Tiệc cưới.
Nếu chúng ta
hiểu phép lạ ở Cana theo
nghĩa đen, chúng ta sẽ
giản lược nó thành một
điều kỳ diệu chỉ trong nháy mắt
là xong và
giới hạn ý nghĩa của nó.
Thật ra, vấn đề không phải ở chỗ quyền năng làm biến
đổi nước
thành rượu. Chúng ta đã biết làm điều ấy như thế nào – việc ấy xảy ra mỗi năm
trong các vườn nho và các nhà
máy của chúng ta. Phép lạ có một
ý nghĩa sâu xa và rộng
lớn hơn và ý nghĩa này có giá
trị ở mọi
thời đại.
Nó còn quan trọng
hơn một điều kỳ diệu.
Trong nỗ
lực mô tả mối quan hệ giữa
Thiên Chúa và dân Người. Kinh thánh dùng hình ảnh của hôn phu
và hôn thê.
Và để mô tả niềm vui mà Thiên
Chúa tìm thấy ở giữa dân Người, Kinh Thánh dùng
hình ảnh của tiệc cưới.
Bài đọc
1 chứa một sứ điệp về niềm hy vọng của
dân Thiên Chúa trong những
thời kỳ suy sụp nhất
của lịch sử họ. Giêrusalem bị tàn phá và nhiều
người dân đi đày qua Babylon. Israen, một thời
là tân vương
của Thiên Chúa, giờ đây giống như một quả phụ bị lấy mất con. Tuy nhiên, hôn phu của nàng
là Thiên Chúa đã không
quên nàng. Sẽ có một tiệc
cưới mới.
Thiên Chúa sẽ phục hưng dân Người.
Lời hứa
này đã được thực hiện khi dân chúng trở
về từ chốn lưu đày, nhưng đặc biệt hơn khi Đức
Giêsu đến. Người ta không ngạc nhiên khi thấy Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai ở một tiệc cưới. Ở tiệc cưới ấy, người ta thiếu rượu. Cách nói này muốn ám chỉ tôn
giáo cũ, giao ước cũ vẫn còn thiếu sót. Đã đến lúc
mọi lời hứa phải được thực hiện, cũng là thời kỳ
của luật mới và tinh
thần mới.
Các ngôn sứ đã nói trước về việc rượu chảy dồi dào trong
ngày của Đấng Mêsia. Ở Cana, chính Đức
Giêsu đã ban phát rượu ấy. Và mọi người
nếm hưởng rượu ấy đều đồng ý rằng rượu này ngon hơn
rượu cũ.
Chúng ta nhận thấy
sự quảng đại tuyệt đối của phép lạ. Sáu cái chum đá,
mỗi chum chứa được khoảng
tám mươi hoặc một trăm hai mươi
lít nước. Chúng ta thoáng thấy
lòng ấm áp của Người.
Trật
tự mới bắt đầu với một hành động xót thương.
Điều Đức
Giêsu đã thực hiện ở Cana không phải là một
việc làm hời hợt, qua loa. Nó nói lên điều
phải xảy ra trong suốt
sứ vụ của Người.
Hóa nước thành rượu là một biểu tượng của việc Người cần phải thực hiện. Bất cứ nơi nào Người đến, cái cũ được đổi thành cái mới. Người
đã đổi nước mắt của bà góa
ở Nain thành niềm vui, tính vị kỷ
của Giakêu thành sự yêu thương. Trên núi Canvariô, Người
đổi sự tuyệt vọng của tên gian
phi thành niềm hy vọng. Và trong buổi
sáng Phục sinh, Người đổi cái chết thành sự sống.
Sự hiện
diện của Người có thể làm thay
đổi đời
sống của những người đã được tiếp xúc với Người cả khi họ
không nhận ra. Và Người tiếp tục làm điều đó cho những
ai tin tưởng và đi theo Người. Người
biến đổi đời sống chúng ta thành
một điều kỳ diệu. Người
cho ta tham
dự vào đời sống thần linh – không thua gì
trạng thái xuất thần do hiệp thông với Thiên Chúa. Nhưng tất cả
những điều
đó vẫn còn ở lại trên bình diện
lý thuyết nếu chúng ta không cảm
nghiệm điều
đó trong đời sống chúng ta, và
nếu Đức Giêsu không hóa
nước thành rượu một cách nào đó
trong đời sống chúng ta.
Nước là một chất cần thiết và có ích
cho sự sống còn của cơ thể. Tuy nhiên, dù nước
đem lại sự thỏa mãn nhưng nó không đem
lại niềm vui. Mặt khác, rượu
làm say sưa và phấn chấn
tinh thần.
Phúc cho những người khát khao thứ
“rượu” mới
mà Đức Giêsu cung cấp. Rượu cũ là lời hứa; rượu mới là sự hoàn
thành. Của cải vật
chất không đủ. Đức Giêsu đem
lại một chiều kích mới cho đời
sống. Người mang lại một niềm vui mà thế
gian không thể mang lại.
Người yêu cầu các gia
nhân múc nước đã hóa thành rượu
và đem đến cho người quản tiệc. Đức Giêsu đã dùng
những người
trung gian để chuyển giao những ơn huệ của Người.
Người yêu cầu chúng ta chia
sẻ với những người khác các ơn
lành mà Người
đã chia sẻ với chúng ta.
|