Chiến đấu với cám dỗ
Chúng ta đã từng thấy có
một số cột mốc lớn trong cuộc
đời Chúa Giêsu, và đây là cột mốc lớn
hơn hết. Trong Đền Thờ, khi được
mười hai tuổi, Ngài đã nhận thức rằng
Thiên Chúa là Cha Người theo một ý nghĩa đặc
biệt. Khi Gioan xuất hiện, Ngài cảm kích giờ
của Ngài đã điểm, trong lễ rửa Thiên Chúa
đã tỏ ra việc chuẩn y. Bây giờ Chúa Giêsu
sắp bắt đầu chiến dịch của Ngài.
Muốn bắt đầu một chiến dịch,
người ta phải chọn nhưng phương sách
sẽ dùng. Câu chuyện cám dỗ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu
đã dứt khoát chọn lựa phương cách Ngài
sẽ sử dụng để đem con người
trở về cùng Thiên Chúa. Nó cho ta thấy Chúa Giêsu từ
bỏ con đường vinh quang quyền thế, chấp
nhận con đường thập giá khổ đau.
Trước khi đi vào chi tiết câu chuyện, có hai
điểm cần lưu ý:
1. Đây là một câu chuyện
thánh, vì nó không thể phát xuất từ bất cứ một
nguồn nào khác ngoài chính Chúa Giêsu. Vào một lúc nào đó, có
lẽ chính Chúa Giêsu đã thuật lại cho các môn
đệ về kinh nghiệm sâu thẳm đó của linh
hồn Ngài.
2. Cũng vào dịp này hẳn Ngài
đã ý thức được những quyền năng
đặc biệt của Ngài. Những cám dỗ đó chỉ
có thể xảy đến cho một người có
đủ quyền năng làm những sự lạ lùng.
Chúng ta không bị cám dỗ khiến đá thành bánh hoặc
nhảy từ nóc Đền Thờ, vì lẽ rất
đơn giản là chúng ta không thể nào thực hiện
được những việc như vậy. Các cám
dỗ đó chỉ có thể xảy đến cho ai có
sẵn quyền năng độc nhất và phải
quyết định cách thức sử dụng quyền
năng đó.
Trước hết chúng ta thử
hình dung khung cảnh đó, khung cảnh của sa mạc
hoang vu. Phần đất có người ở của
xứ Giuđê là vùng cao nguyên trung tâm cái xương sống
cho miền Nam đất Paléttin. Từ đó ra Biển
Chết có một vùng sa mạc ghê rợn, chiều dài 56 cây
số và rộng 24 cây số, có tên là sa mạc Jehsimmon,
nghĩa là “sự tàn phá”. Các núi đồi như những
đống cát bụi, những đá vôi trông như
phồng lên và tróc ra, những tảng đá lớn trơ
trọi gồ ghề, mặt đất kêu rền
dưới vó ngựa. Nắng ở đó nóng như
một lò lửa mênh mông, và có một sườn núi dốc
dựng đứng cao khoảng 400 mét, đổ xuống
tận Biển Chết. Chính tại đó, nơi hoang tàn
ghê gớm đó, Chúa Giêsu chịu cám dỗ.
Không nên nghĩ rằng ba
đợt cám dỗ đó đã diễn ra theo trình tự
và lớp lang như một tấn tuồng. Chúng ta phải
nhớ rằng Chúa Giêsu tự ý lui vào nơi vắng vẻ
đó và suốt bốn mươi ngày Ngài vật lộn
với vấn đề làm thế nào để chinh
phục nhân loại về với Thiên Chúa. Đó là một
trận chiến lâu dài và là một cuộc chiến không
ngưng nghỉ cho tới cây thập giá, và câu chuyện này
chấm dứt với lời tuyên bố của ma quỷ
“tạm” lìa bỏ Ngài.
1. Cám dỗ thứ nhất
khiến đá thành bánh.
Vùng này không phải là một sa
mạc cát, khắp đó đây rải rác những hòn
đá vôi rất giống những ổ bánh mì nhỏ. Ma
quỷ nói với Chúa Giêsu rằng: “Nếu ông muốn dân
chúng theo ông thì ông hãy dùng quyền năng lạ lùng
để ban cho họ những nhu cầu vật chất
đi”. Ma quỷ xui Chúa Giêsu nên đút lót dân chúng để
họ theo Ngài, Ngài trả lời bằng một câu trích
ở Đệ nhị luật 8,3, Ngài nói: “Người ta
không bao giờ tìm được sự sống trong
của cải vật chất”. Nhiệm vụ của Kitô
giáo không phải là tạo ra những tình trạng mới,
mặc dầu uy tín và tiếng nói của Hội Thánh
phải hỗ trợ cho mọi cố gắng cải
thiện đời sống con người. Nhiệm
vụ của Hội Thánh là kiến tạo con người
mới. Và khi đã có con người mới hẳn sẽ
phát sinh các tình trạng mới.
2. Trong chước cám dỗ
thứ nhì, Chúa Giêsu thấy mình đứng trên một
đỉnh núi cao, từ đó mắt Ngài có thể
thấy được tất cả các nước văn
minh.
Ma quỷ nói: “Hãy thờ lạy ta
thì tất cả sẽ là của ngươi”. Đó là
một chước cám dỗ để thoả hiệp,
để hoà đồng. Ma quỷ nói: “Ta đã nắm
được dân chúng trong tay ta rồi, ngươi
chớ nên đặt tiêu chuẩn của ngươi quá
cao. Hãy ký kết một thoả hiệp với ta, chỉ
cần hoà đồng thích nghi một chút với
điều ác thôi thì loài người sẽ theo
ngươi” Chúa Giêsu trả lời: “Thiên Chúa là Thiên Chúa,
phải là phải, trái là trái. Trong cuộc tranh chiến
với tội ác không thể có thoả hiệp”. Một
lần nữa Chúa Giêsu lại trích dẫn Đệ
nhị luật 6,13.10,20. Một sự
cám dỗ thường dễ vướng phải là
việc tìm cách chinh phục lòng người bằng cách
thoả hiệp với các tiêu chuẩn của đời
này. Có người phát biểu rất đúng rằng khuynh
hướng của thế gian là nhìn mọi sự trong màu
sắc mơ hồ không rõ rệt, nhưng Kitô hữu
phải nhìn mọi sự cách trắng ra trắng, đen ra
đen. Carlyle nói: “Kitô hữu phải nóng cháy trong niềm
tin vào sự vô cùng xinh đẹp của sự thánh
khiết và vô cùng xấu xa của tội lội”.
3. Trong cơn cám dỗ thứ
ba, Chúa Giêsu thấy mình đứng ở nóc Đền
Thờ là chỗ cổng Salômôn và cổng vua giáp nhau.
Chỗ này cao 1.500 mét, dốc
thẳng xuống thung lũng Kêdron bên dưới. Đây là
chước cám dỗ muốn khích động dân chúng. Chúa
Giêsu phán: “Không, ngươi không được quyền
thử nghiệm quyền năng Thiên Chúa” (Đnl 6,16) Chúa
Giêsu hiểu rằng nếu Ngài làm theo ma quỷ thì dân chúng
sẽ phải sửng sốt thán phục Ngài, và chắc
chắn ảnh hưởng đó không lâu bền
được. Con đường phục vụ và
chịu khó dẫn đến thập giá là con
đường rất khó đi, nhưng sau thập giá
sẽ có vinh quang của mão triều thiên.
“Chúa trở nên giống như ta,
là anh em Ngài, về mọi phương diện, để
làm Thầy Thượng Tế nhân từ, trung thực
trước mặt Thiên Chúa, chuộc tội cho mọi
người. Vì Chúa từng chịu khổ khi
đương đầu với các cơn cám dỗ, nên
Ngài có thể giải cứu những người đang
bị màng lưới cám dỗ vây bọc” (Dt 3,17-18). Suy
nghĩ về điểm này, thánh Gioan Viannay phấn
khởi kêu lên: “Chúng ta hạnh phúc thay! May mắn thay cho
chúng ta có Thiên Chúa làm gương mẫu! Chúng ta nghèo khổ
ư? Chúng ta có một Thiên Chúa sinh ra trong
chuồng bò, nằm trong máng cỏ. Chúng ta bị khinh chê
ư? Chúng ta có một Thiên Chúa đi
trước chúng ta về điểm đó, Ngài đã
từng bị đội mão gai, quấn áo đỏ
để coi như một tên điên khùng. Chúng ta bị
đối xử tồi tệ và đánh đập tàn
nhẫn ư? Chúng ta có một Thiên Chúa,
đứng trước ta, mình đầy vết
thương, chết giữa những khổ hình mà ta không
thể tưởng tượng ra. Chúng ta chịu bách
hại sao? Này, sao mà dám phàn nàn khi ta có
một Chúa chịu chết vì tay các lý hình. Cuối cùng, chúng
ta đau khổ vì bị cám dỗ sao?
Chúng ta có một Chúa Cứu Thế đáng yêu cũng bị
ma quỷ cám dỗ, hai lần bị các thần dữ mang
đi này, và trong tất cả các khổ đau, quyến
rũ và cám dỗ mà chúng ta gặp phải, chúng ta luôn có Chúa
đi trước chúng ta, bảo đảm cho chúng ta toàn
thắng miễn là chúng ta muốn thật” (Curé d’Ars).
Như thế Chúa dạy không ai
tránh khỏi cám dỗ, Chúa chỉ cách thắng vượt,
khuyến khích ta tin cậy vào lòng thương xót, vì chính
Ngài cũng bị cám dỗ như ta.
|