Yêu dấu
Lời kêu mời của Giáo hội
hướng chúng ta sống chay tịnh trong mùa chay này đã
bắt đầu được hai tuần lễ. Trong hai tuần lễ
vừa qua, chúng ta cũng đã chuẩn bị tâm hồn
mình để trở về với Chúa. Dấu
hiệu đầu tiên của sự trở về đó là
sự tha thứ. Chúng ta không thể nào
tha thứ được, nếu chúng ta không có sự khiêm
nhường trong đời sống. Trong
thánh lễ này chúng ta hãy hợp ý với nhau để xin
Chúa cho chúng ta biết sống chay tịnh, biết bắt
chước những ngày chay tịnh của Chúa
trước khi Chúa dâng hiến chính mình Ngài để
cứu chuộc chúng ta. Chúng ta đang
ở vào Chúa nhật thứ II Mùa chay, chúng ta đã khởi
sự mùa chay thánh này vào ngày thứ tư lễ tro. Điều gì chúng ta đã làm trong ngày thứ
tư lễ tro này? Thưa rằng, chúng
ta đã để cho vị đại diện của Giáo
hội xức tro lên trên đầu của chúng ta với
dấu hiệu là chúng ta từ bụi đất sẽ
trở về đất bụi. Qua bài Phúc âm Chúa
nhật thứ I mùa chay tuần qua, chúng ta đã nghe về
cuộc hành trình của Chúa Giêsu trong sa
mạc với những cám dỗ mà Ngài đã phải
đương đầu. Những cám dỗ
này chính là hình ảnh của những quyến dũ ma
quỉ sẽ đặt trước chúng ta trong những
ngày chay tịnh này khi chúng ta sống trong bầu khí của
mùa chay. Việc Chúa Giêsu biến hình trước
sự hiện diện của Phêrô, Gioan và Giacôbê trong bài Phúc
âm hôm nay giúp chúng ta khám phá ra được một sự
thực, sự thực đó được diễn
tiến như sau: Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên
núi cầu nguyện. Cứ như cách diễn tả
của thánh sử Luca chúng ta có thể thấy rằng,
biến cố xảy ra vào lúc ban đêm, vì như chúng ta
biết là sau khi giảng dạy và làm các phép lạ, Chúa
Giêsu thường đi vào các nơi thanh vắng để
cầu nguyện, ăn chay và nhất là căn cứ vào
thái độ của các môn đệ khi sự việc
xảy ra, đó là việc Phêrô và hai bạn của ông
đang ngủ. Dù cho ban đêm, bài Phúc âm đồng hoá với bóng tối được diễn
tả ở đây có thể biểu hiện cho khuynh
hướng xấu để hiểu cho phần bóng
tối trong tâm hồn của mỗi con người. Nó cũng là một trong những điều
được thánh Luca diễn tả khiến cho quang
cảnh dễ gây xúc động hơn cho người
đọc. Đang khi cầu nguyện, diện
mạo Chúa Giêsu biến đổi khác thường, ánh sáng
chói loà, nhưng Ngài vẫn là Ngài, Ngài vẫn
là Chúa Giêsu Con của Thiên Chúa Cha. Có khác chăng chỉ là
diện mạo và sự biến đổi xung quanh,
một quang cảnh huy hoàng của cuộc đàm
đạo của Chúa Giêsu với Elia và Môisen đến
nỗi khi được chứng kiến và chiêm ngắm,
các môn đệ hốt hoảng như trong một cơn
mê sảng: “Lạy Thầy, nếu chúng tôi được
ở đây thì tốt lắm, tôi sẽ dựng ba lều,
một cho Thầy, một cho Elia và một cho Môisen”. Quả thực, ba môn đệ đã
được diễm phúc chứng kiến cuộc đàm
đạo trong vinh quang của Thầy Chí Thánh. Khi
đề cập đến biến cố này, các thánh
sử khác chỉ nói rằng, cái chết của Chúa Giêsu
thực hiện tại Giêrusalem, một cái chết không
phải là kết thúc chương trình của ơn cứu
chuộc, nhưng là một cái chết để sống
lại trong vinh quang. Trong chương trình cứu chuộc
của Thiên Chúa thì sự chết, sự sống lại và
lên trời của Chúa Giêsu Kitô là sự vinh quang của Thiên
Chúa vẫn thể hiện trong chính cái sinh hoạt là ăn
năn, tha thứ trong 40 ngày chay tịnh. Lời phán từ
trong đám mây minh chứng rằng, qua những điều
này, Chúa Giêsu Người đã lãnh nhận và thánh hoá Bí tích Rửa tội nơi sông Giócđan
để trao ban cho chúng ta. Ngài là Con Thiên Chúa,
là Con của Thiên Chúa nói với nhân loại và nhân loại
hãy đón nhận Ngài. Chúng ta hãy cùng
với thánh Phêrô và hai bạn ông chứng kiến việc
Chúa Giêsu biến hình và cùng được dự phần vào
việc đàm phán của Chúa với hai tiên tri. Từ đó, chúng ta có thể được
dự phần vào cuộc Phục sinh của Chúa trong
những ngày sắp tới. Đó là một diễm
phúc, chúng ta tham dự trong bất toàn của nhân tính trong con
người của Chúa Giêsu, để rồi chúng ta
mới được tham dự vào nhân tính bất diệt
là làm con Chúa trong ngày phán xét. Biến cố biến hình
của Chúa Giêsu không chỉ là mạc khải cho chúng ta
nhận biết được ơn cứu chuộc
của Thiên Chúa trong việc cứu rỗi con người.
Nhưng biến cố này còn cho chúng ta
thấy tính cách của nhân loại, tính cách tối hậu
của đời sống hạn chế và ý nghĩa
của sự chết và sự Phục sinh trong nhiệm
vụ cứu rỗi. Biến cố
biến hình còn nhắc nhở và vạch sẵn cho chúng ta
một cách sống trong mùa chay. Đi sâu
vào chay tịnh của mùa chay thánh, chúng ta cần phải
nổi bật trong sự vinh quang của Thiên Chúa là nhờ
vào việc chay tịnh và thống hối của chúng ta.
Anh chị em chúng ta hãy cầu nguyện
nhiều cho nhau để sao cho mỗi người
sống xứng đáng với ý nghĩa trong mùa chay thánh
này.
|