Tầm nhìn
1. Tầm nhìn
của chúng ta lệ thuộc vào măt. Măt của người trẻ khac với người già. Măt người
già gọi là măt lão, có nghĩa đã kém. Tầm nhìn còn lệ thuộc vào tật của măt như
cận thi, viễn thị hoặc loạn thị. Tầm nhìn còn nói đến khía cạnh khac, không dựa
vào măt mà dựa vào trí khôn, kiến thưc, như khi nói: người có cái nhìn thiển cận,
hoặc người biêt nhìn xa trông rộng. Vị trí hoặc nơi chốn cũng ảnh hưởng đến tầm
nhìn. Những ai học hội họa hoặc nhiêp ảnh đều biêt: khi thay đổi vị trí trươc một
vật thể muốn vẽ hoặc chụp, sẽ thay đổi hình ảnh ghi nhận được từ vật đó.
2. Chúng ta
đã nge câu: “êch ngồi đáy giếng”, nghĩa bóng nói đến những kẻ thiển cận, nhưng
kiêu ngạo, tự cho sự hiểu biêt của
mình là vĩ đại lắm. Nghĩa
đen, nói đến vị trí của êch ngồi đáy giếng, thì chỉ thấy bầu trời cỡ cái vung,
cỡ miệng giếng. Nếu có một con êch ngồi trên miệng giếng, con êch này thấy bầu
trời bao la, cây cỏ, hoa lá, người, sinh vật. Giả dụ êch trên miệng giếng nói với
êch ở dưới đáy giếng những
gì nó thấy, có chăc gì êch ở đáy giếng đã tin, mà có khi còn bị mắng là nói những
điều viễn vông.
3. Khi còn
bé ở Việtnam, vào
buổi tối, tôi nhìn lên bầu trời, thấy mặt trăng đi
theo tôi, tôi thích lắm. Nếu có một đứa bé đi nguọc chiều với tôi, đứa bé đó sẽ thấy mặt trăng đi theo nó. Và có đứa bé
thứ 3 ngồi một chổ, nó sẽ thấy mặt trăng không di chuyển. Cả 3 đứa bé đều nói đúng như chúng nhìn thấy; điều này nói lên rằng:
cái thấy của chúng ta không chăc chắn là sự thật. Tại sao? Vì góc độ qúa nhỏ, với
quảng cách qúa xa từ mặt trăng đến trái đât, nên tầm nhìn cả 3 đứa bé không ảnh
hưởng gì, mà cả
3 đứa bé luc nào cũng thấy mặt trăng đi theo mình. Sự thật, mặt trăng chẳng theo đứa bé nào cả.
4. Đứng ở qủa
đât, chúng ta thấy mặt trăng quay quanh qủa đât; nhưng khi đứng ở mặt trăng,
chúng ta sẽ thấy quả đât quay quanh mặt trăng.
Một phi hành
gia khi bay gần mặt trăng, ông thấy quả đât bé như hòn bi, và thấy tỷ tỷ ‘hòn bi’ bay lượn trên bầu trời, ông đã thôt lên “Thượng Đế thật
tuyệt diệu”.
Quả đât bé như hòn
bi, nhìn từ vị trí của mặt
trăng, thì con nguòi bé như thế nào, so với vũ trụ bao la?
Vì thế mà có những câu: Càng học càng thấy mình dốt ; Càng thông thái, thì càng khiêm tốn; Khoa học dẫn đến Thiên Chúa; Điếc không sợ súng; Kẻ đần độn thì kiêu ngạo; Không ai đui mù bằng kẻ chối bỏ sự
hiện hữu của Thiên Chúa v.v...
5. Là cha mẹ,
chúng ta muốn những điều tốt lành nhất cho con cái. Cha mẹ càng đức độ, càng thông thái, càng có nhiều khả
năng mang nhiều lợi ich lâu dài cho con cái. Thiên Chúa là Đấng
Tạo Hoá, là Cha của chúng ta, Ngài toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ. Không ai yêu thương chúng ta bằng
Thiên Chúa, và cũng không ai có thể giúp chúng ta có hạnh phuc lâu dài và tôt
nhât như Thiên Chúa.
Thiên Chúa: “Đừng lo tich trữ của cải ở trần
gian, mà hay lo tìm kiếm của cải trên trời” ; “Được lời lãi cả thế gian mà mât linh
hồn thì có ich gì, vì lấy gì đổi lại được linh hồn?”; “Hỡi kẻ ngu dại, nếu đêm nay Ta đòi lại
linh hồn ngươi, thì của cải ngươi tích trữ sẽ vào tay ai?” ....
Kết
Vâng lời
Thiên Chúa là sự khôn ngoan trên hết mọi khôn ngoan mà sức loài người có thể chiếm hữu; bởi:
+ Vâng lời Thiên
Chúa, là chúng ta cậy nhờ đến thượng trí của Đấng đã tạo dựng vũ trụ, mọi
loài mọi vật, hữu hình
và vô hình từ hư vô, dẫn dắt.
+ Vâng lời Thiên Chúa là vâng lời Người
Cha Toàn Năng, tràn đầy lòng yêu thương nhân loại đến độ quên
cả bản thân; Ngài đã làm tất cả những gì mà một Thiên Chúa Toàn Năng có thể làm, vì yêu thương nhân loại.
+ Vâng lời Thiên
Chúa là trở về với Cội Nguồn, là dấu chăc chắn được hưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu với Đấng
Hằng Hữu, là khát vọng cao nhất của linh hồn trong mỗi chúng ta, sau
cuộc đời thử thách ngắn ngủi ở cõi tạm trần gian.
Đính kèm bản thánh ca bất hủ: Con chỉ là tạo vật
NguyễnHyVọng
|