CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ -- Chú giải mục
vụ của Hugues Cousin
Trong khi đem bản gia phả vào
đây, Luca có nguy cơ phá vỡ mối liên kết nền
tảng mà truyền thống đã thiết lập giữa
phép rửa và cơn cám dỗ. Như thế ông nhắc
lại cảnh này khi nói tới việc Chúa Giêsu đến
từ bờ sông Giođan và ông bày tỏ mối dây liên
kết giữa bản gia phả và sự hiển linh sau
khi chịu phép rửa, chính trong tư cách là Con Thiên Chúa và
đầy tràn Thần Khí thánh mà Chúa Giêsu sắp chịu
thử thách. Người được dẫn vào sa
mạc, địa điểm mơ hồ này nơi mà,
theo Kinh Thánh, con người có thể có kinh nghiệm
về sức mạnh của tà thần hay đi vào mối
hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống.
Luca mượn từ tài liệu
“Nguồn các lời” một sắc thái Kitô giáo về Chúa
Kitô được cấu trúc bằng ba lời trích
dẫn mà ông chọn lựa cẩn thận từ sách
Đệ nhị luật, để minh hoạ một kinh
nghiệm căn bản của Chúa Giêsu. Trường
hợp duy nhất trong văn chương Tin Mừng:
ở đây Chúa Giêsu chỉ tuyên bố những trích
dẫn từ Cựu Ước! Con Thiên Chúa phải
trải qua ba thử thách mà dân Isaia đã chịu trong
cuộc xuất hành và họ đã sa ngã; khi lợi dụng
những bài học của Đệ nhị luật nhắc
nhở ta canh chừng khỏi tái phạm những lầm
lỗi tương tự. Chúa Giêsu chiến thắng
địch thủ. Có vẻ như truyền thống trình
bày ba giai đoạn theo trật tự như thấy trong
Matthêu: bánh (chỉ tìm của cải vật chất), chóp
đỉnh Đền Thờ (thử thách Chúa để đòi
hỏi những dấu chỉ Mêsia gây sửng sốt),
vương quốc trần gian (thoả hiệp với cái
ác để bảo đảm quyền lực Mêsia). Luca sẽ
đảo lộn cám dỗ thứ hai và thứ ba,
để cám dỗ sau cùng –cám dỗ quan trọng nhất-
là thử Thiên Chúa được diễn ra tại
Giêrusalem.
Đối thủ của Thiên Chúa
–được gọi là ma quỷ bốn lần trong
bản văn này- đã ghi nhận được lời
tuyên bố từ trời. Biết rằng Chúa Giêsu là
Đấng Mêsia, nó thử ngăn trở vai trò của
Người trong lịch sử cứu độ, khi
bằng cách này hay cách khác mời mọc Ngài thực
hiện một Công vụ Mêsia lừng lẫy. Độc
giả đừng lầm lẫn về sứ mạng
đích thực của Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu hoàn tất
lời Thiên Chúa: Ngài từ chỗ làm phép lạ để
có lợi cho cá nhân Ngài (x. Đnl 6,13 được trích
ở câu 8), cũng như dùng quyền năng Con Thiên Chúa
của mình để tự bảo vệ… và quyến
rũ người Do Thái bằng những phép lạ có tính
cách lừa bịp (x. Đnl 6,16 được trích dẫn
ở câu 12). Thấy tên quỷ trích Thánh Vịnh 91,11-12,
độc giả cũng có thể nghĩ đến các
đối thủ Do Thái chống lại niềm tin Kitô
giáo, khi họ dựa vào một số bản văn Kinh
Thánh nói về Đấng Mêsia hoàng vương để
từ chối Đấng bị đóng đinh đã
sống lại.
Như vậy cả ba lần,
sự trung thành của Chúa Giêsu đối với Thiên Chúa
và đối với chương trình cứu độ
đã bị thử thách. Thử thách chót chính là
… thử Chúa bắt Chúa phải ra tay. Đó là lỗi
của Israel trong sa mạc, khi họ đòi một phép
lạ bằng những lời này; “Chúa có ở với chúng
ta hay không?” (Xh 17,7). Còn Chúa Giêsu, Ngài từ chối bắt
Thiên Chúa phải can thiệp; Ngài không đòi phép lạ
để cứu mạng mình. Ngài cũng sẽ không xin
điều đó khi Ngài ở trên thập giá (23,35).
Bởi vì Luca đã thấy rõ
cuộc khổ nạn. Trái với kết cuộc có
hậu của Mt 4.11, khi Satan bỏ đi, Chúa Giêsu
được các sứ thần phục vụ (x. Mc 1,13),
tác giả Luca lại hướng chú ý về ma quỷ. Khi
chống lại một cách vô ích quan niệm của Chúa
Giêsu về sứ mệnh Mêsia của Ngài, quỷ đã thua
một trận đánh, nhưng không phải là toàn bộ
cuộc chiến và nói rời xa Ngài cho đến giờ H
–giờ khổ nạn, mà dưới mắt của Luca nó
là nhân vật chính và giấu mặt (22,3.31.53). Đối
với Luca, những cơn cám dỗ đó là thử thách
đầu tiên của một cuộc chiến sẽ
kết thúc trên thập giá… và ở ngoài ngôi mộ Phục
Sinh!
Sự chống đối giữa
ma quỷ và Con Thiên Chúa là một thực tại: nó sẽ
đưa Ngài đến cái chết. Khi thuật lại
giáo huấn này về Đức Giêsu, Luca biết rằng
ông diễn tả bằng hình ảnh. Chẳng hạn,
phải chăng ông đã không loại bỏ ngọn núi
rất cao từ đó người ta có thấy tất
cả các nước trong thiên hạ –một cách diễn
tả quen thuộc của Do Thái giáo, nhưng có thể
người h luật pháp lại không hiểu nổi? Ông
viết “trong giây lát” (c.5): bản âm không gian được
thay thế bằng một ghi chú về thời gian!
Người ta sẽ hỏi
đâu là nền tảng lịch sử của cảnh khai
mạc này mà Luca đã có được? Bên cạnh một
biến cố đúng thời gian, ta phải kể
đến việc Chúa Giêsu sống ẩn dật trong
một nơi không rõ ràng gọi là sa mạc, sau khi chịu
phép rửa, với một thực tại kép: các cơn cám
dỗ dĩ nhiên rồi, đặc biệt là cơn cám dỗ
về một sự vụ Mêsia trần tục, những
cám dỗ ấy là một chiều kích thường xuyên
trong sứ vụ của Đức Giêsu; nhưng cũng
cả việc Chúa Giêsu từ chối thuận theo cám
dỗ nữa. Có những dấu vết chính xác về các
cám dỗ ấy trong một tác phẩm của Luca (Lc 10,25;
11,6tt; 22,42…), và đã trở thành hiển nhiên: Chúa Giêsu là
một Mêsia bị lột trần và đau khổ. Các môn
đệ là chứng nhân và sứ mạng mà Ngài đã lãnh
nhận. Các độc giả của Luca phải hiểu
rằng không dễ dàng để hiểu Ngài.
Một lần nữa, thử thách
theo đuổi suốt cuộc đời Chúa Giêsu không
phải là tội. Như tất cả mọi
người, Con Thiên Chúa đã kinh nghiệm câu châm ngôn này
của Kinh Thánh: “Con ơi! Nếu con muốn phụng
sự Chúa, con hãy chuẩn bị tâm hồn để
chịu thử thách” (Ch 2,1).
|