Cana – McCarthy.
(Trích trong ‘Phụng Vụ
Chúa Nhật – Chúa Nhật và Lễ Trọng’)
Suy
Niệm 1. KHI NGƯỜI TA THIẾU RƯỢU
Điều đã xảy
ra ở tiệc cưới Cana sớm muộn gì cũng
xảy ra trong mỗi cuộc hôn nhân – người ta
thiếu rượu. Qua đó chúng ta muốn nói điều gì? Một cuộc hôn nhân mẫu mực bắt
đầu bằng một bữa tiệc vui và nồng
nhiệt. Đôi tân hôn được
bạn hữu vây quanh và những người đến
mừng cùng với quà cưới không ngớt lời chúc
tụng họ. Hy vọng và mơ
ước tràn đầy, họ lên kế hoạch cho
tuần trăng mật. Rượu
uống thỏa thuê.
Rồi sau tuần trăng mật
họ trở về và công việc làm ăn thật sự
bắt đầu – sắp xếp nhà cửa và học cách
sống chung với một người
khác. Lúc ban đầu họ tìm thấy niềm vui to
lớn được sống bên nhau. Họ tin rằng
tình yêu của họ đã được tiền định
trên trời và có ý nghĩa là sẽ kéo dài muôn thuở. Rượu vẫn còn dồi dào.
Nhưng khi con người ở cận
kề với một người khác, sẽ có những
vấn đề nảy sinh. Căng thẳng
xuất hiện. Họ khám phá rằng
họ đã không cưới một thiên thần, nhưng
một con người đã bị tội lỗi và vị
kỷ làm tổn thương. Họ ngạc nhiên
về sự nghèo nàn mà họ khám phá nơi người kia. Tuần trăng mật
đã hết. Người ta thiếu
rượu. Tất cả những gì còn
lại là “nước” của một tiềm năng còm
cõi.
Những sự việc
như thế cũng xảy ra trong chuyên môn, nghề
nghiệp và cả trong những ơn gọi như
đời sống linh mục hoặc đời sống
tu trì. Ở
đây cũng hết rượu. Niềm
vui, còn lại là nước của thói quen, của sự
tẻ nhạt và có thể là sự vỡ mộng. Nhưng chúng ta hãy trở lại với vấn
đề hôn nhân.
Giờ đây rượu ban đầu
đã cạn, họ phải làm gì? Có những người
bị cám dỗ “cạn” theo với
rượu: “Không còn gì cho tôi nữa”. Thái
độ này tưởng chừng có lý nhưng nó bao hàm
một tính vị kỷ đáng sợ. Đối
với những con người như thế, hôn nhân
chỉ là một sự liên kết của hai con
người vị kỷ vì thế, trong lúc họ lợi
dụng lẫn nhau, họ bắt đầu tìm kiếm
ở chỗ khác những hoa quả mà người ta có
thể hái và ăn mà không vất vả và bỏ công
sức.
Nhưng một cặp
vợ chồng phải làm gì? Họ phải biết rằng rượu ban
đầu đã cạn. Trong một lúc,
họ phải tìm cách xoay xở với nước.
Nhưng họ không nên sợ hãi hay thất vọng khi
điều đó xảy ra. Họ phải chống trả
cơn cám dỗ bỏ rơi mối tương quan và
đánh mất chính mình trong một nghề nghiệp
hoặc một đời sống xã hội cuồng
nhiệt. Điều họ phải làm là phải nỗ
lực cải thiện tương quan giữa họ qua
đó, họ có thể trưởng thành như những con
người khám phá ý nghĩa thật sự của tình yêu. Khủng hoảng ấy có thể trở thành
một cơ hội.
Và đây là một điều làm
người ta ngạc nhiên: rượu ban đầu
cần phải cạn. Nếu không rượu mới không
thể đến được tình yêu lúc ban đầu
cho dù đẹp và lãng mạn không thể kéo dài
được. Chắc chắn nó phải
trôi qua. Nhưng trôi qua không phải là một
điều xấu. Thật vậy, nó
phải trôi qua để một tình yêu mới mẻ và sâu
đậm hơn được sinh ra. Tình
yêu mới này chủ yếu là đặt người khác
đứng trước mình. Người
ta phải quên chính mình và tìm thấy niềm vui khi mình yêu
thương hơn là khi mình được yêu
thương, khi mình cho hơn là khi mình nhận.
Tình yêu là một cuộc
phiêu lưu khó khăn. Bước vào hôn nhân là bước vào một
trường học tình yêu ở đó mọi người
đều là những học viên chậm chạp. Chính vì thế, chúng ta cần có sự hiện
diện của Đức Kitô.
Rượu mới không
chỉ có ý nghĩa đối với cặp hôn phối mà
còn có ý nghĩa đối với mọi người. Điều này có nghĩa
là chúng ta phải thay đổi. Đức
Kitô phải cảm hóa tâm hồn chúng ta và giúp đỡ
chúng ta yêu thương vô vị lợi. Đối
với những người tìm kiếm sự giúp
đỡ của Người thì phép lạ Cana vẫn còn xảy ra –
nước của lòng vị kỷ được
biến đổi thành rượu của tình yêu chân chính. Và điều kỳ
lạ là rượu nho mới lại ngon hơn
rượu nho cũ.
Suy Niệm 2. MỘT KIỂU MẪU
CỦA SỨ VỤ
Thánh Gioan mô tả
Đức Maria như người đã tham gia vào lúc
Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ của
Người (ở Cana), và rồi vào cuối sứ vụ
ấy (trên núi Canvariô). Vì thế Đức Maria liên kết với toàn
bộ sứ vụ của Người. Người
ta chỉ cần nhìn vào Tin Mừng để thấy
rằng Mẹ luôn có mặt vào những lúc quan trọng
của cuộc đời Người.
Trong lúc Truyền Tin,
sứ thần hỏi Mẹ có muốn trở thành Mẹ
của Đấng Cứu Chuộc không. Mẹ đã dẹp qua
một bên những dự tính của Mẹ và đáp
lại đề nghị của Thiên Chúa bằng tiếng
“xin vâng” quảng đại. Một đôi khi tác
vụ có ý nghĩa là sẵn sàng đặt những kế
hoạch của chúng ta qua một bên và đáp lại
lời kêu gọi bằng cách giúp đỡ một tay.
Trong lúc đi Thăm Viếng, Mẹ
chủ động có sáng kiến. Khi nghe bà Elizabeth, một bà chị họ lớn
tuổi đang chờ ngày sinh con, Mẹ đã thăm
viếng bà, ở lại với bà cho đến khi
đứa bé được sinh ra. Tác vụ một đôi
khi có nghĩa là phải có sáng kiến, khi nhìn thấy
một nhu cầu và khi đáp ứng nhu cầu đó.
Trong tiệc cưới Cana, chúng ta nhìn thấy sự
nhạy cảm của Đức Maria. Mẹ nhận thấy
thiếu rượu và sự làm hỏng tiệc
cưới của đôi tâm hồn. Mẹ
muốn giúp đỡ nhưng biết rằng Mẹ không
thể tự mình làm việc đó. Vì
thế Mẹ quay lại Con Mẹ và xin Người giúp
đỡ, và Người đã thực hiện với
sự quảng đại. Có những
lúc, tác vụ có nghĩa là nhận ra một nhu cầu và
biết rằng chúng ta không thể xử lý một mình.
Vì thế chúng ta cần
đưa đến cho những người khác. Nhưng, không phải là
đổ trách nhiệm cho người khác.
Trong suốt đời
sống công khai, Đức Giêsu luôn được đám
đông vây quanh. Đức Maria không biết Người ra sao.
Mẹ sợ người ta bắt
Người đi. Là một bà mẹ,
Mẹ cảm thấy bắt buộc phải giải
cứu. Mẹ đã hiểu sai hoàn
cảnh. Người luôn chủ
động. Người có một
việc phải làm và có thể tự mình xử lý. Tác vụ có thể gồm cả việc phạm
sai lầm và cảm nghiêm bị sai hỏng, thất
bại. Nhưng điều đó không do thiếu quan
tâm mà do thiếu hiểu biết.
Trên Núi Canvariô, Đức Maria
đứng dưới chân thập giá nhìn Đức Giêsu
chết. Dù Mẹ rất muốn cứu
Người, nhưng một cách tuyệt vọng, Mẹ
không có khả năng làm được điều đó.
Một đôi khi trong tác vụ, chúng ta không
thể làm được điều gì. Vì thế tác vụ của chúng ta giống như
Đức Maria đứng dưới chân thập giá.
Một sự hiện diện thinh lặng
chịu đựng. Và sự hiện diện chịu
đựng và trấn an là cả một
thế giới cho người đau khổ. Nó cứu người ấy khỏi viễn
cảnh đau buồn phải chết một mình và bị
bỏ rơi.
Dù chỉ là những cái
nhìn thoáng qua. Nhưng
một hình ảnh nổi bật của Đức Maria là
một người ân cần tận
tuỵ. Trên nhiều phương diện,
một bà mẹ điển hình. Đức
Maria là một kiểu mẫu của tác vụ.
Nhưng vai trò của Mẹ phải luôn luôn được
nhìn trong tương quan với vai trò của Con Mẹ. Vai
trò của Mẹ giờ đây là vai trò của một
người mẹ chăm sóc cho những người
đi theo Đức Giêsu.
Một cách nào đó, tất cả chúng
ta đều ở trong tác vụ: đối với
những người khác, hoặc ở trong gia đình,
hoặc trong một cộng đoàn rộng lớn hơn. Ngay cả công việc chúng ta làm cũng có thể
được coi như một tác vụ và một
phục vụ. Torng lúc các bà dường
như có ơn đặc biệt hơn, tất cả
chúng ta đều có khả năng làm tác vụ.
Tác vụ phải có nghĩa là ban
tặng những sự vật (như ở tiệc
cưới Cana), nhưng thường là sẵn sàng ban
tặng chính mình. Chúng ta phải sẵn sàng đón nhận
thất vọng, hiểu lầm, thất bại, sự
bất lực. Nhưng điều duy
nhất chúng ta phải sợ là sự thờ ơ.
Những kỹ năng đặc biệt không cần
thiết. Vào cuối mỗi ngày, cái còn
đọng lại là tình yêu thương. Tác vụ là một sự biểu lộ của
tình yêu.
Trong tác vụ, điều
chúng ta làm giống việc làm của các gia nhân ở
tiệc cưới Cana. Họ chỉ là những người thừa hánh
của Đức Giêsu. Họ múc
nước đã hoá thành rượu và đem đến
cho khách dự tiệc. Kể từ
đó, những thừa tác viên của Đức Kitô đã
rút ra từ cùng một suối nguồn. Họ chia sẻ những ơn lành của
Đức Giêsu cho Giáo Hội người và cho thế
giới. Từ sự viên mãn của Người, chúng
ta tiếp tục đón nhận và chia sẻ.
|