“Hôm nay đã ứng nghiệm lời
Kinh Thánh quý vị vừa nghe” ---
Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ
GIẢI:
1. Trang minh họa dự tính của Luca
Vì là người ngoại đến với đức
tin Kitô giáo, Luca đã không được biết
Đức Giêsu nhiều. Bởi vậy, trước khi
viết về Đức Giêsu, Luca đã muốn
"cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi
sự" và cố gắng căn cứ vào những
nguồn tài liệu có giá trị, để cho tác phẩm
của mình hữu ích và có nét độc đáo đối
với phần đông độc giả là những
người cũng từ ngoại giáo trở lại như
ngài, mà điển hình là "ngài Thêôphilê đáng kính ".
Nếu Luca có ý "tuần tự viết ra câu
chuyện" thì không phải là viết theo cách thức
những nhà nghiên cứu lịch sử ngày nay vốn quan
niệm, mà chỉ là để phục vụ và hỗ
trợ cho một suy tư thần học mà thôi, như ngài
sẽ nói lên điều đó trong các phẩm thứ hai
của mình. Dự tính của Luca là chỉ muốn kể
lại việc Thiên Chúa mở cửa cho các dân ngoại
đón nhận đức tin như thế nào" (Cv.
14,27). Vì thế tác phầm của Luca gồm hai cuốn
sách trình bày chương trình cứu độ về
mặt lịch sử và cũng cả về mặt
địa lý nữa.
- Chương trình cứu độ xét về mặt
lịch sử:
+ Sau thời kỳ LỜI HỨA
+ thì đến thời kỳ
THỰC HIỆN
Với thời Chúa Giêsu, Thần Khí xưa đã tác
động các ngôn sứ, thì nay càng tỏ hiện tràn
đầy trông ngôn ngữ và hành động của
Đức Giêsu.
Với thời của Giáo hội, thời của
Thần Khí được thông ban tràn đầy qua
Đức Kitô phục sinh.
- Chương trình cứu độ về mặt
địa lý được diễn ra chung quanh Giêrusalem.
+ Giêrusalem, nơi mọi sự bắt đầu
với lời Sứ thần báo tin cho ông Dacaria ở trong
Đền thờ, sẽ là thành đô cho Đức Giêsu lên
đó để sống trang sử "xuất Hành "
của Người và cũng là nơi, như cuối Phúc
âm Luca có ghi, để các Tông đồ ngày ngày sẽ lên
Đền thờ mà chúc tụng Đức Giêsu như là
Đức Chúa phục sinh (Phúc âm theo thánh Luca). Sách Tin Mừng
của Luca mở đầu từ trong Đền thờ
thì cũng kết thúc ở đây.
+ Giêrusalem, nơi mọi sự bắt đầu
với biến cố Thăng thiên, cũng sẽ là thành
đô để từ đó các người phục vụ
Lời Chúa sẽ bung ra trên mọi nẻo đường
nhân loại để mang Tin Mừng "cho đến
tận cùng trái đất " (Sách Công vụ Tông
đồ).
2. Buổi hội họp ở hội đường
“Được đầy Thánh Thần" khi chịu
phép rửa ở sông Giođan, và được Thánh
Thần dẫn vào hoang địa để đối
đầu quyết liệt với ma quỷ và
Người đã chiến thắng, giờ đây Đức
Giêsu đã trở về Galilê và đến Nadarét là
"nơi Người mới sinh trưởng". Như
một người Do thái đạo đức,
Người vào hội đường "như
Người vẫn quen làm trong ngày sabát".
Khác với Matthêu và Maccô đặt biến cố này –
thiết tưởng có vẻ đúng hơn vào cuối
thời kỳ thi hành sứ vụ ở Galilê, còn Luca thì
đã đặt vào đầu thời kỳ, để
phục vụ tốt hơn cho dự tính của mình và
đã kết cấu bài tường thuật của mình
như một "biếân cố điển hình" khai
mở và tóm tắt trước những gì sắp xảy
ra, tức là việc Đức Giêsu bị dân Người
chối bỏ và công cuộc loan báo Tin Mừng cho các dân
ngoại.
- Hôm đó là "ngày Sabát” là ngày để nghe
đọc Sách Thánh, ngày kỷ niệm cuộc giải phóng
khỏi ách nô lệ Ai Cập, ngày mà người có lòng tin
trong khi chúc tụng Thiên Chúa giải thoát dân Người thì
cũng phải nghĩ đến việc giải thoát chính
mình và người khác khỏi ách nô lệ.
- Chúng ta đang "trong hội đường" và
Luca đưa ra cho chúng ta một bức tranh quý giá về
phụng vụ diễn ra vào mỗi ngày thứ bảy. Nếu
như Luca bỏ qua phần nghi thức mở đầu
(lời khái quát, kinh cầu nguyện lời chúc lành),
cũng như không gợi lại bài đọc thứ
nhất, thì ngài lại mô tả cách rất tỉ mỉ và
gần như khoan thai, mọi cử chỉ và nghi thức
mà Chúa Giêsu đã làm.
3.... lúc ấy Chúa Giêsu loan báo "Tin Mừng"
Theo tập tục để lại từ bao
đời (cf. Công vụ Tông đồ 13,15 và tiếp theo:
Phaolô và Banaba viếng thăm hội đường ở
An-ti-ô - khi-a miền Pixidia), Đức Giêsu được
cộng đồng tôn giáo Do thái tiếp đón, mời
đứng lên đọc một đoạn sách thánh; sau
đó Người ngồi xuống để giải thích
đoạn sách Tiên tri vừa đọc.
Đoạn sách của buổi phụng vụ hôm đó
đúng là Isaia 61, 1-2: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi".
Đây là một trong những lời sấm lớn,
vốn nuôi dưỡng niềm hy vọng của dân
tộc Do thái. Truyền thống của họ coi đây là
lời loan báo về Đấng thiên sai đến;
Người đầy tràn Thần Khí, Người đem
đến "Tin Mừng", là loan báo về thời
đại mới bắt đầu khai mở, dân tộc
Israel được giải phóng và khởi đầu
triều đại của Thiên Chúa.
4. về "hôm nay” ứng nghiệm lời Kinh Thánh.
Bây giờ là lúc Chúa Giêsu đã cuộn sách lại và
trả cho người giúp việc hội đường
Người ngồi xuống và bắt đầu giải thích
những lời vừa đọc. Một bài giải thích
mà Luca đã tóm tắt lại bằng một câu tuyệt
vời: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh
quý vị vừa nghe". R. Meynet chú giải: "Kinh thánh
tuy là những lời nằm chết trong sách, lại có
được sức sống nhờ được
đọc lên lúc này. Được nói lại từ
một cửa miệng, Kinh Thánh lại trở thành lời
mang ân sủng cho những ai nghe. Phép lạ của việc
đọc sách thánh là làm cho những lời xưa của
vị tiên tri đã chết rồi, trở thành lời
sống động của Đấng được sai
đến hôm nay. ("Phúc âm theo thánh Luca. Phân tích tu
từ", Cerf, tr. 62).
Cùng với Đức Giêsu và trong Đức Giêsu,
tất cả những lời tiên tri loan báo đều
ứng nghiệm: Người là Đấng Mêsia
được sai đến (Is. 61) tràn đầy Thần
Khí của Đức Chúa; bản thân và sứ điệp
của Người là "Tin Mừng được loan
báo cho kẻ nghèo hèn". Cùng với Người và trong
người, thời đại mới của ân sủng,
thời đại "công bố một năm hồng ân
của Chúa" được khai trương. Cùng với
Người và trong Người, Thiên Chúa ra tay hành
động để giải thoát mọi người,
“người bị giam cầm, người mù,
người bị áp bức", tất cả đều
được Người ban ơn cứu độ và
tha thứ. Cùng với Người và trong Người,
"Hôm nay" hồng ân của Chúa ùa tràn vào dòng lịch
sử của loài người.
Trong hội đồng Nagiarét, Đức Giêsu khởi
đầu sứ mệnh của Người “với
quyền năng Thánh Thần” của phép rửa
Người chịu. Sứ mệnh đó, Người
sẽ theo đuổi xuyên suốt dòng lịch sử trong
Giáo hội của Người, "với quyền
năng Thánh Thần" của ngày Hiện Xuống.
Chúa nhật tuần tới, chúng ta sẽ chăm chú
đọc nốt phần cuối của đoạn Phúc
âm này.
BÀI ĐỌC THÊM
1. Một bản tóm lược về sứ mệnh
của Đức Giêsu.
(H. Villliez, trong "Dieu si proche. Năm C", DDB, trg 86)
“Hành động mở màn cho sứ vụ của
Đức Giêsu đã diễn ra ở Nadarét... Trong hội
đường, vào ngày sabát. Vì là một người ngoại
giáo trở lại, nên Thánh sử Luca chủ tâm nêu bật hai
điều này: sứ điệp trước tiên đã
được gởi đến cho người Do thái, sau
đó nhờ một khúc quanh lịch sử nhiệm
mầu, sứ điệp ấy sẽ được loan
báo cho dân ngoại. Câu chuyện này giống như một
việc làm trước thời hạn, diễn tả những
gì sẽ sảy ra. Đúng là một bản tóm lược
về sứ mệnh của. Đức Giêsu. Câu chuyện
vay mượn quá khứ tôn giáo của dân tộc Do thái và
sách tiên tri Isaia thứ ba được viết từ năm
thế kỷ trước, như để nhấn
mạnh rằng cội nguồn không bị đứt
đoạn và truyền thống cũng không bị mai
một, có nghĩa là cội nguồn và truyền thống
vẫn được tiếp nối và duy trì.
Ba từ ngữ mang âm thanh vang dội và làm đảo
lộn trật tự sẵn có là: kẻ nghèo, giải
phóng, năm hồng ân. Ngươi ta ngờ vực,
cũng là điều dễ hiểu thôi. Các đồng bào
và đồng hương Nadarét của Đức Giêsu
sẽ chống đối quyết liệt. Làm sao mà
chấp nhận được một Đấng Mêsia
cổ vũ việc giải phóng người nghèo và tuyên
bố: "Năm hồng ân là chính hôm nay". Nếu
"theo sách Isaia thứ ba", Tin Mừng là lời loan báo cho
những người lưu đầy được
hồi cư, thì với Đức Giêsu, Tin Mừng lại
chính là lời loan báo cho những người nghèo biết
rằng họ là “những người được Thiên
Chúa yêu thương đặc biệt”, rằng họ
được giải phóng. Với Đức Giêsu, hôm nay
chấm dứt mọi kiếp nô lệ lầm than. Tóm
lại, nhờ Thần Khí và Tình yêu, hôm nay là cuộc
giải phóng toàn diện, giải phóng mọi hình thức
bất công và tội lỗi.
Sau cùng, loan báo Tin Mừng còn là loan báo "năm hồng
ân". Năm nay phải là năm đại xá, năm
nợ nần sẽ được tha hết, nô lệ
sẽ được giải phóng, là năm mà con
người nhờ tuân theo luật Chúa sẽ lập
lại được một trật tự trần gian
ngày càng nên giống Nước Trời hơn.
2. “Mầu nhiệm của Lời Chúa".
(J Thunus. "Dans vol ascemblées” tập 2. DDB. trg
395)
"Hôm nay, bạn có nghe tiếng Người
chăng?" Câu nói trong Thánh vịnh 94 này đã là khởi
điểm để bức thư gởi tín hữu Do
thái triển khai rộng rãi về tính hôm nay của Lời
Chúa (Dt. 3,7- 4,11). Bài giảng của Đức Giêsu ở
hội đường Nagiarét càng làm cho tính cách "hôm
nay" này mang ý nghĩa đặc biệt.
"Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho
người giúp việc hội đường, rồi
ngồi xuống. Mọi người trong hội
đường đều chăm chú nhìn Người. Rồi
người bắt đầu nói với họ: Hôm nay ứng
nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe" (Lc.
4,20-21).
Mầu nhiệm sâu xa rõ ràng là nằm trong lời nói
đó. Lời Chúa đã được ghi chép lại ở
một thời điểm của lịch sử là Lời
nói cho mọi thời và là lời hằng sống và
thực tế cho người biết lắng nghe trong tâm
tình thờ phượng. Sự sống của lời Chúa
là sự sống của Thần Khí, Đấng sẽ
"dẫn tới sự thật toàn vẹn" (Ga. 16,13)
3. "Loan báo Tin Mừng: một trách vụ của
mọi tín hữu”.
(M. Dcgraeve, trong "Unité des chrétiens". Tháng 10-l994)
số 96, trg 23 và 24)
“Hiệp thông huynh đệ, sống trong cùng một mái
nhà là một thực tại phải xây dựng không
ngừng. Sự hiệp thông phải được
thể hiện dần dần. Thực sự, sự
hiệp thông đã có đó rồi. Rất nhiều khi chúng
ta chỉ thấy được những mối chia
rẽ giữa các tín hữu, giữa các Giáo hội cùng tin
Đức Kitô, nhưng cũng thấy ngay trong nội
bộ của mọi Giáo hội, cả trong nội bộ
của các cộng đoàn của chúng ta nữa. Nhìn kỹ
vào những mối bất hoà kia, ta có thể nghiệm
thấy rằng nếu biết dùng những phương
tiện của sự hiệp thông, chúng ta sẽ xây dựng
được cuộc sống huynh đệ. Để
được như vậy, chúng ta phải biết nhìn
nhận nhau là những con người khác nhau, nhưng
đã được quy tụ lại bởi cùng một
Lời và cùng tự nhủ là phải ráo riết thể
hiện nước Chúa bằng việc rao giảng Tin
Mừng.
Ý muốn chối bỏ những khác biệt
thường dẫn tới sự từ chối người
khác. Dẫu sao, giữa các cộng đoàn và các Giáo hội của
ta cũng như giữa các Giáo hội cùng tin Đức
Kitô, tính khác biệt là một quy luật chung, không ai
chối cãi được.. Phải tôn
trọng tập thể khác đã đành, mà bản thân
mỗi người cũng cần biết tôn trọng nhau
nữa. Như thế, chúng ta mới có thể chia sẻ
những đau khổ của nhau, giống như những
phần mình của một thân thể cùng chung phần
đau đớn với phần khác trong thân thể
vậy: đó chính là giáo huấn bản của thánh Phaolô. Nhận
biết điều này và tôn trọng nhau như vậy không
gì phù hợp với lẽ phải hơn, bởi lẽ
chỉ một Thánh Thần sống trong ta và một
Đức Kitô là đầu mới có thể cho phép ta
thực hiện được điều này mà thôi. Chính
Đức Kitô, Lời nhập thể là sự thiện
chung mà mọi người cùng hưởng. Lời Chúa quy
tụ chúng ta lại, cách riêng vào mỗi ngày Chúa nhật,
ngày mà chúng ta cùng nhau chúc tụng tôn vinh Đức Kitô
phục sinh, nên các Giáo hội Kitô của chúng ta, dù khác
biệt nhau thế nào, thì Lời này vẫn phải
được chia sẻ, hiểu biết, để
Lời mang lại hoa trái và hoa trái tồn tại.
Nếu chúng ta thực sự ý thức một cách
đầy đủ tầm quan trọng của Lời
này, thì ta sẽ càng có khả năng hơn để
thực hiện được việc rao giảng Tin
Mừng cho những người nghèo khổ, việc
giải thoát cho những kẻ bị giam cầm, bị áp
bức và đem ánh sáng đến cho kẻ mù lòa. Đây là
trách vụ chung mọi người cùng phải gánh vác, dù
các Giáo hội và cộng đoàn của ta có là gì chăng
nữa. Nếu chúng ta muốn sống tình bác ái huynh
đệ giữa các Kitô hữu với nhau, ta phải
bắt lay xây dựng một thế giới chan hòa tình huynh
đệ.
|