BÀI
LỜI CHÚA 32
Thương
xác BẨY mỐi (Phần III)
Đọc tiếp Tin Mừng Thánh Mátthêu,
25.31tt
41Bấy giờ Vua Giêsu
cũng sẽ nói với những người bên trái:
“Hỡi phường
bị chúc dữ, hãy xéo đi xa Ta, mà vào lửa đời
đời đã dọn sẵn cho ma quỉ cùng bầy tôi
của nó. 42Vì xưa Ta đói mà các ngươi không
cho Ta ăn, Ta khát mà các ngươi không cho Ta uống, 43Ta
là khách lạ mà các ngươi không tiếp rước, Ta
mình trần mà các ngươi không cho mặc, Ta đau
yếu và ở tù mà các ngươi đã không thăm
viếng".
44Bấy giờ họ
cũng đáp lại rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ
chúng tôi đã từng thấy Người đói hay khát,
khách lạ hay mình trần, liệt lào hay ở tù, mà chúng
đã lại không giúp đáp Người?”
45Bấy giờ Ngài phán với họ rằng: “Quả
thật, Ta bảo các ngươi, những gì các
ngươi đã không làm cho một người nào trong các
kẻ hèn mọn nhất này, là các ngươi đã không làm
cho chính mình Ta".
46Thế
là chúng sẽ phải vào cực hình muôn kiếp, còn kẻ
lành thì được vào sự sống đời
đời".
* Đó là lời Chúa ! -
Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa !
Suy niệm Lời Chúa
Bài Tin Mừng ta vừa
đọc trên cho biết : những người Vua Giêsu,
Đấng Thẩm Phán tối cao, kết án là những
kẻ ích kỷ, không có lòng thương đồng
loại, cách riêng những người đau khổ,
bần cùng, bất hạnh : “Vì xưa Ta đói, Ta
khát mà các ngươi không cho Ta ăn, không cho Ta uống, Ta
mình trần mà các ngươi không cho áo mặc, Ta là khách
lạ mà các ngươi không tiếp rước, Ta đau
yếu và ở tù mà các ngươi đã không thăm
viếng".
Nghe phán xét như vậy họ rất ngạc nhiên và
kháng cáo : “Có bao giờ
chúng tôi đã từng thấy Ngài khổ sở như
thế mà chúng đã lại không giúp đáp Ngài?” Họ muốn nói : “Chúng tôi đâu có thấy Ngài mà
Ngài lại đổ oan là chúng tôi không giúp Ngài. Nếu
thấy Ngài, thì chúng tôi không những sẽ giúp đáp ngay mà
còn đón tiếp một cách long trọng nữa kia !” - Thế
thì họ thấy ai ? Họ chỉ thấy những
người nghèo đói, mình trần, bị tù..., mà thôi, và
họ nghĩ đó là số phận của mỗi
người, ai có phận nấy, hay tệ hơn nữa,
đó là do tiền oan nghiệp chướng phải
chịu. Lúc ấy Chúa vạch ra cho họ biết
điều họ không ngờ : “Ấy!
Khi các ngươi không thương giúp những
người khốn khổ đó, là các ngươi không
giúp chính mình Ta vậy! Hãy xéo đi xa Ta, mà vào lửa
đời đời đã dọn sẵn cho ma quỉ cùng
bầy tôi của nó, là nơi dành cho những kẻ không
biết yêu thương.”
Tín
hữu VN ta, rất nhiều người vẫn thường
nghĩ : đi đạo là đi nhà thờ, dự lễ,
đọc kinh, lần hạt, xưng tội, chịu
lễ, lãnh các phép Bí tích, v.v..., toàn việc đạo
đức thiêng liêng, lo phần rỗi linh hồn mình. Còn những
việc giúp về nhu cầu vật chất như nêu trên,
họ cho là những việc nhân đức, việc từ
thiện, ai làm thì có công thêm, còn không làm, cứ đi dự
lễ, đọc kinh... đủ lệ là rỗi linh
hồn rồi ! Nghĩ như thế là sai căn bản
đạo Chúa ! Không cần viện các chứng cớ khác
trong Kinh Thánh, chỉ cần nhắc lại bài Tin Mừng
vừa đọc trên, và bài dụ ngôn Chúa dạy về
người giàu và La-da-rô cũng đủ rồi. Ngày phán
xét ấy, không thấy Chúa tra hỏi về đọc kinh,
dự lễ..., mà chỉ hỏi : có yêu thương không,
và yêu thương cụ thể bằng việc làm cho
kẻ đói ăn, kẻ khát uống, kẻ trần
trụi áo mặc v.v... không ?
Thánh
Thư 1 Gioan 3.16-19 nhấn mạnh :
16 “Nhìn vào
điều này, chúng ta biết được tình yêu là thế
nào : đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như
vậy, cả chúng ta nữa, cũng phải thí mạng vì
anh em.
17 (Nói cụ thể), nếu ai có của cải thế
gian
và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu,
mà chẳng động lòng thương,
thì làm sao tình yêu Thiên Chúa
ở lại trong người ấy được ?
18 Hỡi anh em là những
người con bé nhỏ,
chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót
lưỡi,
nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng
việc làm.”
Bản tường thuật việc Chúa làm trong Tin
Mừng Mc 6.32tt đưa thêm bằng chứng cho ta xác tín :
Hôm ấy, Chúa giảng xong, có hơn 5.000 người theo
nghe. Giờ đã muộn, và nơi đó lại hoang vu, các
Tông đồ xin Chúa giải tán đám đông, để
họ đi đến các thôn quanh đó mà mua thức
ăn. Theo ý các Tông đồ, Chúa chỉ lo giảng
điều thiêng liêng, lo việc rỗi linh hồn, còn
chuyện ăn uống là vật chất, để kệ
người ta tự lo lấy. Ta hãy nghe Chúa đáp lại
: “Việc gì phải bắt
họ đi mua, chính anh em hãy cho họ ăn!” Trời
đất ! Thày dạy chi lạ vậy ? Chúng tôi là Tông
đồ mà đi lo việc ăn uống cho người
ta sao ? Các Tông đồ nghĩ bụng như thế.
Động trời hơn nữa là Thày lại bảo lo
cho hàng ngàn người, thì lo sao xuể? Dĩ nhiên là các Tông
đồ bó tay... Cho hơn 5.000 người ăn phải
mấy xe vận tải lương thực cho đủ ?
Thấy thế, Chúa lại tiếp tục bảo :
“Chưa chi, anh em đã buông xuôi, nản chí, thì hãy đi
kiếm coi có được chiếc bánh nào không, cứ
đem tới đây !”. Chúa có ý dạy cứ cố
gắng làm phần mình, dù ít ỏi. Thiếu bao nhiêu, Chúa
sẽ liệu sau. Kiếm được 5 cái bánh và 2 con cá
họ đưa đến, nhưng bấy nhiêu có thấm
tháp vào đâu ! Chúa nhận lấy cái ít ỏi đó và Ngài
đã từ cái chút ít ấy hóa phép ra vô số bánh và cá đủ
cho đám đông ăn no. Chúa còn đặt bánh phép lạ
ấy vào tay các tông đồ, để các ông phát cho dân
chúng ăn, hầu dạy các tông đồ phải là
những người không chỉ lo việc thiêng liêng, mà còn
là những người “lo cho người ta ăn” nữa,
như Chúa nói ở trên.
Bài trước chúng ta đang nói đến hạng
người thứ nhất phải thương là
những kẻ đói khát, nghèo khổ, thiếu thốn…,
nên hiểu không chỉ có những người nghèo khổ,
đói khát ở gần, mà còn có những người nghèo
đói ở xa ta hàng chục, hàng trăm cây số. Ta
vẫn có thể giúp họ bằng cách gửi phần
đóng góp của ta vào các tổ chức từ thiện,
cứu tế... Nào những nồi cháo hay bữa cơm
tình thương cần ta đóng góp, nào những nạn
nhân của bão lụt, thiên tai ở miền Bắc, miền Trung... và còn gì nữa…
Nhìn rộng ra quốc tế, có nhiều người
nghèo và chết đói ở Á châu, ở Phi châu... Theo tài
liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi
năm có mấy chục triệu người chết vì
đói. Ta có thương những anh em xấu số đó
không ? Nếu thương, ta đã làm gì giúp họ ?
Nhiều khi xem ciné hay ti vi, sách báo, thấy những cảnh
sống xa hoa, thừa thãi quá mức, nhất là ở Tây
phương, ta dễ nảy ra lòng căm tức : nhà
ở quá sức lớn rộng, không biết bao nhiêu phòng
ốc ; bàn ăn dư thừa, bỏ mứa, đầy
tủ lạnh, đầy kho... đến nỗi con chó
của họ ăn còn sướng hơn một
người bình thường của nước nghèo. Sao ta
không lên tiếng cùng với biết bao chiến sĩ cách
mạng, vì nhiệt tình yêu thương đồng loại
nghèo khổ, đã nổi lên tranh đấu đòi cơm
no, áo ấm, đòi công bằng trong xã hội.
Tranh đấu vì tình thương, đó là họ
đang sống và thực hành đạo Chúa dạy trong
điều cốt cán nhất của đạo : Đây
lời Chúa dạy : “Vì lòng mến phát xuất
tự Thiên Chúa cho nên ai yêu mến thì đã sinh ra bởi
Thiên Chúa và biết Thiên Chúa. Ai không yêu mến thì đã không
biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là lòng mến.” (1 Ga 4.7-8). Đang khi ta là người có
đạo, lại chỉ biết đi nhà thờ, dự
lễ mà không biết yêu thương. Thử hỏi, ai là
người thật có đạo ? Ai sống lời Chúa ? Ai
làm đúng ý Chúa?
Tích
truyện
Ở cái
tuổi ngoài 70, phần lớn ai cũng mong có
được một cuộc sống an nhàn để
hưởng thụ. Thế nhưng với bà Nguyễn
Thị Bạch Cúc (Chi hội trưởng Hội Phụ
Nữ khu phố 3, phường 8, quận 3, TPHCM), hạnh
phúc là “những ngày còn sức khỏe để có thể
chia sẻ và giúp đỡ mọi người vượt
qua khó khăn”. […]
Bao năm
nay, bà vẫn được gọi một cách thân mật
là “má Cúc heo đất”, bởi trên chiếc xe bán bánh mì
của bà, luôn có một con heo đất để mọi
người có thể cùng nhau đóng góp chút tấm lòng, giúp
đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh
việc bán bánh mì, bà còn tranh thủ thời gian đi
nhặt ve chai. Thu nhập từ việc buôn bán, ngoài chi tiêu
ăn uống và sinh hoạt đời thường, bà
lại gom góp vào quĩ “heo đất” để làm từ
thiện. Những việc làm nho nhỏ của bà dần
tạo được uy tín, được nhiều
người tin tưởng, ủng hộ….
Không
chỉ nổi tiếng với quĩ “heo đất”, nhà bà
Cúc còn là địa chỉ cho các sĩ tử từ quê lên
tá túc vào mỗi mùa tuyển sinh. Đã hơn 20 năm, các
bạn trẻ ở nhiều vùng miền, nhất là
những người có hoàn cảnh khó khăn, đã
được má Cúc chăm lo cho từng bữa ăn,
giấc ngủ. Mỗi mùa thi kết thúc, khi chia tay, các sĩ
tử không khỏi bùi ngùi, lưu luyến. Không ít bạn
đã để lại những dòng cảm xúc chân thành qua
một quyển lưu bút được má Cúc nâng niu gìn
giữ.
Hôm chúng tôi đến nhà,
được bà cho xem quyển lưu bút này, với
nhiều nỗi niềm gửi gắm từ các thế
hệ sĩ tử đến trọ nhà bà qua các năm. “Khi cầm bút lên, con không biết
viết gì ngoài hai từ “cảm ơn”. Con cảm ơn Má
đã cho con những ngày tháng hạnh phúc và đầy
niềm vui, cho những người con xa nhà như con, khi
bước chân lên thành phố này. Một ngôi nhà hạnh
phúc và đầy ắp tiếng cười, lúc nào Má
cũng lo cho tụi con về cái ăn giấc ngủ… Con
không biết nói gì hơn, chỉ chúc Má sống lâu trăm
tuổi để giúp đỡ những người
phương xa như con, để ngôi nhà này lúc nào cũng
có tiếng cười vào mỗi mùa thi đại học
và cao đẳng. Con yêu Má” – Đó là tâm sự ghi trong
lưu bút của Hồ Thị Trúc Linh – một trong
những bạn trẻ từng nhận được
sự giúp đỡ của má Cúc trong những ngày thi
tuyển sinh. Khi đọc lại những dòng ấy,
người mẹ 72 tuổi này lại rưng rưng cảm động, bà lấy tay
lau nhẹ giọt nước mắt đang rơi trên má.
Có lẽ cũng vì tình cảm sâu nặng như vậy, mà
với bà, quyển lưu bút chính là tài sản vô giá, là sợi
dây vô hình gắn kết “má Cúc” với những
“người con” tha phương của mình. Việc lưu
giữ nó lại, không chỉ để bà nhớ lại
những kỷ niệm, mà còn vì mong muốn “thế hệ sau sẽ làm tiếp những công
việc của má đang làm bây giờ, đó là đóng góp
cho xã hội, hướng trái tim mình đến những
người còn cần sự giúp đỡ của chúng ta”.
(Tuần báo Công giáo & Dân tộc, số 2027, trang 41).
|