Thống hối - R.
Gutzwiller
Những lời này của Đức
Giêsu trong đoạn Tin mừng này có tầm quan trọng và
sự khẩn khoản thiết tha. Tâm tình đó, yêu sách đó còn tăng
thêm và đưa đến cụ thể là lời kêu
gọi hoán cải sâu xa và thống hối thực tình.
Đức Kitô dựa vào một vài
biến cố để đưa ra lời kêu gọi
đó và soi sáng bằng một dụ ngôn.
1. Bài
học của các biến cố
Trong một cuộc tế lễ
tại đền thờ, Philatô sai quân tàn sát một nhóm
người Galilê, người ta đã tố cáo với
quan người họ mưu tâm phản loạn. Tại Galilê, các cuộc bạo
động lại liên tiếp xẩy ra.
Hơn thế, gần hồ Siloê,
một cái tháp sụp đổ chôn sống mười tám
mạng. Dân
chúng tin rằng những biến cố đó là hình phạt
Thiên Chúa ra để trừng trị tội lỗi của
các nạn nhân.
Nhưng Đức Giêsu bài bác lập
luận đó. Những người vong mạng đó không
xấu xa hơn những kẻ còn đang sống. Tai
nạn không đồng nghĩa với hình phạt mà là
những lời cảnh cáo: ‘Nếu các các anh các chị
không ăn năn hối cải, thì các
anh các chị cũng sẽ bị huỷ diệt như
vậy’. Lời quả quyết nghiêm khắc
ấy được nhắc đi nhắc lại hai
lần. Lời đó nhắc đến
ngày suy tàn của Giêrusalem đang gần đến.
Đối với người
đương thời vừa nhằm vào ngày thế
mạt, một sự kiện mà mọi thời đều
mong đợi, và trước hết nhắm tới
vận mạng sau cùng của mỗi thụ tạo. Tất cả các tai
hoạ (theo Đức Giêsu và sách Khải huyền)
đều là những dấu cảnh cáo của Thiên Chúa.
Con người không thể sống quá an tâm trên đường đời và
sống thản nhiên hết ngày này qua ngày khác. Họ phải biết nguy cơ nào đang đe
doạ mình và nhận mình sẽ không hề biết giây phút
cuối đời của mình là lúc nào. Cho
nên lợi dụng thời giờ còn lại để
hồi tâm và thống hối.
Con người sẽ được
cứu thoát miễn là biết phó thác vào ân
sủng vào tình thương của Thiên Chúa và vì là tội
nhân họ phải nại đến ân sủng của Ngài.
Khẩn nài Thiên Chúa đó là tín hiệu cấp cứu
của con người trong cơn nguy biến. Lúc đó,
thống hối giống như chiếc tầu an toàn của Noe trong cơn hồng thuỷ
của cuộc sống. Con người luôn luôn thấy có
những tai hoạ; cho nên họ ít quan
tâm đến tầm quan trọng của các dấu
hiệu cảnh cáo đó. Tuy nhiên, mỗi
người không thể biết nếu chưa gặp
phải. Những lời bình luận
của Chúa được trình bày một cách mập mờ
và phải biết lắng nghe mới có thể lãnh hội
được.
2. Dụ
ngôn
Đức Giêsu minh giải vai trò
khẩn thiết của thống hối qua dụ ngôn cây
vả cằn cỗi. Người ta để nó sống một
thời gian nữa. Nếu nó không có ích, người
ta sẽ chặt đi
Dụ ngôn này hợp với tình
trạng của Israel. Thiên Chúa đã ưu ái
họ, đã chăm sóc họ như chưa từng
thấy. Ngài ban cho họ luật pháp, tiên tri, giao
ước, đền thờ và ngày nay còn cho họ có
cơ may cuối cùng để định đoạt. Con
Thiên Chúa làm người đã đến với họ. Nếu họ không hối cải ngay, số
phận của họ sẽ bị định
đoạt.
Dụ ngôn đó cũng am hợp
với chúng ta. Chúng ta có Giáo Hội, các bí tích, giao
ước mới, sách Tin mừng, nhất là có Chúa hiện
diện ngày đêm. Vì thế không ai có thể
phàn nàn điều gì. Mỗi người đã
được chăm lo cách quá ư trọng hậu…
Nhưng con người cũng phải
đóng góp về phía mình. Con người không thể ỷ
lại vào Giáo Hội và các bí tích, hay tệ hơn dựa
vào đám quần chúng để sống tầm thường
như họ. Phải có suy nghĩ, hồi tâm
và lấy lòng thống hối chân thành để hoán cải
tình trạng của mình. Chỉ trong
trường hợp đó, họ mới được
ơn trợ giúp.
Kitô giáo không phải là bảo hiểm
sinh mạng, cũng không phải là bảo vệ an ninh. Trái lại, nó đe doạ sự an toàn giả tạo và tha thiết kêu gọi
thống hối. Càng tránh né vấn đề người
ta càng đi vào con đường suy vong.
|