- Thánh
thư Do thái đưa ra một bằng cứ
để minh chứng hiến tế Chúa Giêsu tồn
tại vĩnh cửu :
Vì Người hằng sống
nên chức vụ Thượng tế
của Người bất diệt
và Hiến tế của Người
tồn tại đời đời
20 “Các tư
tế Lê-vi đã trở nên tư tế mà không có lời
thề; 21 còn Đức Giê-su khi trở nên tư
tế, thì lại có lời thề của Đấng nói
với Người: Đức Chúa đã thề
ước, Người sẽ chẳng rút lời,
rằng: Muôn thuở, Con là
Thượng Tế. […] 23
Lại nữa, trong dòng tộc Lê-vi, có nhiều
người kế tiếp nhau làm tư tế, bởi vì
họ phải chết, không thể giữ mãi chức
vụ đó. 24 Còn Đức Giê-su, chính vì Người hằng sống muôn
đời, nên chức vụ tư tế của
Người tồn tại mãi mãi. 25 Do đó, Người có
thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho
những ai nhờ Người mà tiến lại gần
Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống
để chuyển cầu cho họ.” (Dt 7.20-25)
Giải thích :
Chức
Thượng tế muôn đời mà Thiên Chúa đã thề
hứa ban cho Chúa Giêsu (Đức
Chúa đã thề ước…
: Muôn thuở Con là Thượng tế) không chỉ
là một chức kéo dài trong thời gian vô tận, cho
bằng đặt chức Thượng tế ấy vào
trong sự vĩnh hằng của Thiên Chúa : "Chính vì Người hằng
sống muôn đời, nên
chức vụ tư tế của Người tồn
tại mãi mãi”.
+ Mà
nếu chức vụ Thượng tế của
Người tồn tại mãi mãi thì việc tế
lễ của Người cũng tồn tại mãi mãi. Lý do là vì – như trên đây đã xem –
chức vụ phải đi đôi với việc
tế lễ, người ta không thể nào quan niệm
được một chức vụ tư tế mà không
cử hành tế lễ ! Chẳng lẽ phong chức cho
để ngồi chơi không làm gì ? Vậy, chức
vụ tồn tại, tế lễ cũng tồn tại.
Chúng ta sống
trong thời gian, cái gì cũng mau qua, chóng hết, ta không
thể tưởng tượng làm sao một tế lễ
lại có thể tồn tại mãi muôn đời. Ấy
chính vì nơi Thiên Chúa hằng hữu thì khác : mọi sự
đều trường tồn vĩnh cửu.
+ Mà nếu tế lễ tồn
tại, thì tất nhiên tế vật cũng sẽ
vĩnh tồn mãi mãi.
Cho dù hành
động tế hiến (acte sacrificiel) theo mặt
lịch sử là việc thuộc quá khứ (đã xảy
ra tại đồi Canvê cách đây 2000 năm), thì nó
lại luôn mãi tồn tại bởi đích nó đến.
Đích ấy là nó được sự chấp
nhận, tôn vinh và thần hóa luôn mãi trường tồn
không qua đi của Thiên Chúa. (Durrwell, sđd, 173-174;
Spicq, I. 315). Ở đây chỉ lặp lại
điều đã xác lập ở trên kia, tr.202tt.
Có thể nói : Nơi Thiên Chúa vĩnh
hằng mọi sự đều là hiện tại và
tồn tại, không như chúng ta sống trong
thời gian có quá khứ, hiện tại và tương lai,
cái này qua đi, cái kia sẽ đến :
"Nơi Chúa ngàn năm cũng
như một ngày, một ngày cũng tày ngàn năm" (2 Pr
3.9).
Và Cái
gì đụng chạm đến Thiên Chúa hằng hữu,
tức khắc trở nên vĩnh cửu !
Lấy một
tỉ dụ giả tưởng để minh
họa : một linh hồn sa hỏa ngục, mà giả
sử được cho thấy nhãn tiền Thiên Chúa
hằng hữu một tích tắc thôi, tức là
được đụng chạm tới Thiên Chúa vĩnh
hằng, lập tức linh hồn ấy cứ
được thấy nhãn tiền Thiên Chúa mãi mãi, mà
thấy nhãn tiền Thiên Chúa tức là ở Thiên Đàng
rồi, hết còn ở hỏa ngục nữa.
Tóm lại,
trong con mắt của tác giả Thánh thư, việc Chúa
Kitô hiến dâng thân mình làm tế vật trên Đồi Canvê, đồng
thời cũng được coi là đang dâng hiến trên
thiên giới, thì nhờ bởi được sự
chấp nhận và thần hóa luôn mãi tồn tại không qua
đi của Thiên Chúa hằng hữu, cho
nên sẽ tồn tại
đời đời,
tồn tại đời đời nơi bản
thân nó chứ
không chỉ tồn tại theo tính cách là hiệu quả
hay công nghiệp tậu được do việc
cứu chuộc. Xin nhớ lại lời cha Durrwell
nói trên kia (tr.202tt).
Minh họa :
Thị kiến Khải huyền cho chúng ta thấy một
dấu chỉ hay một minh họa rất ý nghĩa
về trạng thái tồn tại vĩnh viễn nói trên
của tế vật: Thánh Gioan thấy trong một thị
kiến ở trên trời : Chúa Giêsu là "Con Chiên "đứng” như đã bị
tế sát" (Kh 5.6). Thị kiến đó chứng
tỏ rằng Chúa Giêsu-Con Chiên là tế vật vốn
đã bị tế sát, nhưng vẫn “đứng” là
dấu hiệu đang sống, như vậy
Người là tế vật vẫn tồn tại
vĩnh viễn muôn đời trong trạng thái tế
hiến, dù hiện tại Người đang
sống trong vinh quang trên trời.
Lạ thật, nơi Chúa Giêsu sau
khi sống lại và lên trời, ngự bên hữu
Đức Chúa Cha, đang ở trong vinh quang và hạnh phúc
vô tận, đáng lẽ thân thể Chúa phải vẹn
toàn mọi dấu vết của cuộc Tử nạn
ở dưới trần phải được xóa
sạch chứ, vậy mà - theo các sách Tin Mừng
thuật lại (Ga 20.25-29 ; Lc 24.39-41) - khi từ trời
Người hiện ra cho các môn đệ và cho môn
đệ được sờ đụng vào Chúa, thì
họ thấy Chúa vẫn mang nơi bản thân phục sinh
của Người, các dấu đinh nơi chân tay và
dấu bị đâm thủng nơi cạnh sườn
trong cuộc Tử nạn ở trần gian.
Nếu Người muốn xóa
sạch mọi vết tích cuộc khổ nạn
nơi thân thể phục sinh
của mình thì có gì là khó, song Người cứ vẫn
giữ các dấu vết tế hiến ấy, chỉ vì
Người muốn chứng tỏ cho biết, dù đang
sống trong vinh quang trên trời, cuộc hiến thân làm
tế vật trên thập giá xưa vẫn tồn tại
vĩnh viễn không hề qua đi.
›› X ››
“Bản văn của Thư Do Thái không nói trắng ra
thế, ít nữa cũng gợi ý rất nhiều.” (Durrwell,
sđd, tr 172).
|