Được gọi cộng
tác với Thiên Chúa
(Suy niệm của
Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)
Các bài đọc trong thánh lễ Chúa
Nhật hôm nay đều đề cập đến
ơn gọi. Tiên tri Isaia đã được thấy Thiên Chúa
và cảm nhận thân phận nhơ uế của mình.
Thiên Chúa đã xá tội bằng thanh tẩy
đôi môi nhơ uế của Ysaya với than hồng
nơi bàn thờ. Thiên Chúa phán: “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Isaia đã lên
tiếng đáp lời: “Dạ, con đây, xin hãy sai con”.
Thiên Chúa cần con người, và Isaia đã sẵn sàng
đáp trả.
Đức
Giêsu đã mời gọi Phêrô trở nên thợ lưới
người sau khi Phêrô nhận ra mình tội lỗi bất
xứng ở bên Đức Giêsu: “Lạy thầy, xin xa tôi
ra vì tôi là kẻ tội lỗi”: “Đừng sợ, từ
nay ngươi sẽ là kẻ chài lưới
người”. Chèo thuyền vào bờ, Phêrô và các bạn
đã bỏ mọi sự mà đi theo
Đức Giêsu. Phêrô và các bạn đã quảng đại
bỏ tất cả để theo
Đức Giêsu.
Phaolô đã từng giữ áo cho
những người Do Thái ném đá Stephen (Cv.7, 58); ông
cũng tán thành việc giết Stephen (Cv.8, 1). Tuy nhiên, trên
đường đi Đamas để bắt các Kitô
hữu đem về Giêrusalem trị tội, Phaolô đã
được ơn trở lại. Từ đó,
Phaolô là khí cụ đặc biệt Thiên Chúa dùng để
rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô: “Thưa anh em,
trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em
điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là:
Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta… Người đã trỗi dậy và đã hiện
ra với Kêpha và với nhóm mười hai” (1Cr. 15, 3-5).
Cả ba người được
gọi trong các bài đọc Kinh Thánh hôm nay đều
đã là tội nhân hoặc đã ý thức mình là tội
nhân. Chính
Thiên Chúa đã tha thứ tội cho họ, và gọi họ
cộng tác với Ngài. Được
Thiên Chúa mời gọi cộng tác, là vinh dự đặc
biệt cho những ai đã từng phạm tội
chống cưỡng Ngài. Và rồi ngay
cả khi đã đáp trả lời mời gọi của
Thiên Chúa mà vẫn còn vấp ngã, thì Thiên Chúa vẫn tiếp
tục trung thành mời gọi con người vươn
lên. Điều này cũng đúng đối với
các người theo Chúa, đặc
biệt như các tông đồ. Dù đã là môn đệ,
Phêrô cũng có lúc chối Thầy (Mc.14, 71), và có lúc chưa
can đảm sống như mình phải sống (Gl.2,
11-14). Thiên Chúa vẫn tiếp tục mời
gọi những người Ngài mời gọi, cho du
họ giới hạn khiếm khuyết. Thiên Chúa là Đấng trung thành, Ngài vẫn yêu
thương và liên lỉ mời gọi con người cho
dù họ bất trung.
Kitô hữu cũng là những
người đã được Thiên Chúa mời gọi. Ngài mời gọi con người hãy
sống như con cái Thiên Chúa, trở thành tình yêu và sự
hiện diện của Thiên Chúa cho con người hôm nay. Thiên Chúa mời gọi mỗi người hãy yêu
thương mọi người, để mỗi
người cảm được Thiên Chúa yêu thương
qua những người sống xung quanh mình.
Người đời thường tìm
tiền tài, danh vọng, địa vị. Thiên Chúa mời gọi con người
trở thành tình yêu của Thiên Chúa cho con người hôm nay.
Bao nhiêu người nghèo cần sự giúp
đỡ của người khác. Ngày nay Thiên Chúa không
làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, nhưng Ngài mong những
người nghèo hôm nay nhận được tấm bánh
từ tay anh chị em mình. Những ân nhân của người nghèo thực sự
là đại diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa cho họ ăn và giúp họ những gì họ cần
thiết qua trung gian những ân nhân này. Thiên
Chúa hiện diện với tôi qua anh chị em. Phần tôi, tôi được mời gọi
để trở thành tình yêu của Thiên Chúa cho
người khác.
Nhiều
người tưởng rằng tiền của,
địa vị, danh vọng chức quyền, sự
thỏa mãn về thể xác làm cho người ta hạnh
phúc, nên họ đã đi tìm những điều đó.
Nhưng nếu biết quan sát và nhận định,
họ sẽ thấy tiền bạc, danh vọng chức
quyền địa vị, thỏa mãn vật chất, không
làm con người được hạnh phúc đích
thực. Chính khi giúp đỡ tha nhân, khi yêu thương
vượt qua chính mình, khi hy sinh để giúp đỡ
người khác, con người tìm được hạnh
phúc thực. Kitô hữu được
mời gọi để làm chứng về điều này.
Phục vụ làm con người hạnh phúc.
Kitô
hữu được mời gọi để làm vua. Không nô lệ vật chất, làm
chủ, tự do với tất cả để chỉ có
Thiên Chúa là nhất đối với mình; đó là nét vua mà
Thiên Chúa muốn chia sẻ với con người. Ai thua thì bị làm nô lệ. Thiên
Chúa không muốn con người nô lệ cho xác thịt, cho
vật chất; Ngài mời gọi con người
vượt lên, chiến thắng, làm chủ làm vua.
Thiên Chúa mời gọi con người trở nên
người tự do thật sự.
Kitô hữu được mời
gọi để trở thành tiên tri. Tiên tri là người của Thiên Chúa,
người nói nhân danh Thiên Chúa cho con người hôm nay. Nói
cho người khác biết Đức Giêsu đã phục
sinh, Ngài là người của Thiên Chúa, Ngài thuộc về
Thiên Chúa đến độ có thể nói Ngài là Thiên Chúa,
Ngài là Thiên Chúa nhập thể. Một khi con người
nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, con
người biết Thiên Chúa yêu thương con
người vô cùng. Rao giảng tin mừng
Đức Giêsu Phục Sinh, không phải chỉ bằng
lời nói, nhưng còn bằng và chính yếu bắng chính
cuộc sống của mình. Kitô hữu
được mời gọi để làm chứng cho
Đức Giêsu Phục Sinh bằng niềm tin và cách
sống thấm nhuần đức tin của mình.
Kitô hữu không phải là người không cảm thấy
những khó khăn trong cuộc sống, cũng không
phải là người không bị cám dỗ; Kitô hữu là
người chia sẻ thân phận con người như
bất cứ ai khác, nhưng vẫn có thái độ và cách
hành xử khác với những người có lối
sống không theo Tin Mừng. Kitô hữu được
mời gọi sống vui và phó thác trong mọi hoàn cảnh
vì họ biết Thiên Chúa yêu thương họ, và thế
gian này không có giá trị tuyệt đối.
Kitô
hữu được mời gọi để trở
thành tư tế của Thiên Chúa, người đại
diện con người tôn thờ Thiên Chúa. Cầu
nguyện, dâng chính con người mình lên Thiên Chúa, là thái
độ tôn thờ Thiên Chúa đích thực. Cầu
nguyện phải là chính sức sống và hạnh phúc
của con người. Được đại diện
con người dâng lên Thiên Chúa lễ tế là chính con
người mình, là một hạnh phúc của Kitô hữu. Chính khi kết hiệp với Thiên Chúa, con
người được hạnh phúc đích thực.
Thiên
Chúa mời gọi con người, đặc biệt là
Kitô hữu, làm cho thế giới này vui hơn tươi
hơn đẹp hơn, làm cho con người ngày hôm nay tin
tưởng vào nhau hơn, sống vui và hạnh phúc với
nhau hơn. Đó là ơn gọi của Kitô
hữu. Xin cho Kitô hữu ý thức
sứ mạng của mình, và cảm nghiệm hạnh phúc
khi thực hiện sứ mạng này.
Câu
hỏi gợi ý chia sẻ
1. Theo bạn, nơi con
người Đức Giêsu có gì đặc biệt không?
Ơn gọi của Đức Giêsu là gì? Sứ mạng
của Đức Giêsu là gì?
2. Thiên Chúa có mời gọi
bạn đặc biệt điều gì không? Thiên Chúa
muốn bạn sống như thế nào? Thiên Chúa mời
gọi bạn làm gì cho Thiên Chúa và con người ngày nay?
|