Lời
các bạn nghe đã thành tựu - McCarthy
Suy Niệm 1. CUỐN SÁCH
Khi dân Do Thái
trở về quê hương sau nửa thế kỷ
lưu đày ở Babylon, họ phải xây dựng lại quốc gia
họ. Ét-ra đã kêu gọi dân chúng thánh
hiến chính mình cho Thiên Chúa. Ông bắt
đầu đọc cho họ nghe sách luật của Môsê.
Từ thời kỳ đó, đời
sống và tôn giáo của người Do Thái có nền
tảng là sự tuân thủ chính xác Luật Môsê. Là
những Kitô hữu, chúng ta cũng là một dân của “sách
Thánh”, tuy nhiên trong trường hợp của chúng ta là sách
Tin Mừng.
Có một câu chuyện
về một dân tộc chưa bao giờ nghe nói về Tin
Mừng. Một ngày kia, một
người nước ngoài đến và loan báo: “Tôi
đến và mang cho các bạn một Tin Mừng”. Khổ
nỗi, ông ta bị mắc bệnh và chết trước
khi ông có thể nói cho họ nghe Tin Mừng. Người ta
tìm thấy một cuốn sách nhỏ trong ba-lô của ông.
Nhan đề cuốn sách là: “Tin Mừng của Đức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”. Họ kết luận
rằng đó là điều mà người nước ngoài
muốn nói với họ. Họ bắt
đầu đọc cuốn sách ấy.
Dù cuốn
sách đã cũ, sứ điệp xem ra vẫn mới
toanh. Nhân cách trung tâm hiện rõ ra với họ từ
những trang sách mốc meo. Đó là
một con người đầy sức sống, đã có
được sự hiền lành và lòng thương xót cao
cả. Họ đọc các tường
thuật về những phép lạ. Người
đã thực hiện cho những người bệnh và
những người quẫn bách. Họ
đọc thấy Người đã đi ra khỏi
đường lối thông thường để liên
kết với những người bị gạt bỏ.
Lời Người tốt đẹp và có
quyền bính gây một ấn tường sâu sắc trong lòng
họ. Quả là một cuốn sách lạ lùng và lôi
cuốn!
Tội nghiệp cho ông
mang cuốn sách này đến đây và đã chết, có
người nói: “Rõ ràng ông ta là một môn đệ của
Đấng Kitô đó”.
“Nhưng
ở xứ sở của ông ta, hẳn phải còn có
nhiều môn đệ”, một người khác nói.
“Chúng ta có nên sai một người đến đó để
xem người dân sống giáo huấn mới này như
thế nào hay không? Rồi người ấy sẽ trở
về, tường thuật lại và có lẽ sau đó
chính chúng ta có thể cố gắng sống giáo huấn
ấy?”.
Họ
chọn Francis, một thanh niên chính trực. Anh đã
đi du hành khắp nơi và quan sát kỹ lưỡng. Anh
sẵn sàng tìm gặp các thành phần tiêu biểu của
quần chúng rộng rãi. Anh không vội vàng
đưa ra kết luận và phán đoán. Sau cùng
đến ngày mà anh cảm thấy đã quan sát đủ,
anh liền trở về quê hương. Vừa mới
về đến, đồng bào anh đã đặt ra cho
anh những câu hỏi dồn dập:
“Những môn
đệ của Sách Thánh có yêu thương nhau không?”
“Họ có
sống hoà bình với nhau không?”
“Họ có sống một
cách đơn sơ không?”
“Họ có
hạnh phúc không?”
Nhưng mọi câu hỏi
có thể tóm gọn trong câu hỏi này: “Các môn đệ
của Đức Kitô có sống theo đúng Sách Thánh không?”.
Và đây là một bản
báo cáo tóm tắt về những gì Francis nhận thấy,
được anh trao cho đồng bào anh:
“Về
cơ bản, tôi thấy có năm loại Kitô hữu.
Trước hết, tôi nhận thấy
một số người là Kitô hữu nhưng chỉ trên
danh nghĩa. Dù rằng họ đã
được rửa tội, họ không tuân giữ
một điều gì trong đạo và cũng không cam
kết điều gì.
“Thứ hai,
tôi nhận thấy một số người là Kitô hữu
chỉ bởi thói quen. Dù rằng họ công khai cam
kết tuân giữ theo giáo huấn
của Đức Kitô, nhưng điều đó không
ảnh hưởng gì đến cách họ sống.
Thậm chị, tôi còn thấy họ sống theo
những nguyên tắc không liên quan gì đến những
lời dạy trong Sách Thánh, mà trong nhiều trường
hợp còn ngược lại với những lời
dạy ấy.
“Thứ ba, tôi nhận
thấy một số người rõ ràng là có lòng nhiệt thành
với đức tin Kitô giáo. Họ dấn
thân trong những công việc tốt lành. Nhưng dường như họ còn thiếu
một yếu tố quan trọng. Họ
dường như có ít hoặc chỉ có một bài
phẩm chất mà Thầy họ yêu cầu.
“Thứ
tư, tôi nhận thấy những người mà các
bạn có thể gọi là các Kitô hữu hành đạo.
Theo tôi những người này đã hiểu rõ
tinh thần của Sách Thánh. Họ
thật sự quan tâm đến người khác và không
hổ thẹn là những Kitô hữu. Tôi
thấy họ bị bách hại ở một số
nơi. Ở những nơi khác, họ gặp
phải tình cảnh có lẽ là tệ hại nhất:
sự dửng dưng khủng khiếp của đồng
bào họ.
“Sau cùng, tôi
đã gặp một số người, phải thừa
nhận là không nhiều, và tôi không ngần ngại gọi
họ là những Kitô hữu đích thực. Họ là những người có đời
sống tâm linh sâu xa. Khi gặp họ, tôi
cảm thấy mình gặp được chính Đức
Kitô”.
Câu chuyện không cho chúng
ta biết dân tộc ấy có đón nhận Tin Mừng hay
không. Ngày nay, nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng
cho thế giới tuỳ thuộc vào chúng ta. Có là
một đặc ân to lớn nhưng là
một công việc làm nản chí. Cũng như Đức
Giêsu, chúng ta được Chúa Thánh Thần ban ơn phù trợ.
Cách tốt nhất để rao giảng Tin
Mừng là sống một đời sống Kitô hữu
đích thực. Cuốn sách duy nhất
mà nhiều người sẽ đọc biết Tin
Mừng chính là cuốn sách của đời sống chúng
ta.
Suy Niệm 2. GIÁO HỘI LÀ NHIỆM THỂ
ĐỨC KITÔ.
Ngày nay trong y học, có
rất nhiều chuyên khoa đến nỗi thân thể con
người được chia ra làm nhiều phần.
Một số bác sĩ chuyên về tim,
những bác sĩ khác chuyên về não bộ hoặc về
mắt, về tai v.v… Sự chuyên môn hoá là
điều tốt như có thể có một khía cạnh
tiêu cực. Nhà chuyên môn có thể chỉ quan tâm
đến các bộ phận của con người mà không
quan tâm đến chính con người. Họ hiếm khi
hiểu rõ con người có mắt, hoặc tai
hoặc hông đang được điều trị.
Thân thể
con người tạo nên một thể thống nhất
dù nó bao gồm nhiều chi thể. Những chi thể
này rất khác nhau và có những chức năng rất khác
nhau: dĩ nhiên có một số chi thể quan trọng
hơn những chi thể khác. Nhưng một
thân thể đầy đủ cần có mọi chi
thể và các chi thể cần lẫn nhau.
Giáo Hội
cũng thế. Chúng ta dù nhiều
nhưng cùng tạo thành một thân thể trong Đức
Kitô (Bài đọc 2). Qua phép Rửa Tội,
chúng ta đã trở thành những chi thể của Thân
Thể Đức Kitô, tức là Hội Thánh. Một số người muốn sống một
mình, không nhờ cậy vào ai, được độc
lập với cộng đoàn. Nhưng
không thể có một Kitô hữu cô lập như thế.
Những người chủ tâm tách lìa mình ra
sẽ làm tổn thương cộng đoàn. Chúng ta là một phần của người khác và
phải cố gắng không để mình sống biệt
lập.
Cộng
đoàn có những yêu cầu đối với chúng ta.
Vì lẽ đó, cám dỗ muốn sống
một mình, không cần đến ai, muốn tìm kiếm sự
cứu độ độc lập với những
người khác là một cám dỗ mạnh mẽ. Nhưng điều đó không thể có
được. Chúng ta cần cho nhau,
giống như những phần của một thân thể
cần lẫn nhau.
Và Giáo
Hội cần đến mọi người chúng ta. Chúng ta cần có ý thức mình thuộc về nhau
và thuộc về Đức Kitô. Chúng ta phải
được bao gồm cả khi chúng ta chỉ muốn
tốt hơn là lo cho chính mình.
Thuộc về một
cộng đoàn có những lợi ích rõ ràng. Hãy
lấy những cây sậy làm ví dụ. Từng
cây một, chúng mềm yếu và bị bẻ gãy dễ
dàng. Nhưng khi cột chúng lại
với nhau thành bó, chúng thật sự không thể bẻ
gẫy được. Điều đó cũng đúng
với con người.
Sức
mạnh to lớn là kết quả của sự hợp
quần. Người ta có thêm lòng can đảm khi
hiểu biết nhau, động viên nhau, và nương
tựa nhau. Khi ta cùng nhau làm việc thì có thể làm được
nhiều điều vĩ đại.
Tầm quan
trọng của cộng đoàn được Đức
Giêsu nhấn mạnh và Người dùng một hình ảnh
khác để mô tả nó. Đó là hình ảnh cây nho và
cành nho: “Thầy là cây nho, anh em là cành”.
Hình ảnh tuy đơn sơ nhưng đã minh hoạ sâu sắc tính
hiệp nhất và lệ thuộc lẫn nhau.
Rõ ràng là cành nho cần có
cây nho. Nhưng cây nho cũng cần có cành,
bởi vì chính cành sinh ra quả.
Đức
Giêsu muốn tương quan ấy tồn tại giữa
Người và các môn đệ. Đó là
cách mà Người muốn có ở giữa Người
với chúng ta. Người là cây nho, chúng
ta là cành. Vả lại, nếu nói theo
ngôn ngữ của Phaolô: “Đức Giêsu là đầu
của thân thể, chúng ta là những chi thể”. Nếu một người không có ý thức
thuộc về cùng một cộng đoàn, chăm sóc và
chịu trách nhiệm cho nhau, người ấy không
thật sự là một Kitô hữu.
Hoa quả mà
Đức Giêsu mong muốn nơi chúng ta, trước tiên là
sự hiệp nhất ở giữa chúng ta. Bởi sự hiệp nhất ấy, mọi người
sẽ biết rằng chúng ta thuộc về Đức
Giêsu, nói cách khác là bởi sự liên kết có ở giữa
chúng ta và sự chăm sóc mà chúng ta thực hiện cho nhau.
|