Chú giải của Noel Quesson
Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người
đã ra công soạn bản tường thuật những
sự việc đã được thực hiện giữa
chúng ta
Luca khi viết Tin Mừng đã có những người
đi trước ngoài. Lúc đó Máccô đã viết Tin
Mừng của mình và Luca đã có biết bởi vì ngài
đã sử dụng và đôi khi theo khá sát Tin Mừng của
Máccô.
Nhưng rõ ràng là có nhiều cách để soạn
thảo về cùng một đề tài. Vả lại, không
phê phán những người đã viết trước mình,
Luca đề ra cho mình cách viết khác, theo phương thức
và với những điểm nhấn mạnh của riêng
ngài.
Họ viết theo những điều mà các
người đã được chứng kiến ngay
từ đầu và đã phục vụ lời Chúa
truyền lại cho chúng ta
Do đó, như chúng ta, Luca thú nhận mình là một người
đã không "thấy" Đức Giêsu: Ngài là một
Kitô hữu thuộc "thế hệ thứ hai". Nhưng
vì sống rất gần với các biến cố của
Đức Giêsu nên ngài đã điều tra... và nhận
trách nhiệm truyền đạt lại (đó là
Truyền thống) những gì chính ngài đã nhận
được. Phần tôi, có phải tôi cũng là một
mắt xích truyền đạt Đức Giêsu từ
thời này qua thời khác không?
Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu
đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng
cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài,
mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo
huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc
Luca thừa nhận ý định dạy giáo lý của
mình một cách rõ ràng: Người muốn làm cho đức
tin của người đọc được vững chắc.
Tin Mừng không phải là một điều hư cấu,
một huyền thoại. Tin Mừng rất nghiêm túc. Theo
gương của Thánh Phaolô, thầy mình, và nhắm
đến dân ngoại cải giáo (không phải là
người Do Thái), Luca sẽ đề cao một số
khía cạnh và giảm nhẹ một số khía cạnh
đặc thù của người Do Thái. Tác phẩm của
ngài được linh hứng. Nhưng sự Linh hứng của
Thiên Chúa không loại trừ vai trò bình thường của
các khả năng con người, của các tài năng,
của việc tìm tòi của tác giả. Tin Mừng của
Thánh Luca là một Tin Mừng độc đáo. Chúng ta hãy
tiếp nhận nó như thế.
Được quyền năng Thần Khí thúc
đẩy, Đức Giêsu trở về miền Galilê, và
tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân
cận
Suối nguồn nội tâm của Đức Giêsu chính
là Chúa Thánh Thần. Luca sẽ không ngừng lặp lại
điều đó: Được thụ thai bởi Chúa
Thánh 'Thần (Lc 1,35)... mặc lấy Thần Khí của
phép rửa tội (Lc 3,22)... được Thần khí
dẫn đưa (Lc 4,l-4,14 - 4,18)... Nói
theo cách của con người, người ta có thể
tưởng tượng Đức Giêsu trong sự kết
hiệp không ngừng với Đấng vô hình bằng
một thứ cầu nguyện liên tục: Người
không làm điều gì bởi chính Người. Người
sẽ nói như thế (Ga 8,28). Trong Người, về
một Hơi Thở là hơi thở của chính Chúa Cha. Trong
Người, có một "người nhắc" nói
với Người mọi việc Người làm trong
sự tự do tuyệt đối. Tôi cũng thế, tôi
hãy để cho Thần Khí dần đưa tôi.
Người giảng dạy trong các hội
đường, và được mọi người tôn
vinh
Hơn các thánh sử khác, Luca thường cho biết
rằng Đức Giêsu "giảng dạy trong các hội
đường" (Lc 4,15; 16,31; 6,6; 13,10) hoặc trong
Đền thờ (Lc 19,47; 20,l; 2l,37). Giảng
dạy trong hội trường trước hết có
nghĩa là chú giải Cựu Ước. Đôi khi chúng ta
tự hỏi nội dung các bài giảng của Đức
Giêsu là gì. Người mở rộng, đi vào chi tiết,
chú giải Kinh Thánh. Tin Mừng của Đức Giêsu, trong
sự mới mẻ của Người, dựa vào các
lời hứa: của Kinh Thánh một cách sâu xa. Việc
Công Đồng đưa Cựu ước vào bài
đọc thứ nhất mỗi chủ nhật là một
sự đổi mới tìm về một truyền
thống cổ xưa! Nhờ có Công Đồng, chúng ta
thực hiện lại điều Đức Giêsu đã làm.
Rồi Đức Giêsu đến Nagiarét, là nơi
Người sinh trưởng. Người vào hội
đường như Người vẫn quen làm trong ngày
sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người
cuốn sách ngôn sứ Isaia. Người mở ra gặp
đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi
Là Đấng Mêsia của những người nghèo khó,
Đức Giêsu không lập dị. Người đến
rao giảng không phải ở Giêrusalem, thành phố của
các vua và các Thượng Tế; nhưng trong một
tỉnh xa xôi và bị coi thường "vùng Galilê của
dân ngoại" (Mt 4,15), vùng đất của những
người phận nhỏ và nghèo khó. Là Đấng Mêsia và
là tư tế, Đức Giêsu không lên Đền Thánh
để cử hành các nghi thức thờ phượng,
các hy tế, nhưng Người vào trong một Hội
đường ở làng quê, nơi khiêm tốn để
cầu nguyện và lắng nghe lời Chúa, mà tất cả
lời Chúa đều tập trung trên sách thánh. Như thế,
Người biểu lộ chức tư tế của
Người trước hết thuộc bình diện ngôn
sứ. Ngày nay cũng thế, trước tiên chúng ta hiệp
thông với Đức Giêsu trong phần đầu tiên này
của thánh lễ mà người ta gọi là "phụng
vụ Lời Chúa". Đó không phải là một phần
nhập đề phụ thuộc và tùy thích. Thánh lễ
đã bắt đầu. Đức Giêsu đã "thánh
hiến" một lần duy nhất trong cuộc
đời Người vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Nhưng
Người đã dùng lời" nhiều lần:
"Đó là chức tư tế của Người. Thánh
Phaolô đã hiểu rõ điều ấy khi ngài
được Đức Giêsu Kitô ban ân sủng làm
người phục vụ Đức Giêsu Kitô lo việc
tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa (Rm
15,16). Cuốn sách mà Đức Giêsu, ngày hôm đó mang theo,
mở ra và đọc luôn trường tồn. Tôi có
cuốn sách ấy trong nhà tôi không? Tôi có dành thời gian
để đọc không? Kinh Thánh có là một phẩm
đặc biệt trong việc đọc sách của tôi không?
Gặp đoạn chép rằng: "Thần Khí Chúa ngự
trên tôi". Vì thế Đức Giêsu đã xác định
sứ mạng của Người là một sứ mạng
của ngôn sứ. Trong ngôn ngữ của Israel, những
lời ấy có nghĩa: Tôi là ngôn sứ, tôi
được Thiên Chúa gọi đến để nói nhân
danh Người, để nói sứ điệp của
Người. Và Đức Giêsu đặt mình dưới
sự bảo trợ của ngôn sứ lớn nhất
Isaia. Qua thủ bản Qumram, người ta biết
được rằng ngôn sứ Isaia là một ngôn sứ
được sử dụng nhiều nhất vào thời.
Đức Giêsu: Thủ bản cổ thất thế
giới rõ ràng là các cuộn da, đã được tìm
thấy trong một: hang động cách nay vài năm và được
bảo quản trong Viện Bảo Tàng Kinh Thánh, ở
Gìêrusalem, và trên đó là toàn bộ bản viết tay sách
Isaia. Như một sự tình cờ, một tài liệu duy
nhất thuộc loại này trong toàn bộ văn
chương thế giới đến được
với chúng ta vào giữa thời kỳ hiện
đại. Phải chăng chỉ do sự tình cờ?
Chúng ta xúc động nhận rằng Đức Giêsu
đọc sách Isaia đó.
Vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi
Chúng ta hãy nhận xét thêm một lần nữa từ
"xức dầu” được gọi là
"chrisma" trong tiếng Hy Lạp, và Đấng
được xức dầu được gọi là
"christos" do đó mới có danh hiệu Đức Giêsu
Kitô. Đức Giêsu là Đấng được Thần
Khí: Thiên Chúa xức dầu, thâm nhập và thấm nhuần
như dầu thấm vào cơ thể. Nơi người,
tất cả sự viên mãn của thần tính hiện
diện một cách cụ thể (Côlôsê 2,9).
Để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Những từ "loan báo Tin Mừng" dịch
từ một động từ Hy Lạp: euaggehsasthai có
nghĩa là "truyền bá phúc âm". Isaia đã viết ra
từ ấy, mang đến niềm hy - vọng bao la
gởi cho những. người bị
lưu đầy ở Babylon để loan báo Tin Mừng
họ được giải phóng (Is 52,7-61,1). Tin Mừng
chính là sự' "giải phóng"... và sự "phục
hưng" Giêrusalem. Nhưng một thất vọng to
lớn sẽ tiếp nối những loan báo mang tính ngôn
sứ của Isaia. Những người "nghèo hèn"
tiếp tục bị đàn áp, và bất hạnh. Dần
dần, từ "nghèo hèn" trong Kinh Thánh bắt
đầu gợi ra không chỉ một điều
kiện khó khăn về kinh tế hoặc xã hội,
những còn là thái độ nội tâm của người
nào còn tìm được chỗ dựa nơi con
người khi đối diện với những kẻ
quyền thế của thế gian nên phải quay về
Thiên Chúa. Luca đặc biệt thích nhấn mạnh
đến chủ đề này: Thiên Chúa đã đặc biệt
thi ái "những kẻ nghèo hèn "…
Còn bạn là anh chị em tôi, bạn cảm thấy mình
bị loại khỏi hạnh phúc theo kiểu của
thế gian, bạn là người mà Lời Đức Giêsu
nhắm đến trước tiên. Có một hạnh phúc
khả dĩ dành cho bạn: Bạn hãy tìm hạnh phúc đó
bên cạnh Thiên Chúa.
Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ
bị giam cầm biết họ được tha, cho
người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
công bố một năm hồng ân của Chúa
Tùy theo tính khí, người ta sẽ còn tiếp tục
giải thích bản văn này theo hai hướng trái
ngược nhau, nếu như người ta không chịu
chấp nhận cả hai: Vấn đề là sự
giải phóng vật chất, chính trị và nhân bản...
kẻ bị giậm cầm, người mù và người
bị áp bức?... hay vấn đề là một sự
giải phóng tâm linh hơn?
Chắc chắn rằng Đức Giêsu đã không
mở cửa tất cả các nhà tù, không chữa lành
mọi người mù và bệnh tật, đã không từ bỏ
mọi áp bức khỏi hành tinh chúng ta. Hỡi ôi như
thế chẳng hóa ra là một lời hứa vô ích, lừa
phỉnh sao? Tuy nhiên trước hết người nghèo
hèn động ở hàng đầu tiên để chờ đợi
sự giải phóng về vật chất cho họ. Có
lẽ chính chúng ta, những môn đệ của Đức
Giêsu sẽ có tội nếu chúng ta không "thực
hiện" lời tiên tri ấy. Chúng ta phải làm gì
để giải phóng anh em chúng ta? Để làm giảm
nhẹ những người bệnh tật? Nhưng
cũng chắc chắn rằng sự áp bức tệ
hại nhất là sự nô lệ nội tâm mà tội
lỗi tạo ra trong chúng ta. Từ được dịch
ra ở đây bằng từ "giải phóng" hay
trả lại tự do chính là từ "aphésis" cũng
có nghĩa là “tha thứ” (Lc 1,77-3,3 - 24,47; Cv 2,38,5,31
v.v...) Vâng, lạy Chúa, xin giải phóng chúng con xin tha thứ
chúng con! ôi! trong tầm hồn con, có
sự nô lệ khủng khiếp đó, khi con trở nên tù
nhân của xác thịt con, của thù hận, tiền
bạc, tiện nghi, khoái cảm! Sự giải phóng mà
Đức Giêsu đã hứa cũng dành cho chính con.
Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho
người giúp việc hội đường, rồi
ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường
đều chăm chú nhìn Người. Người bắt
đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng
nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."
Ngày nay ở thế kỷ 21, điều đó có liên
quan gì với tôi? Thánh Luca sử dụng mười hai
lần tiếng "hôm nay" mầu nhiệm và trang nghiêm
ấy, trong Tin Mừng của Ngài; từ “Hôm nay” đã sinh
ra cho anh em một “Cứu Chúa" cho đến "Hôm nay,
anh sẽ được ở với tôi trên Thiên
Đàng" lúc Người bị treo trên thập giá. (Lc
2,11; 3,22; 4,21; 5,26; 12,28; 13,32; 13,33; 19,5; 19,9; 22,34; 22,61; 23,43).
|