Ơn gọi cao trọng làm con cái Chúa – R.
Veritas.
(Trích trong ‘Suy Niệm
Lời Chúa’)
Châu Á là vùng thường
hay có bão lụt. Các trận bão lụt lớn
trong các năm qua tại Philippines và Trung Quốc khiến cho hàng chục ngàn
người phải thiệt mạng. Hình ảnh các
cuộc tàn phá do nước lụt gây ra khiến cho
người ta dễ đồng hóa nước với
chết chóc và quên rằng nước cũng là nguyên lý
của cuộc sống mới, của sự thanh tẩy
và tái sinh, bởi vì nước là nguyên lý của sự
sống. Sự thật này được Giáo
Hội nhắc nhở chúng ta qua các bài đọc lễ hôm
nay.
Phép rửa Chúa Giêsu lãnh
nhận trong tình liên đới trọn vẹn với loài
người chúng ta là hình ảnh bí tích Rửa Tội trao
ban cho chúng ta cuộc sống mới, cuộc sống làm con
cái Thiên Chúa. Isaia chương 40 loan báo Thiên Chúa giải phóng
dân Israel khỏi cảnh sống lưu đày bên Babylon, sau
khi thành Giêrusalem bị vua Babylon đánh chiếm và tàn phá
thành bình địa năm 587 trước Tây lịch. Dân
Israel bị đày sang Babylon, 50 năm sau đó, vua Cyrus cho
họ trở về quê cha đất tổ tái lập
quốc gia, xây lại thành thánh và đền thờ. Tin vui của cuộc xuất hành thứ hai trong
lịch sử Israel ấy được tiên tri Isaia loan báo qua
một vài hình ảnh biểu tượng và kiểu cách
đặc thù của ông. Sự kiện Thiên Chúa
để ý xót thương dân Ngài được diễn
tả qua kiểu nói: Hãy nói với con tim của Thành
Giêrusalem". Trong ngôn ngữ của Kinh Thánh
"nói với con tim" là kiểu nói diễn tả tình
yêu thương và mối liên hệ hôn nhân. Thiên Chúa đối xử với dân Israel
dân Ngài như một vị hôn phu âu yếm, to nhỏ
với hôn thê của mình. Nếu trong cuộc xuất
hành đầu tiên Thiên Chúa đã nghe thấy tiếng than
khóc của dân Ngài, thì giờ đây, trong cuộc giải
phóng thứ hai này, Ngài nghiêng mình xuống trên dân Israel
với tất cả lòng dịu hiền, thương
mến. "Nói với con tim của Giêrusalem", như
thế có nghĩa là Thiên Chúa Tạo Hóa, giờ đây
lại mở rộng bàn tay nhân từ ôm
ấp lấy Israel
với tất cả lòng thương mến.
Hình ảnh thứ hai, tiên
tri Isaia dùng diễn tả tin vui giải phóng khỏi
kiếp sống lưu đày là hình ảnh sa
mạc. Trong cuộc xuất hành thứ nhất, sa mạc
Sinai là nơi Thiên Chúa giáo dục, thanh tẩy và chuẩn
bị dân Israel bước vào vùng đất Hứa.
Giờ đây sa mạc Syria
và sa mạc Giuđa, nóng bỏng ban ngày, giá buốt ban
đêm cũng không cản ngăn được đôi bàn
tay và con tim thương yêu, trìu mến của Giavê Thiên Chúa.
Thiên Chúa sẽ biến chúng trở thành các con
đường bằng phẳng, rộng rãi thênh thang,
tươi vui chào đón người bị đày trở
về quê cũ.
Ngoài các hình
ảnh kể trên, tiên tri Isaia II còn dùng thứ ngôn ngữ
quân sự và ngôn ngữ du mục diễn tả tình yêu
thương bao bọc của Thiên Chúa đối với dân
Ngài. Thiên Chúa đến với sức mạnh, các
chiến lợi phẩm đi trước Ngài và cánh tay vững mạnh của Ngài nắm giữ
quyền thống trị. Thiên Chúa của Israel,
không phải chỉ với đôi tay
tượng trưng cho sự bênh đỡ và che chở,
mà cả với con tim biểu tượng cho tình yêu
thương hiền dịu và cả với đôi cánh tay
tượng ttrưng cho sức mạnh và quyền uy
của Ngài nữa. Và Thiên Chúa dẫn dắt
dân Ngài như một mục tử chăn dắt đoàn
chiên, luôn yêu thương chăm sóc và hiện diện bênh
đỡ, không khi nào rời.
Cuộc
xuất hành thứ ba trong lịch sử cứu độ
được Chúa Giêsu Kitô hiện thực qua bí tích
Rửa Tội, là bí tích trao ban ơn giải phóng và cuộc
sống ấy cho người tín hữu. Qua phép rửa của Chúa Giêsu (Luca 3), nêu bật
một vài biểu hiện thần học quan trọng.
Trước khi dầm
mình trong nước để lãnh nhận phép rửa
từ tay thánh Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu đã trà trộn
giữa đám đông dân chúng giống y như mọi
người khác, khiêm tốn và chia sẻ với mọi
người nhu cầu sám hối và thanh tẩy. Con
đường của Chúa Giêsu đi cũng là con
đường của tất cả mọi người. Đây là nét đặc thù diễn tả sâu
đậm các hệ lụy của biến cố nhập
thể, Chúa Giêsu trở thành người và sống như
mọi người, giữa mọi người.
Lời thánh Gioan Tẩy
Giả xác định bản chất của bí tích Rửa
Tội mà Chúa Giêsu trao ban cho con người gồm hết
mọi lễ nghi thanh tẩy của Cựu Ước,
bởi vì Chúa Giêsu sẽ thanh tẩy con người với
Chúa Thánh Thần và với lửa. Bí tích
Rửa tội mà Chúa Giêsu hiện thực là lửa
đốt cháy sự dữ. Nó như lửa luyện
lọc và như thuốc giặt thanh tẩy tâm lòng con
người như lời tiên tri đã báo trước trong
chương 3. Nó như nước tẩy
mọi vết nhơ trong tâm hồn con người, trao ban
phong phú và sự sống. Và điểm đặc thù
nổi bật nhất trong bí tích Rửa Tội Kitô Giáo, là
sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, nguyên lý trao
ban sự sống thiêng linh của Thiên Chúa cho con người.
Điểm
thần học thứ ba là thái độ cầu nguyện
của Chúa Giêsu trong khi lãnh nhận phép rửa thanh tẩy.
Phúc Âm thánh Luca cho thấy Chúa Giêsu là con người cầu
nguyện. Ngài cầu nguyện liên lỉ không
những trước mọi biến cố quan trọng
trong cuộc đời, mà trong mọi lúc cho đến
chết. Chúa Giêsu đã dạy các tông
đồ cầu nguyện và dạy các ông nhiều
điều liên quan tới lời cầu nguyện, là cách
thế Chúa Giêsu sống mối dây liên hệ yêu thương
hiệp thông với Thiên Chúa Cha và với Chúa Thánh Thần.
Và sau cùng là
biến cố Chúa Giêsu được thánh hiến trong
sứ mệnh cứu độ ấy. Nó
được diễn tả bằng lược
đồ giải thích thị kiến, thường
được các soạn giả Kinh Thánh dùng đến
để trình bày một chủ ý thần học hay
một kinh nghiệm thiêng liêng nội tâm. Thị kiến như tường thuật trong
Phúc Âm là một lời giải thích biến cố Chúa Giêsu
lãnh phép rửa thanh tẩy. Biến
cố này minh chứng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài là hiện
thân toàn vẹn của Thiên Chúa. Chính trong khi Chúa Giêsu
cầu nguyện, nghĩa là đối thoại thân tình
với Thiên Chúa Cha mà Ngài nhận được tràn
đầy Chúa Thánh Thần, Đấng đã hoạt
động trong sứ mệnh cứu độ. Sau này, khi
các tông đồ tiếp tục sứ mệnh ấy
của Chúa Giêsu, các ông cũng sẽ được tràn
đầy Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là ơn
đầu tiên mà Chúa Giêsu Phục sinh trao ban cho các môn
đệ và cho mọi tín hữu sau này qua bí tích Rửa
tội.
Trong thư gởi cho Titô,
chương 2,11-14 và chương 3,4-7, thánh Phaolô nhắc
lại cho chúng ta biết ơn tái sinh mà Chúa Giêsu Kitô đã
trao ban cho chúng ta. Ơn thánh Chúa ban giúp chúng ta tái sinh,
nghĩa là có được cuộc sống mới và giúp
chúng ta tiếp tục canh tân cuộc sống mỗi ngày.
Thánh Phaolô khuyên chúng ta biết sống trọn vẹn ơn
gọi Kitô bằng cách từ bỏ gian tà, từ bỏ các
đam mê xác thịt thế gian, nghĩa là từ bỏ
tất cả những gì khiến cho chúng ta xa Chúa và đánh
mất đi cuộc sống mới mà Chúa Kitô đã trao ban
cho chúng ta qua bí tích Rửa Tội. Muốn được
như thế, cần phải sống thanh đạm và
công chính giữa thế giới này và nhất là không bao
giờ được quên rằng: Đích điểm
cuộc đời chúng ta là được sống bên Chúa
Giêsu Kitô và tham dự vào cuộc sống thiêng linh vĩnh
cửu rạng ngời với Ngài.
Lời khuyên
trên đây của thánh Phaolô rất là tích cực đối
với xã hội chúng ta đang sống hiên nay, là một xã
hội bị lôi cuốn vào cơn lốc hưởng thụ
và tiêu thụ, một xã hội không còn nghĩ đến
công lý nữa và không còn biết chừng mực là gì
nữa. Tóm lại, phép rửa của Chúa Giêsu nhắc
nhở cho chúng ta ý thức được ơn gọi cao
trọng làm con cái Chúa của mình, ơn gọi mà chúng ta
đã lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội. Ơn gọi đó đồng thời cũng bao
gồm sứ mệnh làm chứng cho Chúa giữa lòng
thế giới này. Và chúng ta chỉ có thể hiện
thực được nó khi biết cố gắng
sống theo mẫu gương của
Chúa Giêsu mà thôi.
|