Phép lạ
Đoạn Tin Mừng vừa nghe không
nói rõ là tiệc cưới của ai, nhưng chắc
chắn là của một người trong họ hàng thân
thiết với Chúa, vì người ta thấy có sự
hiện diện của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các môn
đệ.
Theo tục lệ của người Do
Thái, thì đám cưới thường kéo dài tới 7 ngày. Dĩ nhiên khách
được mời không bắt buộc phải ở
lại dự tiệc suốt 7 ngày. nhưng
số người ở lại cho tới hồi kết
thúc có lẽ không ít, nên xảy ra nạn thiếu
rượu. Thiếu rượu nửa chừng trong
một tiệc cưới quả là một tai
hoạ. Danh dự của đôi tân hôn có
thể bị thương tổn. Như
thế, chúng ta có thể tưởng tượng ra nỗi
lo âu và cảnh chạy đôn chạy đáo của nhà
đám. Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu, với
sự nhạy cảm và tinh tế của một
người phụ nữ, hẳn đã nhận ra
được những sự lục đục diễn
ra ở hậu trường của tiệc cưới và
hiểu được nỗi khốn quẫn của nhà
đám. Dù sao thì Mẹ Maria đã là người đầu
tiên lên tiếng về tình trạng này: họ không còn
rượu nữa.
Một
nhận định vô tư về tình hình hay còn hàm chứa
một lời cầu xin? Có thể đây chỉ là một
lời tỏ bày, báo động với Chúa Giêsu về
nỗi quẫn bách của nhà đám, không nhất thiết
Mẹ Maria phải xin một phép lạ. Điều quan
trọng hơn ở đây là Mẹ Maria đã đặt
Chúa Giêsu trước tình trạng quẫn bách của con
người. Nhưng người đọc không thể
không sửng sốt trước câu trả lời của
Chúa Giêsu: Này bà, đối với tôi và bà, nào có việc gì. Một câu trả lời xem ra có vẻ cứng
cỏi và xa vắng. Các nhà chú giải cắt nghĩa
rằng trong một số trường hợp, câu nói này
khá thông thường trong các giới Do Thái, và trong ngôn
ngữ Hy Lạp, thì có nghĩa là: việc gì đến bà. Câu trả lời cua Chúa Giêsu ngụ ý cho thấy
hai người, Người và mẹ Người không
ở trên cùng một bình diện. Hành
động của Người sẽ vượt lên trên
rất xa điều Mẹ Maria có thể nghĩ
đến. Tiếng bà dùng ở đây để
chỉ Mẹ Maria không hề có nghĩa bất kính, mà
chỉ là một kiểu xưng hô theo
tập tục của của người Hy Lạp.
Như thế giữa Chúa Giêsu và Mẹ
Maria có một sự khác biệt trong tầm nhìn. Đối với Chúa Giêsu phép lạ
này bày tỏ vinh quang của Người được
thực hiện là theo ý định
của Cha Người. Sau cùng phép lạ đã xảy ra,
cơn khốn quẫn của nhà đám được
giải quyết một cách dư dật quá lòng mong
muốn, sáu chum nước lã, mỗi chum chứa hai
hoặc ba thùng, biến thành một loại rượu
ngon. Nước lã biến thành rượu
ngon. Thế nhưng nếu lưu ý chúng ta sẽ
thấy, phép lạ đã không diễn ra chỉ bằng
một lời phán, nhưng đã khởi sự từ
việc nhận ra sự khốn quẫn của
người khác, từ công lao khó nhọc
của các gia nhân gánh đầy mấy chum nước.
Từ đó chúng ta đi tới kết
luận, dù là trong phép lạ, thì sự tham gia cộng tác
của con người cũng vẫn là điều cần
thiết.
|