G
- THÁNH LỄ LÀ MỘT TẾ LỄ CẦU ĐẢO
Cầu đảo là “cầu” Thiên Chúa tha tội
và “đảo”
các hình phạt thành phúc lành cho nhân loại. Mà Thánh Kinh
quả quyết : "Máu không đổ
thì tội không được tha" (Dt 9.22), vì
thế hiến tế của Chúa Kitô cũng phải
đổ máu ra để mưu cầu ơn tha tội cho
nhân loại, nhờ đó họ được tha các hình
phạt và còn được mọi phúc lành:
“Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc
đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế
như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của
Người (đã đổ ra sẽ) thanh tẩy
lương tâm chúng ta khỏi những việc
(đưa tới sự) chết." (Dt
9.14).
Tẩy
sạch lương tâm không chỉ của những Kitô hữu
chúng ta mà thôi, mà còn của toàn thể nhân loại
:
“Chính
Đức Giê-su Ki-tô là của lễ
đền bù tội
lỗi chúng ta,
không những tội lỗi chúng ta mà thôi,
nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.” (1 Ga
2.1-2)
- Thắc mắc : Tại
sao máu phải đổ ra, tội mới được
tha?
Thư Do thái khẳng định :
Máu có
sức thanh tẩy
9 18 "Giao
ước thứ nhất cũng đã khai sáng bằng máu.
19 Quả thế, sau khi ông Mô-sê công bố cho toàn dân
mọi điều răn như đã ghi chép trong Sách
Luật, thì ông lấy máu các con bê, con dê hoà lẫn
với nước, rồi dùng len đỏ thắm và cành
hương thảo mà rảy trên chính cuốn Sách Luật cũng
như trên toàn dân và 20 nói: Đây là máu giao
ước, Thiên Chúa đã truyền cho anh em tuân giữ.
21 Rồi,
cũng theo cách thức đó, ông
rảy máu vào lều thánh và mọi đồ phụng
tự. 22 Chiếu theo Lề
Luật, hầu hết
mọi sự đều được thanh tẩy
bằng máu. Không có máu đổ ra, thì không có ơn tha
thứ.
23 Vậy,
nếu các hình ảnh mô phỏng những thực tại
trên trời còn cần phải được thanh tẩy
(bằng máu) như thế, thì chính những thực tại
trên trời đó lại càng phải được thanh
tẩy bằng (máu của) những hy lễ cao trọng
hơn biết mấy." (Dt 9.18-23)
Giải thích :
Phải
đổ máu ra mới thanh tẩy được nhơ
uế, tội lỗi.
Thư Do Thái minh chứng bằng một việc so sánh : Cựu Ước chỉ là hình bóng của thực
tại trên trời sau này, mà còn phải dùng máu (súc vật)
mà thanh tẩy mọi vật, mọi người như
vậy, huống chi những thực
tại trên trời – do Chúa Giêsu mang lại trong
thời Tân Ước – lại càng cần được
thanh tẩy hơn biết mấy bởi máu của lế
tế cao trọng hơn, tức là tế lễ của
Chúa Kitô !
Ở đây có hai ý tưởng
cần giải thích :
1)
Phải đổ máu mà thanh tẩy ô uế và tội
lỗi.
2) Tế
lễ đổ máu của Chúa Giêsu thì cao trọng và
hữu hiệu hơn cả, chẳng có tế lễ nào
sánh kịp.
Về ý
tưởng 1) : Phải đổ máu để thanh
tẩy tội lỗi, tại sao?
Để trả lời, xin
nhớ lại truyền thống hiến tế cổ truyền : Loài người thuở xưa muốn làm thần linh nguôi
giận tha mạng, tức là
được tha thứ và được ơn nghĩa
với
thần linh thì họ làm thế nào ? Họ đã
sáng chế ra việc hiến
tế qua đó họ sát tế con vật – mà sát tế
là phải đổ máu ra - rồi hỏa thiêu tế
vật mà dâng lên cho thần linh (xem lại tr.170tt). Họ không thể đổ máu mình ra, thì họ
lấy những sự vật hay những con vật quí giá
nhất, thân thiết nhất đổ máu ra thay thế
cho họ. Mạng sống đổi lấy
mạng sống : được
thần linh bảo toàn mạng sống cho mình, tha mạng
cho mình, thì phải dâng mạng sống nếu không của
mình thì của một vật thay thế. Thần linh chấp
nhận hiến tế, ngửi lấy hương thơm của lễ do làn khói bốc lên, và
nguôi giận, thi ân giáng phúc xuống cho họ.
Hiến tế
trên thập giá của Chúa Giêsu cũng vậy, Người
phải bị sát tế, bị giết đổ máu ra làm
của lễ đền tội dâng lên Thiên Chúa, để
Thiên Chúa nguôi giận, mà tha mạng cho nhân loại chúng ta
đáng phải chết vì đã phạm tội.
Về ý tưởng 2) : Hy lễ đổ máu của Chúa
Giêsu cao trọng hơn và có hiệu lực hơn tế
lễ bằng máu loài vật của Cựu Ước:
13
"Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro
của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ
nhiễm uế còn thánh hoá được họ,
nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch 14 thì máu của Đức Ki-tô càng hiệu lực
hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng
hữu thúc đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến
tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người (đổ ra sẽ) thanh
tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc
(đưa tới sự) chết, để chúng ta
xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng
sống." (Dt 9.13-14)
Giải thích :
“Những
kẻ nhiễm uế” là ai ? Là dân chúng mắc tội, kể cả
các tư tế Lêvít, ngay cả những đồ
vật như lều thánh, bàn thờ và mọi
đồ phụng tự v.v… một khi bị nhiễm
uế (Ds 19.2-12), tất cả đều phải
được thanh tẩy bằng máu (Lv 8.15,24-30; 9.15-18;
12.7-9; 16.19). Vậy, nếu máu những con vật
bị sát tế :
-đem rảy lên các
đồ vật còn làm cho đồ vật này
được hiến thánh để xứng đáng
được dùng trong việc thờ phượng Thiên Chúa ;
-và đem rảy trên mình những
con người nhiễm uế cũng làm cho thân xác
họ hết ô uế, nên trong sạch, được
thánh hóa, để có thể ra trước mặt Thiên
Chúa Chí thánh mà thi hành việc tế tự tại
đền thờ,
-phương chi “Máu của Đức Ki-tô”,
Con Một Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa (Ga 1.1), đã
đổ ra trên thập giá “càng hiệu lực hơn
biết mấy”, không chỉ thánh hóa hay tẩy
sạch thân xác mà còn “thanh tẩy lương tâm”
chúng ta “khỏi những
việc (đưa tới sự) chết”! (Ep 2.1)
Một khi
lương tâm đã được tẩy sạch,
tức là
được tha thứ tội lỗi, con
người mới “xứng
đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống”, và lãnh
các phúc lành của Người, vì không có gì nhơ bẩn mà
có thể ra đứng trước Nhan Thánh Thiên Chúa
được, huống chi còn hòng phụng thờ
Người và hưởng phúc lành của Người !
Nhờ
đâu máu Đức Giêsu có hiệu lực cao hơn như
thế?
Thánh Thư giải đáp : đó là vì hiến tế của Chúa
không như tế lễ của loài người,
Thứ nhất : hiến tế của loài người
là vì họ tự ý dâng lên, và với tâm tình vụ
lợi, mong được ban phúc, che chở, hộ phù
v.v…, còn Chúa Giêsu là “nhờ
Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy” mà dâng,
Thánh Thần là tình yêu tinh tuyền, không mưu tư
lợi, chỉ mưu cầu ơn cứu rỗi cho
người thế.
Thứ hai : loài người chỉ dâng lên những
đồ vật hoặc súc vật là vật ngoài thân,
còn “Đức Ki-tô đã tự
hiến tế chính thân mình như lễ vật
vẹn toàn (hoàn toàn tinh sạch, thánh thiện) dâng lên
Thiên Chúa”
Thứ ba : của
lễ không là một vật gì của thế gian này, mà là
chính thân mình Con Một Thiên Chúa hằng sống, và cũng
là Thiên Chúa, hẳn có giá
trị vô cùng vô tận, đến nỗi có thể nói :
chỉ cần một giọt máu hay mồ hôi Chúa Giêsu
Con Thiên Chúa đổ ra mà thôi, thì cũng có sức cứu
không phải một thế giới mà muôn ngàn thế
giới nữa.
|