Chú giải
mục vụ của Hugues Cousin.
Cánh cửa chót trong
lời rao giảng của vị Tẩy Giả (cc. 15-18)
được khai mở bằng một câu hỏi mà
mọi người đặt ra: phải chăng Gioan là
phẩm phán quan thuộc dòng Đavit sẽ đến
thiết lập nền hòa bình và công chính mà dân trông
đợi? Rõ ràng khía cạnh cánh chung
trong sứ điệp của Gioan kép chú ý thính giả
hơn là khía cạnh đạo đức...
Lúc đó
vị Tẩy Giả định nghĩa vai trò của mình
trong tương quan với Đấng sẽ đến.
Việc nhận chìm trong dòng nước khác với phép
rửa bằng thần khí và bằng lửa mà Chúa Kitô
sẽ ban kể từ ngày Ngũ
tuần (Cv 2). Vì vậy, Gioan không xứng đáng với lao dịch chỉ dành cho hàng nô lệ, đó
là cởi dép cho Đấng sẽ là người cải cách
phong tục một cách quyết liệt khác với kiểu
của ông. Cụm từ “Đấng đến sau tôi” (x.
Mt, Mc và Ga) xác nhận lúc đầu rằng Chúa Giêsu
thuộc nhóm đệ tử của Gioan đã
được cẩn thận sửa chữa: Chúa Giêsu
chỉ đến sau vị Tẩy Giả theo
nghĩa thời gian thôi! Vị sứ giả cuối cùng, theo như Gioan mô tả, trước hết
là vị thẩm phán vào thời cuối cùng; Ngài sẽ
tẩy sạch dân Ngài khỏi những cáu bẩn
để chúng vĩnh viễn biến mất.
MẶC KHẢI THẦN
LINH SAU KHI ĐỨC GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA (3,21-22)
Khi toàn dân đều
đã chịu phép rửa và khi Chúa Giêsu Kitô đã chịu
phép rửa và đang cầu nguyện, thì trời mở ra
và Thánh Thần ngự đến… Trong một câu duy
nhất của bản văn Hy Lạp, không có kết
cấu giữa nghi thức tẩy rửa và hiển linh. Nghi thức tẩy rửa, biểu lộ sự
liên đới hoàn toàn giữa Đức Giêsu và dân chúng,
được diễn tả bằng thời quá khứ;
sự hiển linh xảy ra đang khi Chúa Giêsu cầu
nguyện (động từ tính hiện tại). Luca cũng không nói gì về nơi chốn của
hoạt cảnh về nhân vật Gioan (đã bị giam
ngục!). Như thế, ông xóa bỏ những ràng
buộc của mặc khải diễn ra nữa. Thiên Chúa đáp lời Chúa Giêsu đang cầu
nguyện, mà không tuỳ thuộc vào phép rửa của
vị Tiền hô. Như vậy, trong sách Công vụ,
đã được loan báo mối liên hệ chặt
chẽ giữa việc cầu nguyện của cộng
đoàn Kitô và ân huệ của Thần Khí, Đấng ban
sức mạnh để làm chứng.
Việc hiển linh
gồm ba yếu tố: trời mở ra để có
được sự thông hiệp giữa thế giới
thần linh và con người, Chúa Thánh Thần hiện xuống
và tiếng từ trời – Luca sẽ lấy lại
những yếu tố ấy một cách kín đáo hơn
trong trình thuật lễ Ngũ tuần (Cv 2,1-6), đối
xứng với cảnh hiện tại. Trong Mc 3,10-11, ba yếu tố trên hợp thành một
thị kiến chỉ dành cho Chúa Giêsu. Ngược
lại, Luca trình bày hai yếu tố đầu như
một biến cố khách quan và còn đi tới chỗ
thêm “dưới một hình dáng thể xác”. Những lý
do có tính cách minh giáo giống như thế dẫn ông
đến việc cũng “nói quá” đi ở 24,11-13
để “chứng minh” cho Thêôphilê và những người
khác thấy cái thực tại của những gì vốn
không diễn tả được.
Trái với những gì
xảy ra với Maccô, Thần Khí tiên tri ngự xuống
Chúa Giêsu không phải là lần đầu, bởi vì từ
khi sinh ra Ngài đã được Thần Khí thánh hiển
để phụng sự Thiên Chúa (1,35). Đúng hơn
phải nói đây là một cách cụ thể hoá sức
mạnh của Thần Khí; cũng thế, Phêrô và các
bạn ông, đã được đầy Thần Khí và
ngày lễ Ngũ tuần (Cv 2,4), lại được
như vậy một lần nữa trong những lần
bị bách hại đầu tiên (Cv 4,31). Ý nghĩa của
biểu tượng chim bồ câu ở Luca không giống
như ở các tác giả Nhất Lãm; ngược lại,
ý nghĩa những lưỡi như lửa ở Cv 2-3
được giải thích dễ dàng trong mối liên
hệ với bối cảnh đó. Dù sao
chăng nữa, trong hai trường hợp tiếng
“như”
biểu lộ sự bất tương xứng giữa
hình ảnh của con người và thực tại không
thể diễn tả nổi. Tiếp theo đó, Luca
sẽ giải thích tới hai lần việc Thần Khí
ngự xuống Chúa Giêsu như một việc xức
dầu tiên tri để hoàn tất lời sấm của
Is 61,1: trong bài giảng khai mạc ở Nagiaret (4,18) và trong
một bài diễn từ cuả Phêrô (Cv 10,38).
Tiếng
từ trời ở câu 22 nói gì? Trong Matthêu và Maccô-
được một vài thủ bản của Luca bắt
chước – tiếng nói pha trộn Tv 2,7
và Is 42,1: “Chính Con là Con Ta rất yêu dấu, Ta rất vui lòng
chọn Con”. Trong Luca, tiếng ấy chỉ trích dẫn Tv
2,7 “Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con”, như vậy Chúa
Giêsu được phong làm Vua Mêsia. Nói với
Người ở Ngôi thứ hai, tiếng ấy không
chỉ về những nhân vật khác trong trình thuật.
Việc chỉ định Ngài là con thực ra không phải
là một mặc khải cho Chúa Giêsu vì ngay từ Lc 2,49 Ngài
đã từng nói Thiên Chúa như là Cha của mình; việc
Chỉ định này cũng không làm độc giả
ngạc nhiên, vì đã học biết về tử hệ
của Chúa Giêsu ở Lc 1,32-35. Thiên Chúa sẽ một
lần nữa chỉ định Chúa Giêsu là Con của Ngài
(Lc 9,35); lúc đó sẽ nhắm tới
sứ vụ thứ hai và là sứ vụ chót của
Người. Rốt cuộc, những lần tôn phong liên
tiếp này, mà sẽ đi đến tột đỉnh
trong ngày Phục Sinh (Cv 13,33), chứng
tỏ rằng vương quyền của Giêsu,
Đấng Mêsia, được thực hiện từng
giai đoạn.
|