TIỀN NGÔN
(1,1-4) --- Chú giải mục vụ của
Hugues Cousin
Trong phần Tiền ngôn này Luca sử dụng một
thể loại văn xuôi tuyệt hảo trong Hy ngữ –
toàn bộ, chẳng hạn chỉ là một câu chuyện
nguyên bản – và một từ vựng rất giống
với các bản khảo luận Hy Lạp thời đó
về nhiều vấn đề khác nhau. Từ đó, Luca
muốn nói rõ rằng sách của ông là một tác phẩm có tính
cách thời sự dành cho những người cùng thời
ông không phải là người Do Thái và dùng những cấu
trúc riêng. Do đó, truyền thống Tin Mừng
được nâng lên như một tác phẩm văn
chương.
Trước hết, Luca tự định vị mình
trong tương quan với những người đi
trước đã viết trình thuật; những phẩm
chất mà ông hy vọng làm sáng tỏ (một thông tin
cẩn thận về những gì đã xảy ra từ lúc
khởi đầu để viết một trình thuật
liên tục) mà theo ông nghĩ là họ còn thiếu –
điều đó giải thích công việc của ông. Ít
nhất việc này nhằm đến hai nguồn mà Luca
sẽ dùng; Tin Mừng của Maccô, chẳng hạn, không ghi
lại cuộc sinh hạ của Chúa Giêsu cũng như
những lần hiện ra sau Phục Sinh, và một tập
hợp những lời của Thầy (nguồn “Q”),
dường như trong đó không có một trình thuật nào.
Những người đi trước ông đã kín múc
từ truyền thống một thuật ngữ có gốc
gác Kinh sư, để chỉ việc lưu truyền
bằng miệng các Tin Mừng do các chứng nhân chính
thức. Những người này đã thay đổi
nếp sống: lúc đầu – Lc 3,23 sẽ chỉ cho
thấy từ ngữ chỉ lúc khởi đầu sứ
vụ công khai của Chúa Giêsu chứ không phải là lúc Ngài
sinh ra – họ đã là những chứng nhân mắt thấy
tai nghe những hành động và giáo huấn của Chúa
Giêsu (đó là nội dung qnt), rồi họ đã trở thành
những tôi tớ phục vụ Lời (quyển thứ
hai: Công vụ Tông đồ). Luca cho thấy hai mức
độ sống này khi kể lại chuyện Matthêu
giữa nhóm Mười Hai: nhân chứng mới này được
chọn từ những kẻ đã theo Chúa Kitô từ khi
Ngài chịu Gioan làm phép rửa cho đến ngày Ngài
được nâng lên (Cv 1,21 - 22). Nhưng ở đây Luca
không nhắc đến tên Giêsu, ông thích đặt mình trong
một bối cảnh lớn hơn, đó là những
biến cố đã được Thiên Chúa thực
hiện, qua sứ vụ của Chúa Giêsu nơi chứng tá
của các tông đồ.
Như thế Luca tường thuật nhờ bốn
đặc tính đã được nên ở trên (một
thông tin cẩn thận về tất cả những gì
từ lúc khởi đầu để viết một trình
thuật liên tục), đó là phong cách riêng của ông. Ông
đã có ý cẩn thận lắng nghe truyền thống Giáo
Hội và viết một trình thuật liên tục. Liên
tục ở đây trước hết không có nghĩa là
theo trật tự thời gian đúng hơn phải cho
thấy rằng tác phẩm của ông soi sáng cách thức mà
Thiên Chúa thể hiện từ biến cố này đến
biến cố khác, ý định cứu độ của
Người trong lịch sử. Không thể chối cãi
rằng Luca có quan tâm đến lịch sử, nhưng khi
đã biết các tác phẩm của những sử gia Hy
Lạp và Latinh đồng thời với ông, chúng ta đừng
đánh giá dự phóng của Luca theo quan niệm ngày nay
về việc nghiên cứu lịch sử.
Tất cả các tác phẩm được đề
tặng ông Thêôphilê rất đáng kính, một người
mới trở lại, gốc ngoại giáo, có lẽ
giữ một địa vị quan trọng trong hành chánh
La Mã. Mục đích Luca theo đuổi là thuyết phục
Thêôphilê về sự vững chắc của giáo lý mà ông
đã nhận – bày tỏ một phong cách làm việc rõ ràng
có tính cách Giáo Hội.
Tiền ngôn được viết bằng một ngôn
ngữ Hy Lạp rất hay. Điều đó cho thấy
sự tương phản lớn lao với “Tin Mừng
thời thơ ấu”. Để nói lên rằng những
biến cố đương thời mà ông kể vẫn
tiếp tục lịch sử thánh, Luca đã sử
dụng một ngòi bút khác và bắt chước thể
văn của bản dịch Thánh Kinh sang tiếng Hy
Lạp, tức bản Bảy Mươi. Chúng ta thử
tưởng tượng Jean Laconture mô phỏng Bossuet
để tả lại thời thơ ấu của De Gaulle...
Có những lối mô phỏng thể văn đầy ý nghĩa.
Để hiểu Luca, ta cũng phải biết rằng,
trong thế giới Hy Lạp thời ông, chỉ có
những gì “cổ điển” mới có thế giá, còn
những gì “mới mẻ” thì đáng ngờ vực. Hơn
nữa, bản Bảy Mươi cung cấp cho Luca từ
vựng và những kiểu mẫu tư tưởng để
nói về biến cố Giêsu Kitô.
RAO GIẢNG TẠI
NAGIARÉT
Gần như được sáng tác hoàn toàn bởi Luca,
cảnh rao giảng của Chúa Giêsu trong một thành nơi
Người đã được nuôi dưỡng có
một tính cách chương trình hóa rất rõ nét; thực vậy,
nó loan báo những chủ đề sẽ chiếm một
chỗ trung tâm trong toàn bộ Luca-Công vụ.
Phần tóm tắt dẫn nhập (14,15) nói lại
một lần nữa việc Chúa Giêsu được trang
bị bằng Thần Khí tiên tri, Đấng, sau thời gian
ở sa mạc, sẽ dẫn dắt Người trên các
nẻo đường của sứ vụ. Nội dung
giáo huấn của Chúa Giêsu không được nhắc
đến – trong khi ở Mc 1,15 Người rao giảng
một cách rõ ràng về Vương Quốc của Thiên
Chúa, như vậy lời giảng đại khái
đầu tiên của Chúa Kitô sẽ là giải thích lời
tiên tri Isaia. Luca sẽ rất thường ghi chú rằng
Chúa Giêsu giảng dạy mà không nói nội dung; đó là vì nói
lên lời là một hành động, không lệ thuộc vào
nội dung. Trái ngược với vị Tẩy Giả, Chúa
Giêsu thường giảng dạy trong những nơi
chốn và những thời gian đặc biệt gắn
liền với công việc này: Chúa Giêsu có thói quen vào một
hội đường trong ngày Sabat. Hãy chú ý sự phân
biệt khi Luca nói về những hội đường
của họ (c. 15); bởi vì vào quãng năm 85-90 khi Luca
viết Tin Mừng, thì việc đoạn tuyệt với
đối tượng đã tới cao điểm,
thẩm quyền Do Thái giáo cấm các Kitô hữu từ nay
không được rao giảng khi cử hành nghi thức
tại hội đường. Cuối cùng, lần thứ
nhất ta gặp chủ đề về danh tiếng
của Chúa Giêsu và phát sinh từ lời giảng có quyền
uy của Ngài.
Phần thứ nhất của trình thuật (cc. 16-22)
diễn tả một phần phụng tự hội
đường. Phần này bỏ lời kinh khai mạc và
bài đọc thứ nhất trích từ Luật Môsê,
để chỉ giữ lại trích dẫn dài của
phần hai: sấm ngôn Is 61,1-2, Luca chỉ bỏ một
lời đe dọa: “Công bố ngày báo oán của Thiên Chúa
chúng ta”… Theo sấm ngôn trên đây, vai trò của sứ
giả là loan báo một cách có hiệu quả việc
chấm dứt những gì làm cho người nghèo phải
đau khổ và những kẻ tàn phế trong cuộc sống,
công bố khai mạc một thời kỳ trong đó con
người sẽ được Thiên Chúa tiếp
nhận. Cấu trúc của các câu 16-20 rất kỹ lưỡng:
(Người) đứng lên
họ trao cho Người cuốn sách
Người mở ra
Gặp đoạn chép rằng (Is 61,1-2)
(Người) cuộn sách lại
trả cho người giúp việc
rồi ngồi xuống.
Như vậy độc giả của Luca, vừa
được soi sáng bởi cuộc hiển linh dịp
Chúa Giêsu chịu phép rửa, hiểu rất rõ rằng
người hùng của Thiên Chúa, được xức
dầu bằng Thần Khí, chính là Đức Giêsu và sứ
vụ được diễn tả đó là sứ vụ
Người sẽ thi hành như được kể trong
phần tiếp theo của Tin Mừng Luca.
Tuy nhiên, ngay khi ngồi xuống –ở Palestin khi
giảng thì ngồi, nhưng trong các hội
đường ở hải ngoại thì lại
đứng (Cv 13,16)- Chúa Giêsu giải thích cho người
Nagiarét: “Hôm nay, đoạn đã ứng nghiệm lời
Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. Người không nói rõ ra:
“bởi vì Kinh Thánh nói về tôi và các ông có thể thấy
điều đó” –cũng như Người không bao
giờ nói mình là Đức Kitô hay vị tiên tri. Người
cung cấp cho các thính giả các dấu chỉ, nhưng
để họ tự do dùng trí thông minh mà đón nhận
hay từ chối dấu chỉ được trao ban:
Người mời họ nhận cái mới mẻ đã
xảy đến giữa họ. Nhưng, tuy tỏ ra tán
thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt
ra từ miệng Chúa Giêsu, những người Nagiarét
chỉ nhìn thấy một phương diện của Chúa
Giêsu (con ông Giuse); họ không thể nhận ra nơi
Người vị Ngôn Sứ cuối cùng mà Is 61 đã ám
chỉ.
|