Chúa chịu
phép rửa.
Khi suy niệm về
biến cố Chúa Giêsu chịu phép Rửa, tôi thấy có
một cái gì gần gũi với ý
nghĩa của hình ảnh "hoa sen nở trên bùn
lầy".
Thực vậy,
Đức Kitô là Đấng thánh thiện tuyệt vời,
nơi Ngài không hề vương vấn bất cứ
vết nhơ nào của tội lỗi, vậy mà Ngài đã
làm một chuyện thật lạ lùng và khó hiểu, đó
là xin Gioan làm phép rửa cho mình tại sông Giođan.
Bấy giờ Gioan
đang kêu gọi người ta chịu phép rửa
để tỏ lòng sám hối ăn năn.
Chuyện đó thật bình thường và
dễ hiểu đối với con người, bởi vì
con người ai mà chẳng có tội. Nhưng
Đức Kitô thì có tội lỗi gì mà phải sám hối
ăn năn và do đó, Ngài chẳng có lý
do để mà chịu phép Rửa.
Thánh Phêrô trong bức thư thứ nhất, có nói một câu
thật chí lý: Tội lỗi của chúng ta Ngài đã mang
lấy vào thân, hầu đưa lên cây thập giá.
Đức Kitô đã không chỉ tha tội và xoá tội cho
nhân loại như người ta tha cho một tù nhân, hay
như người ta xoá bỏ một món nợ, nhưng
Ngài đã gánh vác, đã nhận lấy cho mình mọi
hậu quả của tội lỗi.
Sen mọc trên bùn, đã
không tránh né cái nhơ bẩn của bùn, trái lại đã thu hút chính cái bùn nhơ đó vào thân mà
biến đổi nó thành hoa thơm. Đức Kitô cũng
đã mang lấy, cũng đã gánh lấy tội lỗi
của loài người, đem nó vào thân thể Ngài,
để biến đổi, để gạn lọc, và
làm cho nó trở thành hương thơm, trở thành vẻ
đẹp. Ngài đã biến đổi trong
chính bản thân Ngài tất cả tội lỗi của
trần gian, làm cho nó trở thành thánh đức.
Đó là ý nghĩa của việc Ngài chịu phép Rửa,
bởi vì Ngài đã không chỉ tha tội mà còn thánh hoá nhân
loại, không chỉ xoá bỏ tội lỗi con
người mà còn làm cho con người tội lỗi
trở nên thánh thiện và công chính.
Hay nói khác đi, Con Thiên
Chúa làm người không phải chỉ để chuộc
tội, tha tội hay đền tội thay cho loài
người mà còn mang lấy kiếp người tội
lỗi, để biến đổi chúng ta trở thành con
Thiên Chúa. Khi Đức Kitô chịu để cho Gioan
rửa mình trong nước sông Giođan chính là lúc, hơn
bao giờ hết, Ngài ý thức mình đang ngụp lặn,
đang chìm sâu dưới dòng nước tội lỗi
của nhân loại chồng chất từ thời Adong Eva.
Ngài chấp nhận cho tội lỗi ngập
đầu ngập cổ mình để rồi biến
đổi chính dòng nước tội lỗi ấy thành
một dòng sông của tình thương, một nguồn
suối của ơn sủng. Ngài
quả là một bông sen mọc lên từ chính chỗ bùn
lầy, vươn lên từ chính nước ao tù, biến
đổi bùn lầy và ao tù ấy trở thành hương
sắc.
Nhập thể
đối với Đức Kitô không phải chỉ là
việc đội lốt người, một cuộc
dạo chơi trong xã hội, mà thực sự là một
việc hộp nhập, hơn thế nữa, phải nói
là một sự dính dấp hoàn toàn đối với thân
phận và định mệnh con người, kể
cả thân phận tội lỗi và số kiếp tử vong.
Đức Kitô là
Đấng thánh thiện, nhưng đã tự ý chấp
nhận thân phận tội lỗi của con người
với tất cả những hệ luỵ của nó. Bởi đó chấp nhận dìm mình dưới
dòng nước Giođan, chính là chấp nhận cái
chết. Vì thế, chúng ta mới
hiểu được tại sao Đức Kitô lại nói
về cái chết của Ngài như một phép rửa.
Và hành động chịu phép rửa hôm nay có
tính cách quyết định cho cả sứ vụ của
Ngài. Đây là một lời tiên tri loan báo ý
định dấn thân tới cùng sẽ dẫn đưa
Ngài tới cái chết thập giá, thế nhưng cũng
chính nhờ đó mà Ngài đã được Chúa Cha tuyên
phong: Này là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng.
|