Đức ái – Lm. Giuse Trần Việt
Hùng
Tiên tri Giêrêmia được sinh ra trong
một gia đình thuộc dòng tư tế ở miền
Bắc Giêrusalem. Thiên Chúa đã gọi, thúc giục và tác
động cách mạnh mẽ trong tâm hồn của ông ngay
khi còn thơ trẻ. Giêrêmia chấp
nhận sứ mệnh ra đi giữa bao thử thách và khó
khăn. Sứ mệnh của ngài kéo dài
qua nhiều thập niên trong lịch sử của cộng
đồng Giêrusalem. Ngài đã tiên báo
về sự đe doạ và sụp đổ của thành
Giêrusalem. Tiên tri có cá tính riêng và rất
mạnh mẽ chịu đựng những khổ cực
cùng với đoàn dân. Giêrêmia đã giúp mọi
người nhận ra những hậu qủa xấu mà
họ phải gánh chịu do sự bất trung và tội
lỗi gây nên. Đôi khi ông cũng cảm
thấy đuối sức và ngại ngùng, nên đã
muốn chối từ sứ vụ đặc biệt này.
Nhưng cánh tay của Chúa luôn dẫn
dắt ông trong mọi nẻo đường. Ông thố
lộ tâm tư qua sự mạc khải: "Trước
khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã
biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng
mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt
ngươi làm ngôn sứ cho chư dân." (Gr 1,5). Chúng ta biết rằng
sứ mệnh tiên tri là một ơn gọi đặc
biệt vì là trung gian giữa Thiên Chúa và dân Người.
Thiên Chúa hứa ban sức mạnh và đồng hành cùng ông
trong cuộc hành trình đầy gian nan
này. Đối diện với sự ruồng
bắt và cái chết, ai mà không lo sợ cho tính mạng
của mình. Giêrêmia cũng không ngoại
lệ, ông cũng là con người mang nhiều sự
yếu đuối và lỗi lầm như mọi
người. Sứ điệp của ông là kêu
gọi mọi người hãy ăn năn
sám hối để trở về cùng Thiên Chúa. Ông đã
đặt niềm tin vào Chúa là kiên thuẫn và dũng
lực. Thiên Chúa hứa: "Chúng sẽ giao chiến
với ngươi, nhưng sẽ không làm gì
được, vì sấm ngôn của Thiên Chúa, có Ta ở
với ngươi để giải thoát ngươi."
(Gr 1,19) Giêrêmia đã trung thành với
sứ vụ được trao ban và đã chứng
kiến bao cảnh thăng trầm của Dân Dothái từ
năm 627 tới khoảng năm 587 BC.
Sứ
mệnh khó khăn của các tiên tri là phải đối
đầu với đời sống con người
thế tục. Các nhà cầm quyền đã
dùng mọi ảnh hưởng để loại trừ
thần quyền ra khỏi cuộc sống. Họ dùng sức mạnh và bạo lực của
thế quyền để đàn áp, tẩy chay và loại
trừ các nhân chứng của sự thật và công chính.
Lòng người thế trần bị nhuốm màu tội
lỗi vì sống thả theo bản
năng thú tính và tìm thoả mãn mọi đòi hỏi của
tham sân si. Nhiều người không còn muốn nghe những
lời khuyên răn luân lý đạo đức. Đôi khi họ cho rằng những người
sống đạo hạnh, công chính và chân thật là
những người dại khờ. Phải
tranh đấu để sống. Sống
là phải hưởng thụ. Chúng ta
biết đời sống là cuộc chạy đua.
Không phải mọi người đều nhận ra
được con đường chính thật.
Người ngu mà biết mình ngu là
người có trí. Người ngu mà
tưởng mình có trí thì càng ngu hơn. Không biết chính mình
là người vô minh và ngu đần. Đôi khi họ lại tưởng nghĩ mình là
người khôn ngoan và sành đời. Luôn
tìm cách tiêu diệt những người công chính và coi
họ như là cản mũi kỳ đà.
Chúa Giêsu biết rất rõ về số
phận của các nhân chứng cho sự thật. Từ xưa, số
phận các tiên tri hoặc ngôn sứ đã thường
bị bách hại, xua đuổi và tẩy chay. Chính
Chúa Giêsu cũng đã cảm nghiệm điều này ngay
tại quê quán mình: "Tôi bảo thật các ông: không
một ngôn sứ nào được chấp nhận
tại quê hương mình." (Lc 4,24). Làm nhân chứng cho sự thật giữa một
xã hội bị tục hoá như hiện nay là một
sự dấn thân hy sinh và từ bỏ. Các trào lưu
xuôi dòng đang cuồn cuộn kéo lôi con người như
thác lũ đi vào cuộc sống
hưởng thụ thế tục. Nhiều nhà cầm
quyền có xu hướng chạy theo
thị yếu và mị dân chấp thuận những khuynh
hướng của nền văn minh sự chết. Các
thế hệ trẻ hiện nay dễ bị đầu
độc bởi nền văn hóa thụ hưởng
rất tinh tế và nhẹ nhàng qua cách suy tưởng và
phán đoán thuận theo đa số. Là
Kitô hữu, chúng ta không thể chạy theo
những trào lưu hào phóng bên ngoài, nhưng phải biết
tìm kiếm nguồn chân thiện mỹ. Hãy yêu
chuộng những vẻ đẹp của đời
sống lương tâm tự nhiên đã được in
ghi trong tâm hồn. Chúa Giêsu về lại
làng quê mình để gặp gỡ và truyền rao sứ
mạng cứu độ. Người
đồng hương ngạc nhiên về lời giảng
dạy của Chúa nhưng họ không mở lòng đón
nhận chân lý. Họ đòi hỏi và thách thức
quyền năng của Chúa: "Họ đứng dậy,
lôi Người ra khỏi thành, thành này được xây
trên núi. Họ kéo Người lên tận
đỉnh núi, để xô Người xuống
vực." (Lc 4,29) Chúa
Giêsu đâu làm gì nên tội để bị đối
xử tệ như thế. Có lẽ tâm hồn
của họ bị khép kín và trái tim
bị đóng băng lạnh lùng. Họ không
chấp nhận lời giảng và cũng không đón
nhận chính Chúa. Họ đã vào hùa
với nhau chống báng và xua trừ Chúa để khỏi
phải nghe những lời chân thật. Chúa Giêsu cùng đồng số phận với các
tiên tri bị người đời ngược đãi và
thế gian chống đối ghét bỏ.
Số phận các ngôn sứ hôm nay
cũng không khá hơn các vị tiền bối. Những nhà truyền giáo
và các nhân chứng sự thật đều phải
đối diện với hiện trạng thờ ơ và
lạnh nhạt trong đời sống luân lý, đạo
đức. Dù trong hoàn cảnh nào, xem ra sự kiện
có thực mới vực được đạo hay
đi đạo lấy gạo mà ăn
vẫn có thể kéo lôi nhiều người. Khi
cuộc sống ổn định về kinh tế và tài
chính, đời sống đạo cũng nhờ đó mà
thăng hoa. Chúng ta chấp nhận
rằng thực tế cuộc sống luôn đòi hỏi
phải đáp ứng những nhu cầu cụ thể
trước. Chính Giáo Hội cũng
đang nỗ lực giúp đỡ những vùng truyền
giáo xa xôi. Họ thiếu thốn cả
tinh thần lẫn vật chất. Nhân chứng
sự thật không thể tách rời khỏi những nhu
cầu căn bản cuộc sống của người
dân.
Một
điều rất quan trọng mà thánh Phaolô nhắn nhủ
chúng ta: "Giả như tôi có đem hết gia tài cơ
nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để
chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì
cũng chẳng ích gì cho tôi." (1 Cr 13,3)
Đức mến là cốt lõi của
việc ra đi làm nhân chứng. Là nhân
chứng cho Chúa Kitô, chúng ta không thể thiếu tình yêu chia
sẻ. Nếu tất cả mọi việc phục
vụ tha nhân với trái tim yêu
thương, sẽ mang lại niềm vui và ý nghĩa
đích thực. Yêu rồi làm. Tình yêu sẽ thăng hoa tất cả. Phaolô
khuyên dạy: "Đức mến thì nhẫn nhục,
hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không
tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm
tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không
mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy
điều chân thật." (1 Cr 13,4-6)
Đức ái là nhân đức tuyệt
hảo. Chỉ
có tình yêu mới có thể tha thứ, bao dung và liên kết
nên một. Tình yêu như lửa hun
đốt và hâm nóng những tâm hồn nguội lạnh.
Một thái độ cảm thông yêu mến có
thể xoá nhoà mọi lỗi lầm. Một
cử chỉ yêu thương có thể khơi dậy
niềm hy vọng. Một dấu ấn
tình yêu có thể đổi đời. Một
lời nói dễ thương có thể vỗ về tâm hồn
nguội lạnh. Ôi tình yêu thật diệu vời! Ai
trong chúng ta cũng có trái tim để
yêu, chỉ cần chúng ta biết mở cửa trái tim
để trao ban và đón nhận. Tình yêu
như dòng sông nước chảy, càng chảy càng thấm
nhuần. Yêu là cho đi và cũng là
đón nhận. Một tình yêu tuôn trào
sẽ tạo nguồn sống tươi vui và hạnh
phúc. Chúng ta đang ngụp lặn trong biển tình:
tình Chúa, tình gia đình và tình nhân lọai. Tình
yêu chính là lẽ sống.
Lạy Chúa, Chúa là Tình Yêu. Không
có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ dám hiến
thân mình vì bạn hữu. Chúa đã
hiến mình vì yêu thương chúng con. Xin cho chúng con
biết yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân. Chỉ có
đức mến mới tồn tại muôn đời:
"Hiện nay đức tin, đức cậy,
đức mến, cả ba đều tồn tại,
nhưng cao trọng hơn cả là đức mến."
(1 Cr 13,13).
|