MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài#39: – Chúa Giêsu Phục Vụ Bằng Việc Dâng Lễ Vật
Thứ Năm, Ngày 7 tháng 1-2016
+ Chúa Giêsu phục vụ bằng việc dâng lễ vật

Đoạn thư đó nói tiếp : "Quả vậy, bất cứ ai được phong làm thượng tế cũng là để dâng lễ vật và tế phẩm ; vì thế, vị này cũng cần phải có cái gì để dâng." (Dt 8.3).

Đúng vậy, phong chức là để thi hành chức vụ, không ai phong chức cho một người nào để người ấy ngồi chơi. Vậy Chúa Cha đã phong Chúa Giêsu làm Thượng tế : "Thiên Chúa đã thề…rằng : Muôn thuở, Con là Thượng tế…theo phẩm trật Men-ki-xê-đê" (Dt 7.17,21), thì cũng là "để dâng lễ vật và tế phẩm" (Dt 8.3; 5.1). Chỉ có điều là làm Thượng tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê (Dt 7.1-3,11; Tv 110.4 ; xem St 14.17-20), thì khác hẳn kiểu tư tế của ông Aaron theo Lề Luật truyền, vì sẽ dâng bánh rượu thay vì dâng súc vật. Do đó, một khi Chúa Giêsu đã được Chúa Cha phong làm Thượng tế, thì Thánh thư nhấn mạnh : "Vì thế vị này (Thượng tế Giêsu) cũng cần phải có cái gì để dâng."

+ Vậy Chúa Giêsu dâng cái gì làm lễ vật?

Đoạn thư trên đây (Dt 9.7,12) đã cho biết : "Người đã vào Cung Cực Thánh không phải với máu các con dê, con bò,

mà vị Thượng tế (Cựu Ước) đem theo để dâng làm của lễ đền tội – nhưng với chính máu của mình để dâng làm của lễ." Vậy lễ vật của Chúa Giêsu dâng là chính Máu mình. Mà dâng Máu mình lại chính là việc Chúa Giêsu đã làm khi hiến tế thân mình trên thập giá.

Như thế, qua mấy đoạn trên, thư Do Thái cho thấy việc dâng máu mình làm lễ tế của Thượng tế Giêsu trong Cung Thánh trên trời, đồng nhất với việc hiến tế đổ máu thân mình mà Người dâng trên thập giá ở dưới đất.

Bởi vì :

+ Chỉ có một Hiến tế duy nhất :

Để nhấn mạnh tế lễ của Chúa Giêsu cử hành trên trời đồng nhất làm một với hiến tế của Người dâng ở đồi Canvê dưới đất, Thánh thư viết :

"Người vào (Cung thánh) đó, không phải để dâng đi dâng lại chính mình Người nhiều lần, như vị thượng tế (Cựu Ước) hằng năm phải đem theo máu của loài khác mà vào cung thánh. Chẳng vậy, Người đã phải chịu khổ hình nhiều lần, từ khi thế giới được tạo thành. Nhưng nay, vào kỳ kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, bằng việc hiến tế chính mình, đã tiêu diệt tội lỗi." (Dt 9.24-26)

Vì Thánh thư khẳng định rõ ràng Chúa Giêsu hiến tế chính mình "duy nhất chỉ một lần", không bao giờ dâng hai lần, dâng một lần dưới đất rồi dâng lần nữa trên trời, vì vậy khi Thánh thư cho biết Người đang dâng lễ tế trên trời, tất nhiên lễ tế ấy cũng phải được hiểu là đồng nhất với tế lễ Người dâng dưới đất tại Đồi Canvê.

Như vậy, mấy đoạn thánh thư ấy cho thấy hình ảnh một

“PHỤNG VỤ THIÊN GIỚI”

đang cử hành trên trời trước Thánh Nhan Thiên Chúa, trong khi trước mặt thế gian lại là cái chết của một tử tội trên thập giá !

SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN

Trước mắt thế gian, Giêsu là ông Vua Do Thái bị đóng đinh trần trụi trên thập giá đớn đau, nhục nhã, nhưng trước Thánh Nhan Thiên Chúa Cha, lại là vị Thượng Tế đời đời với phẩm phục trang trọng, uy nghiêm tiến vào Cung Cực Thánh, tay bưng chén Máu vô giá, là Giao Ước vĩnh cửu đem lại Ơn tha thứ, cùng Ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho loài người. Vào Cung Cực Thánh trên trời, cũng có nghĩa là Người đã đi về cùng Cha, đi dọn chỗ cho chúng ta, vì nhà Cha còn nhiều chỗ ở cho con cái của Người.

   Khi ngước nhìn lên Thánh Giá, gẫm về tình yêu chịu đóng đinh, trái tim ta có khóc một niềm vui, niềm hạnh phúc? Vì dù sao, Con Người nhất định phải trải qua chặng đàng thập giá, thì chúng ta mới nhận được Ơn tha thứ, từ đau khổ thập giá mới trổ sinh Hoa Cứu Độ !

   Vậy lạy Chúa, cuộc đời chúng con hèn mọn như hoa cỏ "có gì mà dâng Chúa đâu", chỉ có tình yêu nhỏ bé xin tận hiến cho Người. Xin Người đổ vào tâm hồn chúng con tràn đầy Thần Khí và niềm vui phục sinh. Amen.

 

 

                                                              

 


PHỤNG VỤ TRÊN THIÊN GIỚI

Trên đây vừa nói : Thư Do Thái vẽ ra trước mắt chúng ta hình ảnh một Phụng Vụ Thiên Giới đang cử hành.

Chữ ‘thiên giới’ gây đôi chút bỡ ngỡ, tuy nôm na nó chỉ có nghĩa là ‘trên trời’, nhưng phải hiểu cho đúng. Chúng ta là loài người, sống trong thời gian và không gian, chân đạp trên đất, cho nên khi nghe ‘thiên giới’, ‘trên trời’ hay “lên trời” là ta thường hiểu theo nghĩa địa lý, tức là nghĩ đến cái khoảng không gian cao tít trên mây xanh. Nhưng theo nghĩa thần học không phải như vậy.

Xin dùng một hình ảnh cho dễ hiểu : hãy tưởng tượng trái đất là một quả cầu có nam châm, treo lơ lửng giữa không trung (xem hình). Ta là người Việt Nam, thì theo khoa học, do sức hút của trái đất, chân ta được hút dính vào trái đất, đầu ta ngửng lên phía trên, nên khi ta nói : “trên trời” hay “lên trời”, ta chỉ tay lên trên (xem mũi tên).

Còn người Mỹ, họ ở nửa vòng trái đất (coi như ở đáy quả cầu), họ cũng bị trái đất hút vào, chân chạm đất, đầu ngửng lên trên, song vị trí của họ là ngược đầu với ta. Nếu ta hỏi họ : “lên trời” là đâu ? Họ sẽ chỉ tay lên trên phía đầu của họ. Thành ra đối với họ là trên, nhưng so với ta, thì lại là dưới.

Thế thì lên trời là lên trên hay xuống dưới ?

Hóa ra đó chỉ là một cách nói bình dân, chứ trời không ở trên, mà cũng chẳng ở dưới. Trời ở khắp nơi. Trên cũng là trời, dưới cũng là trời, bao bọc quanh ta là trời. Thông thường ta vẫn quen nói : chết rồi, linh hồn ta bay lên trời (và chỉ tay lên phía trên), song trí khôn ta phải hiểu là không lên đâu cả, song là vào trong giới của Thiên Chúa, tức là vào thiên giới hay vào “cõi trời” vậy. Thành ra “Thiên giới” hay “Cõi Trời” theo nghĩa này không còn là nghĩa địa lý, vật chất, một không trung cao vời thăm thẳm, bay lên mới tới, mà là nghĩa thần học, tức là vào lãnh vực siêu phàm, vào “Cõi thiên giới” của Thiên Chúa.

Mà cõi thiên giới / cõi trời / cõi thần linh của Thiên Chúa ở đâu ?

Thưa : Chỉ cần nhớ lại chân lý “Thiên Chúa ở khắp mọi nơi” thì sẽ thấy Thiên Chúa ở đâu là trời ở đó, không ở trên cao hay dưới thấp theo nghĩa địa lý, Trời không ở đâu xa, trời ngay bên ta, chung quanh ta, ở trong ta, chỉ có điều là hiện thời mắt thịt ta không thấy mà thôi.

Vì thế chẳng có gì lạ, khi Thánh Phaolô cho biết rằng hiện nay chúng ta đã được vào cõi trời ấy :

"Thiên Chúa đã cho ta (nhờ tin vào Chúa Giêsu) thì được cùng hồi sinh với Đức Kitô, và được cùng sống lại, được cùng ngự trị trên trời trong Đức Kitô" (Ep 2.5-6).

Chúng ta hiện nay đang ngồi hay đứng ở đây, trên trái đất này, thế mà lại nghe bảo là đang ngự trị trên trời ! Đâu có phải chúng ta đã leo lên trên chín tầng mây để vào được trong đó ! Hoá ra “Trời” có nghĩa là “lãnh vực của Thiên Chúa”, là “thiên giới”, giới của Thiên Chúa, khi ta tin (và chịu Phép Rửa) thì từ trần giới ta được vào [1] trong thiên giới ở với Chúa, cùng ngự trị với Chúa, không tin thì ở ngoài vùng trời hạnh phúc ấy.

Như thế, “thiên giới” hay “cõi trời” phải hiểu là một thực tại siêu phàm, thần linh, một thực tại của giới Thiên Chúa.

Một khi ta đã hiểu rõ thiên giới theo nghĩa thần học như thế rồi, sẽ dễ hiểu tại sao biến cố Tử nạn của Đức Giêsu xảy ra trong thời gian lịch sử cách đây 2000 năm và tại một địa điểm là Đồi Canvê, nhưng trước mắt Thiên Chúa, Người lại nhìn thấy biến cố ấy là một hiến tế đang dâng trên cõi trời, trên thiên giới, trước thánh Nhan Người. Gọi cách vắn tắt là :

PHỤNG VỤ THIÊN GIỚI.

 



[1]  Nói chính xác hơn thì : Hồn ta đã được vào, còn hiện thời thân xác ta thì chưa. Và chắc chúng ta còn nhớ đấy sẽ là cõi Trời mới Đất mới, nơi ấy cũng có Thiên Chúa, vì Thiên Chúa xuống ở cùng chúng ta (Kh 21.1-4), (xem lại từ tr.95tt) !

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Trừ Qủy Nhờ Mẹ Maria, Lm Nguyễn Tầm Thường (1/19/2016)
Cn 3350: Nhà Thần Bí Catherine Passananti (1894-1978)#2 (1/19/2016)
Thơ Đức Mẹ Là Đấng Trung Gian (1/17/2016)
Tràng Chuỗi Từ Mễ-du (1/11/2016)
Tôn Nương Sẽ Thụ Thai, Sinh Hạ Một Con Trai, Và Đặt Tên Là Giêsu (1/9/2016)
Tin/Bài cùng ngày
Nhờ Mẹ Maria Đến Với Chúa Giêsu. (1/7/2016)
Tin/Bài khác
Mẹ Maria, Mẹ Của Chúng Sinh, Lm.jos Tạ Duy Tuyền (1/1/2019)
Mẹ Chúa Trời Vinh Quang (1/1/2019)
Chúa Giêsu Là Con Đức Bà Maria (1/1/2019)
Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa (1/1/2019)
Mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa 2016 (1/1/2019)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768