Để bổ khuyết cho
tình trạng đó, trước hết chúng ta nên biết
đời sống đạo có 2 chiều kích :
1. Chiều kích Hướng
thượng : Hướng lên Thiên Chúa Cha, (cả Ba Ngôi
Thiên Chúa), chúng ta chiêm ngắm, thờ lạy, ca tụng,
ngợi khen, tạ ơn, tin tưởng, yêu mến,
gắn bó với Người.
2. Chiều kích
Hướng hạ : Hướng xuống chúng ta. Chúng
ta lo thi hành Lời Chúa, làm việc đạo đức,
cầu xin và lãnh nhận các ơn phúc xuống cho mình…
Đến
với Thánh Lễ, chúng ta trước tiên phải tập
cho quen “hướng thượng”, nghĩa là hướng lên Thiên Chúa,
để hân hoan ca tụng, ngợi khen Chúa Cha đã yêu
thương và ban cho chúng ta mọi sự : không kể
vũ trụ mênh mông bao la, thiên nhiên tươi đẹp
với bao sự kỳ diệu, rồi ban lương
thực và mọi sự cần thiết cho đời
sống thể xác, nhất là mọi điều thiết yếu
cho đời sống linh hồn, đặc biệt
chẳng tiếc ban cả Con Một, truyền cho Người hiến thân hy
sinh chịu chết để cứu độ ta, và sau
đó còn trở thành Thần Lương nuôi sống và giúp
sức cho ta đi trọn con đường lữ
thứ về tới quê trời (Pl 3.20), nơi hạnh phúc
muôn đời.
Ta phải chú
tâm đến chiều kích “hướng thượng” này,
không chỉ để làm vui lòng Thiên Chúa, mà còn hình như là điều
cần phải có khi tiếp xúc với Thiên Chúa !
- Đúng vậy, khi dạy cho chúng ta kinh Lạy Cha,
chẳng phải Đức Giêsu đã làm như thế sao
? Ba lời nguyện đầu là “hướng
thượng” lên Thiên Chúa :
“Nguyện ước cho Danh Cha
cả sáng,
Nước Cha trị
đến,
Ý Cha thể
hiện…”
Sau đó
những lời cầu xin mới “hướng hạ”
xuống chúng ta: cầu xin cho những nhu cầu phần
hồn cũng như phần xác của ta: Lương
thực hằng ngày; tha tội nợ, gìn giữ khỏi sa
các chước cám dỗ và khỏi mọi sự dữ…
- Hãy xem trên
Thiên Đàng kìa ! Phận sự chính của các Thiên thần
là chiêm ngắm, thờ phượng, ca ngợi Thiên Chúa : “Thầy nói cho anh em biết : các
thiên thần … ở trên trời không ngừng chiêm
ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên
trời.” (Mt 18.10)
- Ở
dưới thế này, các dòng khổ tu, như Biển
đức, Châu Sơn hay Dòng Kín v.v…, cũng ra sức
bắt chước trên trời : chuyên lo việc
đọc kinh, cầu nguyện, thờ lạy, ca tụng
Thiên Chúa, không đi rao giảng, không làm việc tông
đồ, hay việc từ thiện bác ái, mở nhà
thương, viện tế bần v.v… Thế mà Hội
Thánh lại coi những Dòng đó là ưu tuyển và có giá
trị cao hơn các Dòng hoạt động khác. Dòng Kín còn
được xem là Trái Tim của Hội Thánh. Các nam
nữ tu sĩ ấy đêm ngày cầu nguyện, khẩn
nài Thiên Chúa ban phúc lành hỗ trợ cho hoạt động
của Hội Thánh bên ngoài. Nhờ những hy sinh âm
thầm và lời cầu nguyện tha thiết dâng lên Thiên
Chúa đó, mà các linh mục hoạt động ngoài
đời mới có thể chu toàn nhiệm vụ Thiên Chúa
đã giao phó.
Vậy
vấn đề là : Làm sao thay đổi
được não trạng lợt lạt với Chúa Cha nói
trên của số đông người Công giáo VN ?
Quả
thật rất khó nếu chỉ dựa vào sức loài
người, song chúng ta biết rằng : “Nơi loài người, điều đó không
thể được, nhưng nơi Thiên Chúa, mọi
sự đều có thể được.” (Mt 19.26).
Vậy, chúng ta phải làm gì
đây ?
Phải quay trở về với Thánh
kinh, để qua đó Đức Giêsu dạy ta
được hiểu biết Chúa Cha. Chẳng phải
Người đã tuyên bố :
“Cha Tôi đã giao phó mọi sự
cho Tôi. Và không ai biết rõ người Con, ngoại trừ
Chúa Cha ; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, ngoại
trừ người Con và kẻ mà người Con muốn
mặc khải cho.” (Mt 11.27).
Vì “người Con này ở
trong cung lòng Chúa Cha (từ thuở đời đời nên
dò thấu hết mọi sự của Cha) và đã tỏ
bày cho chúng ta biết” (Ga 1.18).
Như
thế, muốn biết rõ Chúa Cha thì phải nhờ Chúa Con
mặc khải hay bày tỏ ra cho mà thôi !
Vậy, chúng ta hãy thành tâm van xin Chúa Giêsu
mặc khải cho ta biết Chúa Cha và tình yêu của
Người.
Hai môn đệ trên
đường về làng Emmau, đang buồn rầu
thất vọng vì Thầy Thánh của họ bị
giết, thế mà nhờ cái gì mà lòng họ lại bừng
cháy lên tràn trề vui mừng và hy vọng như thể
từ cõi chết mà sống lại vậy ?
- Nhờ Chúa Giêsu giảng
giải Thánh Kinh cho họ nghe:
“Họ
mới bảo nhau : "Dọc đường, khi
Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta,
lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?" (Lc 24.32)
Đến
lượt chúng ta cũng sẽ xảy ra như vậy,
nếu chúng ta đón nghe lời Thánh kinh.
Vậy
đây ta hãy nghe :
Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan,
Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô:
“Thiên Chúa yêu thế gian đến
nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của
Người thì khỏi phải chết, nhưng
được sống muôn đời.” (Ga 3.16)
Thế mới biết câu Thiên
Chúa yêu thế gian “đến nỗi” thật là thấm
thía hết sức, nó nói lên mức độ Tình Yêu cao
cả, vĩ đại, thâm sâu, siêu phàm, vô lường vô
hạn của Chúa Cha đối với nhân loại, yêu
thương “đến nỗi” thí ban Con Một yêu dấu
của mình chịu chết thập giá “để ai tin (nơi Người) thì khỏi
phải chết nhưng được sống muôn
đời”. Chúng ta cần cầu nguyện mới có
thể cảm nhận được Tình Yêu cao vời
ấy, bởi nó vượt trên trí hiểu của ta (Ep
3.19), nó đi ngược với những gì ta thường
quen sống, vì ở đời chẳng ai làm như
thế cả.
Phần đông chúng ta ai cũng
đã có gia đình, có con có cháu. Giả như chúng ta có đứa
con trai một, độc nhất, rất mực
thương yêu, cưng chiều, “nâng như nâng trứng,
hứng như hứng hoa”, có ai trong chúng ta đã bằng
lòng hy sinh nó cho một đứa bạn khác của nó
được sống không ? Không bao giờ !
Thánh kinh cũng biết thế
nên đã nói :
“Hầu
như không ai chết vì người công chính, họa
may có ai dám chết vì một người lương
thiện chăng.” (Rm 8.7).
Họa hoằn cũng có
người chết thay cho người đức cao,
quyền trọng. Trong lịch sử VN, có chuyện ông Lê
Lai liều mình cứu vua : Lúc ấy quân địch vây
ngặt quá, ông Lê Lai mới xin vua Lê Lợi cho mình liều
chết để cứu vua, bằng cách ông mặc áo mão
của vua, rồi thúc ngựa xông ra, quân địch
tưởng đó là vua Lê Lợi, kéo toàn quân đuổi
theo, và giết chết ông vua giả, đang khi đó,
ở đàng này vua thật trốn thoát.
Chết thay cho
một ông vua như vậy kể cũng đáng. Còn
chết cho người ác, người xấu lại là
chuyện khác ! Hãy thử tưởng tượng xem : có
một tên tướng cướp độc ác dữ
tợn, đốt làng phá xóm, giết người
cướp của, hãm hiếp phụ nữ, nay bị án
tử hình đích đáng. Có ai trong chúng ta thấy nó tội
nghiệp, nên bắt con mình chết thay cho tên khốn
nạn đáng ghét ấy không? Không đời nào ! Ngàn
lần không !
Ấy đấy, chúng ta chính là
những kẻ khốn nạn đáng gớm ghét đó !
Thế mà Thiên Chúa đã sai Con Một Người chết
khổ hình nhục nhã trên thập giá để cứu chúng
ta khỏi chết đời đời! Thánh Kinh quả
quyết rõ ràng :
“Quả
vậy, ngay khi chúng ta … còn là hạng người vô
đạo, … ngay khi chúng ta còn là những người
tội lỗi thì … Đức Ki-tô đã chết vì
chúng ta !”… khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên
Chúa đã để cho Con của Người phải
chết mà cho chúng ta được hoà giải với
Người… Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu
thương chúng ta” nói sao cho cùng. (Rm 5.6-8,10).
Có vẻ như Chúa Cha
thương nhân loại khốn nạn hơn Con yêu quí
của mình. Thánh kinh không nói, chúng ta sẽ không tin :
“Đến như chính Con Một, Thiên
Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì
hết thảy chúng ta”, thì
hỏi còn gì mà Chúa Cha lại tiếc không ban cho ta nữa ?
(Rm 8.32).
|