VÒNG TRÒN
3
biểu tượng Thân mình Chúa Giêsu
Tử nạn và Phục sinh, mà nhờ tin ta được
nhập vào.
Như trên
vừa nói, sau phục sinh, Chúa Giêsu được có trong
mình sung mãn Thần tính, tràn
đầy Thần Khí, Sự sống sự Thánh thiện
và mọi phúc lộc thánh thiêng. Nhưng loài người
chúng ta mắc tội lỗi, nên vẫn còn đang ở ngoài Chúa (ở ngoài vòng tròn) nên chúng ta tối tăm, đen
đủi, hư vong…(hình vuông
tượng trưng nam giới, hình tròn, nữ giới,
tất cả đều nhuộm đen)…
Làm cách nào để nhập
vào trong Chúa mà được tẩy sạch lương tâm
khỏi tội lỗi, hầu xứng đáng
được Chúa đưa ta cùng vào Thiên Đàng tế
lễ Thiên Chúa Cha ?
Thưa : Nhờ
TIN và CHỊU PHÉP RỬA.
Nhờ ‘tin’ và
‘chịu Phép Rửa’, chúng ta được nhập vào
trong Thân Mình Tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu,
trong đó ta như được dìm vào trong Bể mênh mông vô
tận, sung mãn Thần tính và sự Thánh
thiện ; trong đó Thánh Thần tràn đầy sẽ
tẩy rửa hết mọi tội lỗi ta, ban sự
sống mới cho ta, thánh hóa ta, và đổ đầy tràn
muôn ơn cho ta. Gioan Tẩy
Giả và Đức Giêsu gọi đó là “Phép Rửa trong Thánh Thần” (Mt 3.11; Ga 1.33; Cv 1.5).
(Xem vòng tròn 3, bên cạnh
có những hình vuông, hình tròn – tượng trưng loài
người chúng ta – những mũi tên tượng
trưng sự dấn bước gia nhập vào trong Chúa
bởi lòng tin. Lúc ở ngoài thì đen đủi vì tội
lỗi, khi vào trong Chúa thì được tẩy sạch
trắng xóa).
Được
cứu chuộc là như vậy !
Chúng ta phải quên
đi lối diễn tả
bình dân trước đây về sự cứu chuộc :
như là Chúa Giêsu phải chịu chết đổ máu ra,
làm cái giá để trả cho ông chủ (có người còn
bảo ông chủ đó là ma quỉ !!) đã bắt ta làm nô
lệ, mà chuộc chúng ta lại như người ta
chuộc một tên nô lệ. - Không phải thế ! Lẽ
nào Thiên Chúa lại phải làm một cuộc giao dịch
mua bán với bất cứ ai, huống hồ lại
với ma quỉ !
Được cứu chuộc là như
chúng ta phác tả trên đây. Và Thánh Phaolô đã dạy chân lý
ấy bằng những lời lẽ tuyệt vời: “Anh em không biết rằng : khi
chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy,… là
chúng ta được dìm vào trong cái chết của
Đức Kitô sao ? Vì được dìm vào trong cái chết
của Người, chúng ta đã cùng được mai táng
với Người. Bởi thế, cũng như
Người đã được sống lại từ cõi
chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha,
thì chúng ta cũng được sống một đời
sống mới.” (Rm 6.3-4)
Khi chịu phép Rửa tội, ta được
dìm vào trong cái chết của Chúa Kitô, được mai táng
với Người : tội lỗi ta như thể
bị chôn vùi trong bể nước Rửa tội trở
nên như nấm mồ ; rồi như Chúa đã chỗi
dậy từ cõi chết, chúng ta cũng chỗi dậy
khỏi mồ, tức là được sống lại
với Chúa để sống một đời sống
mới.
- Và còn được thành
một thân thể với Chúa Kitô : Chịu phép
rửa không dừng lại
ở việc thanh tẩy mọi tội lỗi để
sống một cuộc sống mới như nói trên, mà còn
nhờ Thần khí làm ta thành
một thân thể với Chúa Kitô :
"Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là
Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều
đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để
trở nên một thân thể." (1 Cr 12.13)
Thế là vấn
đề chúng ta đặt ra trên kia (206tt) đến
đây được giải đáp hoàn toàn :
Nhờ tin và chịu
Phép Rửa, không những chúng ta nhập
vào trong Đức Kitô, mà còn nên một Thân Thể với Người, bởi
vậy khi Người vào Cung thánh trên Thiên Đàng, Người
cũng đem ta – là thân thể Người – vào với
Người, để cùng
Người tế lễ phụng thờ Thiên Chúa Cha.
SUY
NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN
Trước đây, lối vào Cung
Cực Thánh chưa được mở, còn phải
chờ Chúa Giêsu đến, và khi Người đến
rồi, Người đã mở ra một con
đường mới, tượng trưng bởi thân
thể rách nát khi chịu khổ hình vì tội lỗi chúng
ta, với trái tim bị mở toang vì lưỡi giáo đâm
thâu. Qua lối vào đau thương ấy, Chúa ân
cần dẫn chúng ta – vốn là những kẻ tội
lỗi đáng chết muôn đời nếu không
được Chúa cứu thoát - qua con đường hay
cái Lều là thân thể thánh thiêng của Người mà
vào Cung Cực Thánh trên cõi trời.
Lạy Chúa, chúng con xin hết
lòng cảm tạ Chúa vì ân sủng lớn lao Chúa ban cho chúng
con. Chúa đã thí mạng sống mình không chỉ để
xin Thiên Chúa Cha ban ơn tha thứ tội cho chúng con mà
Chúa còn dẫn đưa chúng con vào Thiên Đàng cùng
với Chúa.
Và cho mãi về sau, một khi
thế gian này còn tội lỗi, thì Chúa Giêsu vẫn là
vị Thượng Tế đời đời, luôn luôn
hiến tế đời mình với chén máu là Hy lễ dâng
lên Thiên Chúa Cha, để tạ tội thay cho chúng con.
Lạy
Chúa Giêsu, vì chúng con mà Chúa phải chịu trăm ngàn cay
đắng, xin cho chúng con biết sống thánh thiện,
để Người không còn phải mang những vết
thương đau đớn vì tội lỗi chúng con
nữa. Amen.
--o0o--
Trước khi đi tiếp, ta hãy nhờ những đoạn Thánh
Thư Do Thái nhắc lại tóm tắt từ đầu
tiến trình đến đây :
Thời Cựu
Ước, dân chúng không được vào Cung Cực Thánh,
phải chờ đến thời viên mãn, Thiên Chúa sẽ
chấn chỉnh lại. Vào đúng thời đã
định, Đức Ki-tô đã đến làm
Thượng Tế đem lại phúc lộc chân thật
đời đời của thế giới tương
lai (Dt 9.11). Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc
đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế
như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa (9.14),
bởi đó Người đã vào Cung thánh tức là vào
chính cõi trời, để với chức
vị Thượng tế lo việc tế tự trong Cung
thánh, để dâng lễ vật và tế phẩm (8.2-3) ;
Người vào đó không phải nhờ máu các con dê, con bò,
nhưng nhờ chính máu của mình (9.12) đã đổ ra
trong cuộc hiến tế ; và cũng nhờ con
đường Máu ấy của Người khai lối
cho, mà ta được mạnh dạn bước vào Cung
thánh là Cõi Trời (10.19-20) tham dự tế lễ của
Thượng tế Giêsu, sau khi đã nhờ Máu ấy thanh
tẩy lương tâm ta khỏi những việc
(đưa đến sự) chết, để ta xứng
đáng được cùng với Người phụng
thờ Thiên Chúa hằng sống (9.14).
ªªªªª
E - PHỤNG VỤ THIÊN GIỚI ẤY,
CHÚNG TA THAM DỰ
Thế là
nhờ tin và chịu Phép Rửa, chúng ta được tháp
nhập vào trong Đức Kitô phục sinh vinh hiển, thành
một thân thể với Người (Rm 6.5; 1 Cr 12.13),
để khi Người vào trong Cung thánh trên trời là
Thiên Đàng, lo việc tế tự, dâng lễ vật và
tế phẩm (Dt 8.2-3), Người cũng đưa ta vào Thiên Đàng
cùng Người mà tế lễ thờ phượng Thiên
Chúa Hằng Sống.
Nhưng
điều kỳ diệu là đây : Khi nói Chúa Kitô đưa ta vào Thiên Đàng
cùng với Người mà tế lễ thờ
phượng Thiên Chúa, thì không phải là bảo ta leo lên trên
chín tầng mây, vào trong cõi trời xanh thăm thẳm mà
tế lễ đâu, vì ta vẫn còn đang sống ở trần
gian, chân vẫn còn đạp đất. Nhưng là thế
này : Vì cuộc tế lễ của Chúa Giêsu, xưa diễn
ra trên đồi Canvê ở dưới đất,
song trước mắt Thiên Chúa lại được coi
như đang dâng trên trời trước Thánh Nhan Chúa
Cha, cho nên chúng ta, vì
đã thành một thân thể với Người, cũng
được vào tham dự hiến tế ấy
của Người đang cử hành ở trên trời, khi
chúng ta tham dự hiến tế ấy trong Thánh Lễ
ở dưới đất!
Nếu chúng ta còn lưỡng
lự và hoài nghi, thì xin mời nghe chính
Lời
dạy của Công đồng Vatican II
Trong Hiến
Chế Phụng vụ thánh, số 8, Công Đồng xác
nhận việc phụng vụ của chúng ta cử hành
dưới thế là tham dự vào phụng tự Chúa Kitô
cử hành trên thiên giới :
"Phụng
vụ trần gian là nơi chúng
ta tham dự, bằng cảm nếm trước, phụng
vụ trên trời, được cử hành trong
thánh đô
Giêrusalem
(thiên quốc), nơi chúng ta là những lữ khách đang
tiến về, ở đó Chúa Kitô đang ngự bên
hữu Thiên Chúa như một thừa tác viên của Cung
thánh, của Nhà Tạm đích thực (x. Kh 21.2; Col 3.1;
Dt 8.2); phụng vụ trần gian là nơi chúng ta hợp
cùng toàn thể đạo binh trên trời đồng
thanh ca ngợi tôn vinh Chúa…" (Xem
hình minh họa).
Lời Công
Đồng đã cho thấy rõ : Trên trời, trong Thành
đô Giêrusalem thiên quốc (Kh
21.2), đang cử hành một việc phụng
vụ, ở đó Chúa Kitô, đang ngự bên hữu
Thiên Chúa, làm thừa tác viên của Cung Thánh, lo việc
tế tự, dâng tế lễ (Dt 8.2-3), và tế lễ
thiên giới đó “chúng ta tham dự.”
Nếu ở
trên trời không diễn ra phụng vụ
tế lễ, thì Công Đồng nói ‘chúng ta tham dự’ là tham dự vào cái gì ? Khi ta đi vào một
rạp hát, hay rạp chiếu bóng mà không đang diễn ra
vở kịch hay chiếu một phim nào trên màn bạc,
mọi sự đều im lìm, màn nhung vẫn khép kín, thì ta
đến xem cái gì, đến dự cái gì?
Vậy, trên thiên giới
đang cử hành một
việc phụng vụ, Phụng Vụ thiên giới mà “chúng
ta tham dự”, nhưng xin lưu ý : chúng ta tham dự khi cử hành
Phụng vụ Thánh Lễ ở trần gian.
*
|