Sống sứ vụ của Chúa
– Anmai
Giêsu đã đến trong cuộc
đời này. Lời Hứa Cứu Độ đã hoàn thành
nơi Chúa Giêsu. Lời Hứa Cứu
Độ ấy được báo trước qua
miệng các ngôn sứ. Các ngôn sứ loan
báo hình ảnh của Đấng Cứu Độ. Có
lẽ rõ nét nhất là hình ảnh của ngôn sứ Isaia,
một ngôn sứ quá đau khổ.
Mở
sách ngôn sứ Isaia, ở Is 52, 13-53 chúng
ta bắt gặp ngay: “Này đây, người tôi trung
của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao,
nổi bật và được suy tôn đến tột
cùng.” Đọc những dòn tiếp theo,
một mảng tối thật u ám nơi cuộc
đời của vị ngôn sứ đau khổ này. Một bản mô tả rất sống
động về sự thất thế, đau khổ
cũng của người tôi tớ đó. Ông sẽ
không còn được nhận ra nữa: “Khi thấy tôi
trung của Ta, mặt mày tan nát chẳng ra người,
không còn dáng vẻ người ta nữa.” Mọi
người ngoảnh mặt đi chẳng dám nhìn
người tôi tớ đau khổ. Điều gây
sửng sốt nhất là hình phạt này xem ra là do Thiên Chúa
gây nên. Xưa nay vẫn giải thích như
vậy. Thực thế bản văn có một câu làm
tôi lưu ý mãi: “Đức Chúa hài lòng khi thấy
người bị nghiền nát trong yếu đuối.” Đức Chúa này là Thiên Chúa nào mà lại hài lòng vì
người vô tội bị nghiền nát?
Nhìn hình ảnh người tôi tớ
như thế này, độc giả sẽ nghĩ ngay trong
lòng“Ông Trời đáng ghét của Cựu ước.” Nhưng nhìn kỹ hơn
vào toàn thể bài ca thì đoạn văn này được
viết dưới dạng kịch nghệ. Tức có sự thay đổi về người
nói. Khởi đầu thì Thiên Chúa nói, sau đó
đến các khách bàng quan bàn tán khi quan sát người tôi
tớ trong khổ đau. Đối với những
người này thì rõ ràng Thiên Chúa đang nghiền nát
người tôi tớ vô tội. Chuyện này giống
như khi chúng ta kêu ca về những đau đớn
của mình:“Chúa thử thách đức
tin của tôi quá sức chịu đựng. Thật
ngã lòng, chẳng thể còn kiên nhẫn hơn nữa.”
Đúng vậy, thượng đế đã
đẩy người ta đến bờ vực thẳm
của thất vọng?
Rồi
thay đổi vai trò của khách bàng quan: Họ cố
gắng tìm hiểu căn do sự đau khổ của
người tôi tớ, và khám phá ra rằng chính vì tội
lỗi của mình mà người tôi tớ phải chịu
cực hình. Thật là điều gây ngỡ
ngàng hết cỡ. Ông ta chịu
đựng đau khổ để cứu chuộc thiên
hạ. Họ đã sai lầm khi lên án
ông, coi ông như kẻ có tội. Họ ăn năn hối lỗi, thú nhận sai lầm
của mình. Sự thật là người tôi tớ đã
gánh lấy tội thiên hạ và chính họ là những
kẻ được hưởng sự tha thứ của
Thượng đế: “Tôi trung của Ta sẽ làm cho muôn
người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi
của họ”.
Do
đó, ý muốn của Đức Chúa Trời là tội
lỗi nhân loại được tẩy sạch nhờ
đau khổ và cái chết của người tôi tớ. Đúng là một mầu nhiệm.
Đường lối suy nghĩ của chúng ta hoàn toàn
sụp đổ, bởi lẽ công việc vĩ
đại như gánh tội và xoá tội trần gian
lại không theo lối nhìn cũng như cách hiểu
của con người. Với Thiên Chúa thì khác, người
tôi tớ của Thiên Chúa là người khiêm nhường,
nhịn nhục và là người yếu đuối,
dễ bị tổn thương, một dấu chỉ
của sự chống đối. Cho nên
chẳng lạ gì các tác giả Tân ước sử
dụng những bài ca này để nói về Chúa Giêsu và lòng
nhân từ, thương xót của Đức Chúa Trời.
Thí dụ, thánh Phaolô nhiều lần đã chỉ ra cho chúng
ta thấy quyền năng của Thiên Chúa trong Đức
Giêsu Kitô khi Ngài bị dân Do thái khước từ, chối
bỏ. Chính trong công việc này mà nhân loại
được lợi không kể xiết. Tác giả thư Do thái cũng thường khích lệ
độc giả của ông không nên hổ thẹn vì
thập giá Đức Ki-tô, ngược lại “hãy mạnh
dạn tiến lại gần Ngai Thiên Chúa là nguồn ân
sủng, để được xót thương và lãnh
ơn trợ giúp mỗi khi cần”. Bởi
lẽ Thiên Chúa đã cho phép Đức Giêsu, người tôi
tớ, chia sẻ những yếu hèn và đau khổ
với nhân loại. Cho nên quan niệm
về “ông Trời đáng ghét của Cựu ước” là
sai lầm. Chính qua người tôi tớ
khiêm nhường mà Thiên Chúa mặc khải gương
mặt yêu thương, nhân từ của Ngài.
Người tôi tớ Giavê đứng
làm trung gian cho cả Thiên Chúa và loài người. Một sự tổng
hợp kỳ lạ giữa thần linh và nhân loại.
Ông là đại diện cho thần linh, đứng về
phía Thiên Chúa, Ngài gọi ông: “Tôi tớ của Ta”. Trong ông, ý muốn của Đức Chúa hoàn toàn
được thành tựu. Ông cũng đại
diện cho nhân loại tội lỗi, mặt mày tan nát,
chịu khổ đau đến cùng cực, chịu chung số phận với loài người,
đồng hoá với anh em mình. Chúng ta nhìn
nơi ông hành động của thượng đế
trên nhân loại và vì nhân loại. Chính
trong nơi người tôi tớ mà chúng ta cảm thấy
được Thiên Chúa cứu độ.
Nhưng người tôi trung cũng có
tham gia phần của mình vào cuộc đau khổ mà Thiên
Chúa đã chỉ định cho ông. Ông đồng ý với
chương trình của Đức Chúa, gánh chịu hậu
quả của tội lỗi người khác, vâng lời
Thiên Chúa cho đến mức bằng lòng chịu chết
thay cho thiên hạ. Ông là một nhân tố tự do và
tự nguyện, không ai ép buộc ông, nhưng
hoàn toàn hiến dâng cho Thượng đế. Đây là một sự cộng tác lạ lùng
giữa Thiên Chúa và nhân loại để mưu ích cho loài
người. Kết quả là một công trình vĩ đại. Bởi
người tôi tớ đã “xoá tội trần gian và tranh
thủ được ơn tha thứ cho những kẻ
xúc phạm”. Ai đã thi hành cuộc hy
sinh? Thiên Chúa hay người tôi tớ? Câu
trả lời là cả hai. Thiên Chúa
đã hy sinh người tôi trung. Người
tôi trung đã bằng lòng hiến tế. Trường
hợp của Abraham và người con duy nhất Isaac. Trong
văn bản, kẻ có lỗi dùng ở đại từ
“chúng ta”: “Sự thật, chính Người đã mang lấy
những bệnh tật của chúng ta… Chính Người
đã bị đâm vì chúng ta phạm tội… Chúng ta đã
đi lạc như chiên cừu v.v…” Hoá ra
người tôi tớ này không phải là kẻ phạm
tội. Đau khổ của ông có mục đích duy
nhất là thức tỉnh ý thức tội lỗi của
nhân loại!
Ngày hôm nay, người tôi tớ mà Isaia
loan báo đó đã trở thành hiện thực nơi
cuộc đời ngôn sứ Giêsu. và ngôn sứ Giêsu hôm
nay tiến vào hội đường như là việc
hết sức bình thường. Những người trong
Hội Đường đã trao cho ngôn sứ Giêsu sách Isaia
và mở ra, bất chợt bắt gặp lại hình
ảnh của người tôi tớ đau khổ cũng
như sứ mạng của người ngôn sứ đó
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu
tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ
nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ
bị giam cầm biết họ được tha, cho người
mù biết họ được sáng mắt, trả lại
tự do cho người bị áp bức, công bố một
năm hồng ân của Chúa. Sau đó,
Chúa Giêsu đã nói với những người ở trong
hội đường rằng: "Hôm nay đã ứng
nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." Một lần nữa, Chúa Giêsu khẳng
định lại vai trò của Ngài. Ngài
đến để đem niềm vui, đem bình an,
đem hạnh phúc cho con người.
Sứ
vụ của Chúa Giêsu cũng đã được ông Etra
nói với dân sau khi nghe sách Luật mà ông mở ra
đọc cho dân: "Anh em hãy về ăn
thịt béo, uống rượu ngon và gửi phần cho
những người không sẵn của ăn, vì hôm nay là
ngày thánh hiến cho Chúa chúng ta. Anh em
đừng buồn bã, vì niềm vui của Đức Chúa
là thành trì bảo vệ anh em."
Vẫn là loan báo Tin Mừng cho
người nghèo. Chúng ta
sẽ tự hỏi rằng chúng ta có giàu có gì đâu
để loan báo cho người nghèo? Và, có ai
hỏi ta, ta cũng sẽ nói rằng tôi nghèo lắm, tôi
đâu có gì để mà cho, có gì để mà chia sẻ?
Nói như thế mà không biết ngượng.
Thử, lúc nào đó trong lặng thầm, nhìn lại
cuộc đời chúng ta xem, chúng ta được Chúa ban
cho quá nhiều ơn đó nhưng chúng ta đã không
nhận ra.
Có lúc nào đó, người hằng
nghiền ngẫm suy tư
Cảm thấy đời ta, chứa
chan hồng ân Chúa ban
còn chờ gì nữa? Không vang
khúc hát tri ân Ngài?
Lạy Chúa, con xin cảm tạ, Lạy
Chúa con xin cảm tạ
Ôi lạ lùng hồng ân
Chúa đã ban cho đời!
Chúa ơi, sao con suy thấu tỏ
tường?
Ôi, nhiệm mầu tình yêu thánh thiêng dâng
cao vời!
Chúa ơi, tình Ngài tuyệt diệu
xiết bao
Nghiền
ngẫm thử đi sẽ rõ! Những ngày
này, những ngày Tết Nguyên Đán cận kề.
Giữa dòng đời ngược xuôi đi tìm miếng
cơm manh áo, ta hạnh phúc hơn nhiều người
đó chứ! Ta hạnh phúc hơn nhiều người
nhưng ta đâu nhận ra để rồi ta oán trách Chúa
thế này thế kia.
Cứ thử đặt mình vào vai
một người di dân xa quê nghèo vì miếng cơm manh áo
ta sẽ rõ hơn ai hết. Đi làm tháng vài triệu bạc, thuê căn phòng
trọ ọp ẹp gần triệu bạc. Cơm
ăn, áo mặc nữa, quay đi quay lại hết tháng
phải đóng tiền phòng trọ, tiền điện
tiền nước, thử hỏi còn bao nhiêu. Và, những ngày này dắt díu nhau về quê gặp
gia đình được dăm ba bữa. Những
ngày này, ra các bến xe, ta thấy
những người nghèo ngược xuôi để về
quê với hai bàn tay chai sạm và bờ vai gầy guộc
nhỏ ta mới thấy được Chúa thương ta
là dường nào. Và, nhất là cuộc
đời của ta là ta hạnh phúc, ta có Chúa trong
đời.
Một chút, một chút thôi một
bữa ăn, một chầu karaoke ta có thể làm ấm
lòng những người nghèo. Những người nghèo đó ở
đâu xa? Những người nghèo
đó ngay bên cạnh nhà ta mà bấy lâu nay ta vô tâm vô tình không
nhớ đến họ. Có cái để cho nữa
đó chứ! Là chút tấm lòng với
những người bất hạnh.
Sứ
vụ của Chúa mở ra cho mỗi người chúng ta,
chuyện quan trọng là chúng ta có sống sứ vụ mà
Chúa đã sống, đã mời gọi chúng ta hay không mà
thôi.
|