ta thì đã được chuyển
vào các bí tích !” Hiến tế máu đổ thịt
rơi xưa, với tất cả những gì hữu hình
thấy được (quân lính, cây gỗ thập giá,
đinh sắt, mũ gai v.v...), nay đã ẩn trong Bí tích
huyền nhiệm, tức là dưới hình bánh và hình
rượu trơ trụi, mà đức tin cho ta nhận
biết là ở đó chính Máu Thịt Chúa Giêsu hiện
diện thực sự.
Kết luận :
Chúng ta, người phàm
trần, có thể lãnh nhận Mình và Máu Chúa, nay đã
trở nên thần thiêng, khi ta lấy lòng tin mà lên
rước Bí tích Thánh Thể, tuy là một cái gì vật
chất (hình bánh, hình rượu ta thấy và cảm
nhận được mùi vị), song nó là ‘dấu chỉ’
về một thực tại thiêng liêng sâu kín, tức là
chính Chúa Kitô đã hiến thân chịu chết và đã
sống lại “ẩn mình” trong đó. Và khi ta lãnh nhận
Bí tích ấy, chúng ta tiếp nhận đích thân Chúa
Kitô Tử nạn và Phục sinh sống động đang
ở trong vinh quang Chúa Cha.
*
Việc hiến tế thân mình của Chúa Giêsu
để nên Thần lương mà chúng ta là Kitô hữu
chấp nhận tin, thì trái lại đối với
người Do Thái lại thêm một cớ nữa
để họ chống đối : vì theo Lề Luật
Thiên Chúa trong Cựu Ước, không bao giờ
được phép hiến tế mạng người. Ngày
xưa, có đôi lần người Do Thái chạy theo phong
tục ngoại giáo sống chung quanh, đã tế sát con
mình để làm lễ cúng tế thần linh (1 V 16.34; 2 V
3.27; 16.3; 2 Sb 28.3; 33.6; v.v…). Việc này đã bị Thiên Chúa
kịch liệt lên án (xem Lv 18.21; 20.2-5; Tv 105.37t; Gr 7.31; 19.5;
Ed 16.19,22 v.v..). Chính Thiên Chúa đã dạy họ luật
cấm ấy bằng một bài học cụ thể
sống động : Khi Người truyền cho ông Abraham
đem tế sát con một là Isaac (thực ra chỉ là
để “thử lòng ông” thôi, St 22.1), cho nên vào chính lúc ông giơ
dao lên định giết con, Thiên Chúa ngăn lại :
"Đừng giơ tay hại đến đứa
trẻ!" (St 22.12).
|