MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Xin Cho Được Biến Đổi Nhờ Chúa Thánh Thần (suy Niệm Của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Thứ Ba, Ngày 23 tháng 2-2016
Xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần

(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)

Bước vào Chúa nhật thứ hai Mùa Chay, phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm biến cố Biến Hình của Chúa Giêsu, một mầu nhiệm đại. Lịch sử cho thấy ba Tông Đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê thực sự là là những tấm gương sám hối suốt Mùa Chay dẫn dắt tâm hồn chúng ta tới Đại lễ Phục Sinh, khi chúng ta cử hành cuộc chiến thắng của tinh thần trên thể xác, của ơn cứu chuộc trên tội lỗi.

 

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA NĂM A –

- St 12, 1-4a: Ơn gọi của Abraham

- Tv 33, 4: Lạy Chúa, xin đổ tình thương xuống trên chúng con

- 2 Tim 1, 8-10: Thiên Chúa kêu gọi chúng ta nhận biết Vinh Quang Ngài

- Mt 17, 1-9: Cuộc biến hình của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta

 

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA NĂM - B

- St 22, 1-2 ; 9a ; 10-13 ; 15-18: Thiên Chúa để Abraham bị thử thách

- Tv 106, 10: Tôi sẽ tiến đi trước thiên nhan Chúa

- Rm 8, 31b-34: Ai có thể tách chúng tôi ra khỏi Tình Yêu Đức Kitô.

- Mc 9, 2-10: Cuộc biến hình của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta

 

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA NĂM – C

- St 15, 5-12 ; 17-18: Giao Ước của Thiên Chúa với Abraham

- Tv 27,1: Chúa là ánh sáng và là Đấng Cứ Độ

- Phil 3, 17-4,1: Đức Kitô sẽ biến đổi chúng ta

- Lc 9, 28-36: Cuộc biến hình của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta

Hôm nay, thánh sử Luca nhắc đến việc Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Và đang khi cầu nguyện... Bỗng có hai vị đàm đạo với Người, đó là Môsê và Êlia.... Một số câu hỏi được đặt ra chung quanh biến cố Chúa Biến Hình:

1.     Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?

2.     Tại sao Môi-se và Ê-li lại có mặt lúc Chúa Giêsu Biến Hình?

3.     Tại sao không phải là các Tông đồ khác mà lại là Phêrô, Giacôbê và Gioan được Đức Giêsu đưa lên núi ?

 

Tại sao Đức Giêsu Biến Hình ?

Chúng ta biết rằng, Đức Giêsu sau khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng chừng năm ngàn người ăn no (Lc 9, 14). Với vẻ chưng hửng của các Tông đồ về tương lai tươi sáng, và sự mãn nguyện về vị Thiên sai của dân chúng. Khi thăm dò ý kiến chung, Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó lần thứ I: “Con người phải chịu nhiều đau khổ, và bị hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục phế thải, bị giết đi, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Lc 9, 22). Như thế, Ngài đã mạc khải cho các môn đệ biết rằng, con đường tiến về Giêrusalem sẽ đưa Ngài đến với những đau khổ, cuộc tử nạn và cái chết đau thương trên thập giá, sau đó mới rạng ngời ánh sáng vinh quang. Nhưng các ông đâu có chấp nhận, khi nghe vậy Phêrô liền can ngăn: “Thiên Chúa thương! Chứ sẽ có đâu như thế!” (Mt 16,23). Chính vì thế, Chúa muốn củng cố niềm tin cho các môn đệ, đồng thời giúp các ông sẵn sàng chấp nhận và hiệp thông với cuộc khổ nạn của Ngài, nên Ngài đã Biến Hình tám ngày sau đó, các tác giả Tin Mừng như (Mt 17, 1-9) và (Mc 9, 1-9) thì sáu ngày sau. Nhưng vì chưa nhận ra ý Chúa nên Phêrô muốn dựng ba lều ở trên núi Tabore (Lc 9, 33). Và như thế là Phêrô đã muốn biến cái tạm bợ trở thành vĩnh cửu để khỏi phải đương đầu với thập giá và khổ đau.

Trở lại câu hỏi tại sao Đức Giêsu lại chọn ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan, phải chăng là vì họ hoàn hảo hơn những người khác?

Về vấn đề này, Thánh Gioan Kim Khẩu nói: Vì Phêrô đã từng tuyên xưng Đức Giêsu là “Ðức Kitô của Thiên Chúa” và được Đức Giêsu trao cho chìa khóa Nước Trời “Ta sẽ trao cho ngươi chìa khóa Nước Trời” (Mt 16, 19). Hơn nữa cũng bởi Phêrô đã yêu mến Chúa Giêsu Kitô nhiều hơn, “Lạy Chúa, Chúa thông hay mọi sự, Chúa biết tôi yêu mến Chúa!” Phần Gioan, vì Gioan đã yêu mến nhiều, nên được mệnh danh là (người môn đệ Chúa yêu) (Ga 21, 15). Còn Thánh Giacôbê, là vì ##phản ứng của ông đã thực hiện cùng với anh trai mình: “Chúng tôi có thể uống chén của Thầy” và ông đã giữ lời, đã đi đến cùng của lời cam kết, khiến người Do Thái không chịu nổi, đã xử trảm ông.

 

Tại sao không phải là một tiên tri hay ngôn sứ nào khác mà lại là Môi-sen và Ê-lia?

Sứ vụ công khai của Chúa Giêsu tại Galilê đã khiến cho dân chúng đồn đoán về con người của Ngài. Có người cho rằng Ngài là Đấng Kitô, là Môi-sen hoặc Ê-lia, Giê-rê-mia hay là một tiên tri (Lc 9,19). Chúng ta cũng biết rằng người Do Thái không ngừng buộc tội Chúa Giêsu Kitô là người vi phạm luật, kẻ nói phạm thượng, kẻ chiếm đoạt vinh quang, mà theo họ, vinh quang đó không thuộc về Đức Giêsu, vinh quang của Thiên Chúa Cha. Họ thường nói: “Con người ấy không bởi Thiên Chúa được, vì hắn không giữ Hưu lễ!” (Ga 9, 16) Và chỗ khác họ nói: “Không phải vì một việc trọn hảo mà chúng tôi ném đá ông; nhưng vì một lời phạm thượng! ông là một người phàm mà dám cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10, 33). Đức Giêsu muốn chỉ cho mọi người biết, vì nghen tương mà họ gán cho Chúa hai tội danh ấy. Khi Ngài biến hình đàm đạo với hai nhân vật là Môi-sen và Ê-lia, Ngài khẳng định mình còn hơn cả Môi-sen và Ê-lia nữa. Môi-sen là người đã trao ban lề luật cho dân chúng, nên những người Do Thái không thế nói rằng vị tiên tri thánh này đã muốn chịu đau khổ vì một người vi phạm lề luật. Còn Êlia xuất hiện cùng Đức Giêsu, Đức Giêsu dạy chúng ta rằng Ngài là Chúa của kẻ sống và kẻ chết, cả trên trời và trong địa ngục. Đó là lý do Ngài biến hình cùng với Ê-lia là người đã không chết.

 

Tin Mừng cũng khai mở cho chúng ta biết rằng Đức Giêsu muốn cho các môn đệ thấy được vinh quang của thập giá. Ngài muốn củng cổ niềm tin của Phêrô và các môn đệ trước cuộc khổ nạn sắp đến, giúp họ thêm can đảm. Vì Môi-sen, Ê-lia cùng với Chúa Giêsu, cả ba không im lặng, nhưng: “Hai người đang đàm đạo với Ngài... Hai vị nói đến việc ra đi Ngài sắp hoàn tất tại Giêrusalem” (Lc 9, 30-31), có nghĩa là cuộc khổ nạn và thập giá. Đó chính là điều mà các tiên tri hay nói đến. Đức Giêsu cũng muốn các môn đệ mình noi theo Môi-sen và Ê-lia về những nhân đức trổi vượt trong quá khứ, và Ngài cũng muốn rằng: “Ai muốn theo Thầy, hãy vác thập giá mình mà theo”.

 

Một điều rất thú vị là Môisen đã rẽ đôi nước biển để cho dân chúng đi ráo chân, phần Phêrô ông cũng đã đi trên mặt nước, để rồi chữa lành tất cả bệnh hoạn tật nguyện cho dân chúng, xua trừ ma quỉ, đưa toàn thể mọi người về với Đức Kitô. Ê-lia đã làm cho kẻ chết sống lại, các tông đồ cũng đã làm cho kẻ chết được sống lại, khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Đó là những lý do Chúa Giêsu chọn Môi-sen và Ê-lia hiện ra đàm đạo với mình.

 

Đối với chúng ta ngày hôm nay, biến cố Chúa Biến Hình loan báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, và mời gọi chúng ta mở rộng đôi mắt con tim để nhìn thấy mầu nhiệm Ánh Sáng của Thiên Chúa hiện diện trong toàn thể lịch sử cứu rỗi. Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ Ba thì Ngắm, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi, ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần. Như thế, nếu chúng ta muốn biến đổi thành công dân Nước Trời, phải bỏ mình vác thập giá hàng ngày mà theo Người. Có sẵng sàng vác thập giá Chúa gửi trao mới được theo Chúa là Đường là Sự Thật là Sự Sống để được hưởng vinh quang Phục sinh với Ngài.

 

Chúa biến hình vinh quang sáng láng để nêu gương cho chúng ta, để chúng ta cũng biết biến đổi hình dạng như thế: biến đổi từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng hoàn hảo; biến đổi từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người ; biến đổi từ con người kiêu căng tự đắc thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.

 

Lạy Chúa, xin thương giúp chúng con hiểu được ý nghĩa của thập giá Chúa và ban ơn cho chúng con biết sống mầu nhiệm thập giá Chúa trong cuộc đời, để được sống lại vinh quang với Ngài. Amen.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cơ Hội Cuối Cùng – Lm Phêrô Bùi Quang Tuấn (2/26/2016)
Xin Để Thêm Một Thời Hạn (2/25/2016)
Tâm Sự Mùa Chay (2/24/2016)
Mời Gọi Hoán Cải – Dụ Ngôn Cây Vả Không Trái (luca 13,1-9 – Cn Iii Mc - C) (2/24/2016)
Palestina Có Tới Hai Biển Hồ... (2/24/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Yêu Dấu (2/23/2016)
Vượt Qua Những Thử Thách Khó Khăn. (trích Trong ‘suy Niệm Lời Chúa’ – Radio Veritas Asia) (2/23/2016)
Tin/Bài khác
Vinh Quang Của Đức Giêsu. (trích Trong ‘manna’) ----- (2/22/2016)
Từ Đức Kitô Đến Chúng Ta. (2/22/2016)
Thập Giá Vinh Quang – Lm Jos Tạ Duy Tuyền (2/22/2016)
Tabo Và Canvê (2/22/2016)
Sống Trong Niềm Tin – Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm (2/22/2016)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768