Nguyễn
Thượng Chánh, DVM
Lời tác giả: Bài
viết này chỉ là những thông tin khoa học tổng quát mà thôi, chớ không có tính
cách để chữa bệnh. Mọi thắc mắc hay nghi vấn liên quan đến thuốc thiên nhiên,
xin quý bạn đọc hãy tham khảo trực tiếp với bác sĩ gia đình của mình trước khi
sử dụng
NTC
***
Thống kê cho
biết có trên 70% dân Canada sử dụng ít nhất một loại thuốc thiên nhiên nào
đó.
Đa số thường sử dụng các loại vitamin và các chất khoáng, nhưng cũng có
một thiểu số lối 20% người tiêu thụ lại chọn các thuốc thiên nhiên từ nguồn
gốc thực vật.
Một cuộc thăm
dò trên 502 bệnh nhân tiểu đường cho biết, 1/3 số người bệnh sử dụng thuốc
thiên nhiên với mục đích có thể kiểm soát tình trạng đường huyết (glycémie)
một cách khả quan hơn. Không ít bệnh nhân đã chi tiêu một số tiền cho thuốc
thiên nhiên mua không cần toa tương đương với các thuốc do bác sĩ kê toa để
trị bệnh tiểu đường.
Theo quan điểm chính thức của L’Association canadienne
du diabète, trong mọi trường hợp họ không khuyến cáo bệnh nhân dùng bất kỳ một
loại thuốc thiên nhiên nào như các loại vitamin, khoáng chất cũng như tất cả
các loại thuốc lá cây.
Ngày nay đã có rất nhiều khảo cứu được thực hiện cho
thấy đôi khi đường huyết có thể được cải thiện bằng thuốc thiên nhiên.
Tuy
vậy, phần đông các giới khoa học đều chưa thật sự nhìn nhận kết quả này bởi vì
nhiều lý do, thí dụ như:
– thành phần các thuốc thiên nhiên sử dụng trong
các thí nghiệm rất thay đổi tùy theo loại nghiên cứu;
– một số rất ít sản
phẩm đã được định chuẩn hóa (standardize) trước khi được thí nghiệm;
– sự
khó phân biệt kết quả do thuốc thiên nhiên gây ra với kết quả do thuốc được
bác sĩ kê toa để trị bệnh tiểu đường;
– các thuốc nguồn gốc thực vật của
Trung quốc thường hay thay đổi phức tạp…
Các sản
phẩm được xem là tốt
Mặc dù những giới hạn như vừa nêu ở phần
trên, nhưng đã có những bằng chứng khoa học cho thấy là có vài sản phẩm có khả
năng làm giảm đường huyết:
Nhân
Sâm Hoa Kỳ, American ginseng, Wild ginseng (Panax
quinquefolius)
Các chất gingenosides, panaxosides và saponines là
ba hoạt chất chính của sâm Hoa Kỳ, nhưng chính chất gingenosides mới tác động
thật sự vào việc làm giảm đường huyết.
Dây
Bát, Ivy Gourd (Coccinia indica)
Lá của nó mới là chính yếu
để làm giảm đường huyết. Chất pectine trong lá có khả năng làm giảm việc
tân-sinh glucose ở gan (néoglucogénèse hépatique), đồng thời nó cũng có khuynh
hướng làm gia tăng việc tạo insuline của tuyến tụy tạng.
Chrome
Chrome cho thấy có thể có một ích lợi
nào đó trong việc giúp kéo đường huyết xuống, nhưng vấn đề nầy cũng chưa mấy
chắc chắn lắm!
Tuy vậy, Chrome là một chất bổ sung được bệnh nhân tiểu
đường tiêu thụ nhiều nhất.
Muốn có kết quả tốt, bệnh nhân cần phải uống ít
nhất 400mcg chất picolinate de chrome.
Chrome có khả năng tăng tính nhạy
cảm (sensibilité) của insuline, đồng thời cũng làm tăng ái lực (affinité) của
các thụ thể (recepteurs) tiếp nhận hormone nầy.
Các sản
phẩm còn trong vòng tranh cãi
Một số sản phẩm thiên nhiên tuy có
người nói rằng rất có ích lợi trong việc làm giảm đường huyết nhưng kết quả
khoa học vẫn còn thiếu sót, chưa rõ rệt lắm hoặc đôi khi còn trái ngược nhau
nữa.
Các nhà khoa học lại nghi ngờ và họ cũng chưa hoàn toàn đồng nhất với
nhau về kết quả làm hạ đường huyết của các chất sau đây:
1) Quế, Cinnamon
(Cinnamonum cassia)
2) Khổ qua, Mướp đắng, Bitter melon (Momordica
charantia)
3) Nha đam (Aloe vera)… Quảng cáo còn cho biết nó trị bá bệnh kể
cả cancer
4) Rau húng lủi, Quế ngọt, Basilic sacré, Holy basil, Tulsi
(Ocimum sanctum)
5) Cúc gai, Cỏ gai, Kim tảo thảo, Chardon Marie, Milk
Thistle (Silybum marianum)
6) Figuier de Barbarie, Nopal cactus (Opuntia
streptacantha): một loại xương rồng
7) Vanadium (một loại chất
khoáng)
Holy basil-quế
ngọt-húng lủi(?)-huơng nhu(?)
“Cây hương nhu
còn có nhiều tên gọi khác như là é đỏ, é tía, é rừng, tên khoa học là Ocimum
tenuiflorum L. Có tên đồng nghĩa là O. sanctum L.; O. tomentosum Lamk. Họ hoa
môi (Lamiaceae). Tên nước ngoài Monk’s basil, sacred basil, holy basil, rough
basil, tulsi, mosquito plant of South Africa (Anh); basilic saint, basilic
sacré (Pháp).”..(Ngưng trích-BS Hoàng Xuân Đại)
Theo một vài
khảo cứu cho biết, các chất polymères phénoliques của quế nếu được sử dụng từ
1 tới 6g trong một ngày thì có thể làm tăng tính nhạy cảm của Insuline, và
đồng thời làm giảm hàm lượng hai chất mỡ cholesterol và triglyceride trong
máu.
Trong tất cả các nhóm quế, chỉ có giống Cassia mới cho thấy có kết quả
thí nghiệm tốt.
Còn đối với trái và hạt khổ qua (melon amer – bitter
melon), chúng cho thấy có chứa một loại proteine đặc biệt có cấu trúc hóa học
tưong tợ như Insuline.
Một khảo cứu cho biết nếu ăn khổ qua và hạt của nó
thì có thể giảm được liều lượng các loại thuốc trị diabète, chẳng hạn như
Metformin hay Glyburide.
Tuy vậy, sử dụng khổ qua nhiều thì có thể làm xảo
thai.
Bệnh
tiểu đường không thể trị dứt được
Theo một số thầy thuốc thiên
nhiên và Đông y, thì họ quả quyết rằng bệnh tiểu đường type II có thể trị dứt
được.
Nếu đúng vậy, chúng ta tự hỏi tại sao số người bị tiểu đường tại
Trung Quốc và tại Việt Nam (những quốc gia tiêu thụ rất mạnh về thuốc Bắc và
thuốc thiên nhiên) không có giảm đi chút nào hết, mà ngược lại càng ngày càng
có khuynh hướng gia tăng thêm lên mãi?
“…Người tuổi trên 65 bị đái tháo
đường gấp hai lần người tuổi 45–54.
– Việt Nam: Tỷ lệ người mắc bệnh đái
tháo đường ở nước ta hiện chiếm 5,7% dân số. Đây là điều tra mới nhất của Bệnh
viện Nội tiết Trung ương tiến hành năm 2012.
+ Tây Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất
với 7,2% dân số.
+ Khu vực tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất 3,8% dân số.
+
Ttrong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ
bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%…” (Ngưng trích
Phan thanh Hiếu)
“Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc đái tháo
đường đã tăng đến 211% với gần 5 triệu người mắc và cứ 10 ca thì có 6 ca được
chuẩn đoán có biến chứng…”
(Ngưng trích-Nguyễn Bích Thủy-TTXVN-Tỷ lệ bệnh
đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới)
Cho đến ngày nay thì
phía Tây y vẫn khẳng định là bệnh tiểu đường không thể nào trị dứt
được.
Bệnh tiểu đường chỉ có thể được kiểm soát (control), nghĩa là giữ
đường huyết ở một mức có thể chấp nhận được mà thôi, và bằng cách là phải theo
đuổi một nếp sống lành mạnh như kiêng ăn, vận động, tập thể dục, giảm cân, bỏ
thuốc lá, và mỗi ngày phải uống các loại thuốc Tây hạ đường huyết hoặc phải
chích Insulin suốt đời!
Kết
luận:
Thiên nhiên không phài hoàn toàn là vô hại!
Các giới y
khoa cho biết là cần phải có nhiều bằng chứng khoa học đáng tin cậy hơn nữa
cùng với những khảo cứu dài hạn hơn nữa mới có thể chứng minh rõ ràng được sự
sử dụng thuốc thiên nhiên trong việc chữa trị bệnh tiểu đường.
Tuy vậy,
chúng ta cũng đừng nên xem thường khía cạnh trị liệu của một số thuốc thiên
nhiên!
Vì trong những điều kiện nhất định, một số thuốc thiên nhiên và
thuốc Đông y có thể giúp hạ đường huyết ở một mức độ nào đó.
Vấn đề quan
trọng ở đây là cần nên lưu ý đến vấn đề một số thuốc thiên nhiên có thể tương
tác (interaction) với vài loại thuốc Tây nếu được sử dụng chung với
nhau.
Không phải thiên nhiên là hoàn toàn vô hại!
Mục tiêu của việc trị
liệu bệnh tiểu đường là giúp ổn định đường huyết glycémie và ngăn ngừa các
biến chứng có thể xảy ra.
Trong tất cả mọi trường hợp, sự theo dõi của bác
sĩ điều trị là điều rất cần thiết.
Nguyễn Thượng Chánh
Montreal,
2016