Kitô hữu
chúng ta ngày nay cũng có “tế đàn” là bàn thờ
để dâng Thánh Lễ lên mà “cầu đảo”,
nghĩa là dâng Tế Lễ của Chúa Kitô lên Thiên Chúa Cha, ta
‘cầu’ xin Người
thương xót ‘đảo’
án phạt thế giới đáng phải chịu do tội
lỗi mình, trở thành ơn tha thứ, cứu độ
và bình an. Và người đứng ra đại diện
chúng ta làm thầy tế lễ mà cầu đảo, không
còn phải là một người nào, cho dù là một ông vua
như vua Giô-sa-phát nữa, mà là chính Thượng tế
Giêsu, là Chúa và là Đầu chúng ta ! Vì thế, trên thế
giới này chẳng có gì hữu hiệu hơn Tế
Lễ của Người để cầu đảo.
Qua những phương thế
truyền thông, báo đài, Tivi, mạng điện toán v.v…
chúng ta hằng ngày đã thấy quả thật thế
giới chúng ta ngày nay tội lỗi tràn ngập như thác
lũ, đáng bị Thiên Chúa trừng phạt, giống
như ngày xưa khi Thiên Chúa xóa sổ loài người
bằng trận lụt Đại Hồng thủy :
“ĐỨC CHÚA thấy rằng trên
mặt đất sự gian ác của con người
quả là nhiều, và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính
những ý định xấu. ĐỨC CHÚA hối
hận vì đã làm ra con người trên mặt đất,
và Người buồn rầu trong lòng. ĐỨC CHÚA phán : “Ta
sẽ xoá bỏ khỏi mặt đất con người
mà Ta đã tạo dựng, từ con người cho
đến gia súc, giống vật bò dưới đất
và chim trời, Ta hối hận vì đã làm ra chúng.” (St
6.5-7).
Hãy đảo
mắt nhìn xem : Nơi cá nhân và trong gia đình thì người
nào cũng ích kỷ, chỉ chạy theo sở thích dục
vọng, đam mê riêng mình, vợ chồng thì tranh chấp,
cãi cọ, bạo hành, rồi thêm những tệ nạn đồng
tính luyến ái, ly dị, phá thai, gia đình đổ
vỡ, con cái hỗn láo, không vâng lời cha mẹ, bỏ
nhà đi bụi đời, nghiện ngập xì ke ma túy; vào
băng đảng xã hội đen; còn ngoài xã hội thì bê
bối, đầy dẫy tham nhũng, tranh giành, gian
dối, lừa đảo, hận thù, bạo lực, khủng
bố, chiến tranh v.v…và v.v…
Thật là
một cảnh tượng vô cùng nguy ngập, vì ngày nào mà
mức tội lỗi lên thấu tới trời, liệu
ta có tránh được sự trừng phạt của
Thiên Chúa không ? Hay cũng sẽ bị tiêu diệt như
Sôđôm và Gômôra ngày xưa (St 18.-19.) ?
Đây không
hề là một chuyện tưởng tượng ra
để hù dọa !
Đây thực tế là một
tình thế đen tối và nguy ngập, vậy còn cần
Hiến Tế cầu đảo của Chúa Giêsu hơn bao
giờ hết, như lời Thư thứ nhất của
Thánh Gioan viết :
"Nếu
ai (trót) phạm tội thì (này) chúng ta có một Đấng
Bảo Trợ trước Thánh Nhan Chúa Cha : đó là
Đức Giêsu Kitô, Đấng Công chính. Chính Người
là của lễ đền tội vì tội lỗi chúng
ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng
còn vì tội lỗi của cả thế gian nữa"
(1 Ga 2.1-2).
Của Lễ đền
tội của Người, tuy dâng trên thập giá ngày
xưa trên đồi Canvê, song vẫn luôn tác động
cứu rỗi thế giới, bởi đâu ? Bởi vì
Của Lễ Đền Tội ấy vẫn luôn còn
tồn tại, do sự chấp nhận và thần hóa
một lần là vĩnh viễn không bao giờ qua đi
của Thiên Chúa (như ta đã học biết, 167tt; 176tt;
198tt), và Thư Do Thái đã xác quyết :
"Đức
Giêsu Kitô, chính vì Người hằng sống muôn
đời, nên chức vụ tư tế (cùng với
hiến tế) của Người tồn tại mãi mãi. Do
đó, Người có thể đem ơn cứu độ
vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà
tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy,
Người hằng sống để cầu bầu cho
họ." (Dt 7.24-25)
Theo những gì
chúng ta đã học biết, có thể diễn tả ý
nghĩa của đoạn thư ấy như sau : Nay
ở trên trời Chúa Giêsu vẫn hằng sống cho
nên chức vụ tư tế của Người
vẫn còn tồn tại, mà có chức vụ là
để thi hành việc tế lễ, vậy trên
trời Chúa Giêsu vẫn đang thi hành tế lễ cứu
độ ấy, đồng thời ở dưới
đất thì, nhờ thừa tác vụ của linh mục,
Người cũng đang dâng mình tế lễ cứu
độ ấy trong Thánh Lễ hằng ngày trên bàn thờ.
Các dân tộc ngoại giáo
lập đàn cầu đảo chỉ là một việc
khẩn xin cầu may, mong nhờ lòng Trời xót
thương, nhưng không có gì cũng như không có ai
bảo đảm sẽ được nhậm lời.
Còn chúng ta thì đã có sự bảo đảm là lời
hứa chắc chắn tha thứ của Thiên Chúa :
“Nếu
kẻ gian ác từ bỏ mọi tội lỗi mình đã
phạm mà tuân giữ mọi quy tắc của Ta, cùng thi
hành điều chính trực công minh, thì chắc chắn nó
sẽ sống, nó không phải chết. Mọi tội
phản nghịch nó phạm, người ta sẽ không còn
nhớ đến; nó sẽ được sống vì
đã thi hành lẽ công minh. Chẳng lẽ Ta lại vui
thích vì kẻ gian ác phải chết - sấm ngôn của
ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng - Ta lại không muốn
cho nó từ bỏ đường lối của nó mà
được sống sao ?” (Ed 18.21-23; 33.16)
“Ta lấy mạng sống Ta mà thề
-sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng- Ta
chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui
khi nó thay đổi đường lối để được
sống. Hãy trở lại, hãy từ bỏ
đường lối xấu xa của các ngươi mà
trở lại. Sao các ngươi lại muốn chết,
hỡi nhà Ít-ra-en ?” (Ed 33.11)
“Chúa kiên
nhẫn đối với anh em, vì Người không
muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho
mọi người đi tới chỗ ăn năn
hối cải (để được sống).” (2 Pr 3.9)
Nhất là chính Thiên Chúa còn
ký kết giao ước tha tội bằng máu Chúa
Giêsu :
"Chén này là giao
ước mới, lập bằng máu Thầy, máu
đổ ra vì anh em" (Lc
22.19-20), "và cho muôn
người được tha tội." (Mt 26.28).
SUY NGHĨ VÀ THỰC HÀNH
Nếu nhân loại không có cách
chi để cầu đảo, hay có lập đàn cầu
đảo thì cũng chỉ là cầu may, phần chúng ta
đã có Thánh Lễ với bảo đảm bởi
lời hứa của Thiên Chúa sẽ nhậm lời,
vậy khi đi dâng Thánh Lễ, với ý thức Thánh
Lễ có giá trị cầu đảo cho toàn thế
giới vô cùng hữu hiệu như vậy, ta hãy dâng Thánh
Lễ để “cầu” xin Thiên Chúa “đảo” các hình
phạt đáng phải chịu vì tội lỗi thành tha
thứ và bình an cho thế giới, cách riêng cho nước
VN chúng ta!
Chúng ta
thường nghe người ta khuyên cầu nguyện
bằng cách đọc kinh này, kinh kia, ví dụ “Giêsu, Maria,
Giuse lòng con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn”, là
cứu được các linh hồn. Nếu một kinh
nhỏ bé như thế còn có sức cứu linh hồn, phương
chi cầu nguyện bằng chính Thánh Lễ, ở đó
chính Máu Thánh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, đã
đổ ra làm của tế lễ để tha tội,
để cứu rỗi (1 Ga 2.1-2) và nay lại tái hiện
trên bàn thờ, thì càng có sức tha tội và cứu
độ và ban bình an hơn vô cùng biết bao !
Dám mạnh miệng nói rằng,
sở dĩ Thiên Chúa còn chưa trừng phạt tội
lỗi tràn trề của nhân loại chúng ta ngày nay, là
bởi vì khắp nơi trên thế giới, hằng ngày
cả ngàn vạn Thánh Lễ dâng Mình Máu Chúa Giêsu, làm tế
lễ cầu đảo, khẩn xin Thiên Chúa nhớ
đến Giao Ước tha tội Người đã long
trọng ký kết trong Máu Đức Giêsu Con Cực Thánh
Chúa mà thề rằng : "Này là Giao Ước mới,
lập bằng máu Thầy, (máu) đổ ra vì anh em"
và "cho muôn người
được tha tội". (Lc 22.20; Mt 26.28)
Qua câu đó, như thể
Chúa Cha phán rằng :
“Khi nào Ta thấy Máu Con Ta, đã
đổ ra trên thập giá ngày xưa, được dâng
lên lại trong Thánh Lễ – vì trong Máu đó, qua lời
của Con Ta, Ta đã cam kết tha thứ tội lỗi
cho muôn người – thì Ta sẽ đổi cơn thịnh
nộ của Ta định trừng phạt tội
lỗi loài người, trở thành tha thứ và phúc lành.”
Thực
hành cụ thể :
Dựa vào lời Thiên Chúa cam kết tha
tội trong Máu Chúa Giêsu trên đây, thì khi đi dự Thánh
Lễ, đến chỗ Linh mục chủ tế dâng chén
Máu Thánh Chúa lên, chúng ta hãy thầm thĩ cầu xin :
"Vâng
lệnh Chúa Giêsu truyền, chúng con dâng chén Máu Người
lên Cha, xin Cha nhớ đến Giao ước tha tội Cha
đã ký kết trong Máu này mà thương xót tha thứ
tội lỗi cho nhân loại chúng con."
Tích
truyện
Chính vì tin vào giá trị cầu
đảo cứu độ của Thánh Lễ mà Thánh
Louis, vị hoàng đế nước Pháp, một
vị hoàng đế tốt lành thánh thiện, một
người rất siêng năng làm việc, ngài đam mê
hoạt động hơn bất cứ một
người đàn ông nào trong xứ sở của ngài,
vậy mà ngài vẫn tìm thời giờ để dự hai
ba Thánh Lễ mỗi ngày. Mấy người cận
thần của ngài nói: “Hoàng thượng đã đóng
thuế quá nhiều cho những Thánh Lễ.” Ngài trả
lời: “Nếu ta dành thời giờ săn đuổi
những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh
đình với bạn bè, coi hát mỗi ngày, có thể các
người than phiền rằng ta đã dành thời
giờ quá nhiều cho những thú vui đó. Nhưng này các
bạn tốt của ta ơi, các người quên rằng
ta dự Thánh Lễ mỗi ngày không phải chỉ
để cầu nguyện cho bản thân ta, mà còn cầu
cho cả đất nước của ta, vì ngoài những
Thánh Lễ ra, ta không còn cách nào khác tốt hơn để
làm việc đó.”
***
Trích bài The wonders of mass, của cha O’Sullivan, bản
dịch của Thuận Hà : Những
sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa.
|