Chúa
Giêsu không được chấp nhận.
(Trích
trong ‘Tin Mừng Chúa Nhật’)
Sau khi đã sai nhóm Mười Hai đi
từng hai người để thực tập việc
tông đồ tại miền quê xứ Galilê, Đức
Giêsu một mình trở về thăm Nagiarét, nơi mà Ngài
đã được nuôi dưỡng và lớn lên trong mái
ấm gia đình dứoi sự chăm sóc của mẹ
Maria và thánh Giuse. Sau khi làm cho cô bé con ông Giairô viên
trưởng hội đường sống lại, Ngài
dừng chân tại Ca-phác-na-um. Các môn đệ đi theo Ngài ít ngày đầu, nhưng sau đó,
một mình Ngài trở về thăm quê, và tới dự
một buổi thờ phựơng nhằm ngày sabat. Được mời lên tiếng, Ngài có cơ
hội đưa ra một thông điệp quan trọng.
Các khán giả nghe Ngài
với nỗi kinh ngạc. Họ không thể nào chống lại vẻ dịu
dàng của bài giảng, hoặc chối bỏ vẻ
quyến rũ của lời Ngài nói,
nhưng họ cũng không thể chấp nhận lời
tuyên bố của Ngài. Họ biểu lộ lòng không tin
bằng một câu hỏi: “Hẳn không phải là con ông
Giuse sao?” Ý họ muốn nói: “Đây không phải là
người lân cận với chúng ta, một người
thợ mộc mà chúng ta đều quen biết, chúng ta
đã không biết bản thân anh ta và cả gia đình anh ta
sao? Chắc chắn anh ta không thể là
Đấng Mêsia được!”
Câu trả lời của
Chúa Giêsu ngụ ý nói sở dĩ họ không nhận Ngài, vì
Ngài không làm trước mặt họ những phép là mà Ngài
đã làm ở nơi khác.
Khi Ngài trích dẫn câu tục ngữ: “Thầy lang ơi, hãy
chữa lấy mình” là Ngài có ý nói: “Hãy chứng thực
lời tuyên bố của anh ở đây như anh đã
làm ở các nơi khác. Nếu anh muốn chúng
tôi nhận anh là Đấng Kitô.” Chúa cũng trích
dẫn một câu tục ngữ khác cắt nghĩa
đầy đủ hơn về mối nghi ngờ ghen
ghét của họ: “Không có ngôn sứ nào được
chấp nhận nơi quê hương mình.” Những kẻ
quá quen thuộc với những bậc vĩ
nhân thường không thể nhận biết
được sự vĩ đại của họ. “Quen
quá hóa lờn” (Bụt nhà không thiêng) vì người ta có khuynh
hướng phán đoán kẻ khác theo
tiêu chuẩn giả dối, theo hình thức bên ngoài, vì
người ta không hiểu biết những kẻ mà
họ tưởng họ từng quen biết hơn
cả. Chính những nhận xét nông cạn này
đã làm tài hại cho đời sống ngày nay. Nó khiến ta không nhận thức được
giá trị của bạn hữu, của cơ hội
để khi biết được thì quá trễ.
Chính cái đó đã có một ảnh hưởng bi đát
trên chức vụ của Chúa Giêsu, có người chối
bỏ Ngài vì những lý do hết sức nông cạn và
điên rồ, tưởng rằng họ đã biết
Ngài vì đã quen thuộc với tên Ngài từ lâu, trong khi
trên thực tế họ không thể hiểu
được vẻ đẹp của nhân vị Ngài và
quyền năng hối cải của ân điển Ngài.
Thái độ của khán giả
biến thành tức giận khi Chúa Giêsu lấy hai thí dụ
trong Cựu ước, cả hai câu đều ám chỉ
rằng dầu người đồng hương của
Ngài biết rõ về Ngài hơn hết, nhưng họ
vẫn không xứng đáng hưởng ơn cứu
rỗi do chức vụ của Ngài đem lại hơn
những người ngoại bang. Ngài tự
ví sánh mình với Êlia và Êlisê. Êlia đã
đem ơn phúc lớn cho người ở Siđon và Êlisê cho người
ở Syri, trong khi dân Israel vẫn không nhận
được ơn vì lòng họ cứng cỏi. Như vậy các dân
tộc trên thế giới sẽ nhận được
ơn phúc cho Chúa Cứu Thế mang lại trong khi những
kẻ quen biết Ngài lại phải khổ sở vì không
tin. Họ đâu có chịu nổi
lời quở trách nghiêm khắc ấy, điều làm họ
tức giận là Ngài khen tụng dân ngoại. Người Do thái vẫn đinh ninh rằng
chỉ có họ là dân của Thiên Chúa, cho nên họ xem khinh
các dân tộc khác. Họ tin rằng “Chúa
đã dựng nên các dân ngoại để làm chất
đốt cho lửa hỏa ngục”. Thế mà
giờ đây chàng thanh niên Giêsu này, người mà hết
thảy họ đều biết, lại giảng như
thể dân ngoại được Thiên Chúa ưu đãi,
họ nổi xung lên đuổi Ngài ra khỏi thành và toan
làm hại mạng sống Ngài.
Ngay từ khi mới sinh ra, Đức
Giêsu nhận được một định mệnh
“Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho
nhiều người Israel phải vấp ngã hay được
chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu
bị người đời chống báng.” (Lc 2,34), lời tiên tri ấy nay đã thành sự
thật.
Hẳn thật, sau khi đã suy gẫm
lâu dài về cuộc đời Thầy mình, Gioan tông
đồ đã phải đưa ra một nhận
định cay đắng: “Ngài đã đến nhà mình
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận!”
(Ga 1,11). Việc xảy ra
thật đáng buồn nhất cho Chúa Giêsu là người
giàu tình cảm đối với quê hương xứ
sở. Đáng lẽ họ phải mở rộng
vòng tay đón tiếp Ngài, đáng lẽ
Ngài được tiếp rước như một
người đi xa trở về, người đã làm
mở mày mở mặt cho quê hương xứ sở. Nhưng Ngài đã bị chối bỏ.
Bài học của Nagiarét đây vẫn
luôn được lặp lại, nhiều người có
cơ hội để biết Chúa lại chối bỏ
Ngài, nhưng nơi nào có đức tin thì những tấm
lòng tan vỡ được hàn gắn như thời Êlia,
và những người phong sẽ được lành
mạnh như Na-a-man nhờ lời của Êlisê. Vậy
trong khung cảnh nhà hội Nagiarét, Chúa Giêsu đã nói,
chẳng những về ơn lành của chức vụ
Ngài mà còn về quyền năng phổ thông của chức
vụ ấy nữa. Ngài đến
để thỏa mãn những nhu cầu của nhân
loại trong cả thế gian.
Jelana là
một trong sáu em đã được phúc nhìn thấy
Đức Mẹ trong suốt mười tám năm, và
được đích thân Đức Mẹ dạy dỗ,
một lần có người hỏi cô về số
phận của những người theo đạo Công
giáo, cô kể lại lời Đức Mẹ dạy: “Có
lần Đức Mẹ cho biết có một phụ
nữ đang sống ở Mễ Du, bà ấy đã
gần đạt tới sự thánh thiện. Các thị
nhân hỏi tên bà ấy, Đức Mẹ trả lời: bà
ấy là một người Hồi giáo. Nghe câu trả
lời ấy, các thị nhân sửng sốt hỏi
lại: sao lại thế được. Đức
Mẹ trả lời: “Chỉ mình Thiên Chúa mới có
quyền xét đoán về những điều ấy.” Sau
đó Đức Mẹ giải thích: “Các con hãy nói cho
mọi người biết là chính các con tự chia rẽ
nhau ở trần gian. Người Hồi giáo và Chính
thống giáo cũng một thể như người Công giáo,
đều bình đẳng với nhau trước Con
Mẹ và Mẹ. Các con hết thảy đều là con cái
Mẹ. Thật ra mọi tôn giáo không phải đều
bằng nhau, nhưng hết mọi người đều
bình đẳng trước mặt Thiên Chúa. Không phải
cứ thuộc về Giáo Hội Công giáo là đủ
để được cứu rỗi… Những
người không Công giáo không phải là những thọ
tạo kém hơn đâu. Họ cũng được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và được
định phần chung là cuộc sống trong nhà Thiên Chúa,
Cha chúng ta. Ơn cứu độ
được cống hiến cho hết mọi
người không trừ ai. Chúa Giêsu Con
mẹ đã cứu chuộc toàn thể nhân loại trên
địa cầu. Chỉ những ai
từ chối Thiên Chúa một cách cố tình thì bị
kết án, do bởi sự lựa chọn của chính
họ.
|