Trên đây là
nghiên cứu việc hiến tế cổ truyền theo khoa lịch sử tôn giáo và đem áp dụng vào hiến
tế thập giá của Chúa Giêsu (Loài người dâng
tế vật lên / Thần linh ban Lộc thánh xuống
lại).
Nhưng nay
nhờ Thánh Kinh soi dẫn, ta đi vào chiều sâu mầu
nhiệm thì mới khám phá ra điều này là : Thánh Kinh
nhìn hiến tế ấy trong một viễn tượng
thật là huy hoàng :
C – HIẾN TẾ
CỦA ĐỨC GIÊSU
TRÊN ĐỒI CAN-VÊ CŨNG
LÀ HIẾN TẾ DIỄN RA TRÊN THIÊN GIỚI
Trước
mắt người phàm, Chúa Giêsu chỉ là một kẻ
tử tội bị đóng đinh trần trụi trên
thập tự giá, tại đồi Canvê, chiều thứ
sáu u ám của lễ Vượt Qua Do Thái năm ấy, và
đã trút hơi thở cuối cùng, bây giờ đang im lìm
bất động trong sự chết.
Nhưng trước
mắt Thiên Chúa Cha thì Người lại nhìn thấy khác :
Chúa Giêsu
là vị Thượng Tế vĩnh cửu, mặc
phẩm phục Thượng Tế, long trọng
bưng trên tay chén Máu của chính mình, đang uy nghi tiến
vào trong Cung Cực Thánh của Thiên Chúa, làm Chủ tế
thi hành một Phụng vụ thiên giới trước Nhan
Thiên Chúa. Người
đã tự hiến tế mình như Lễ vật vẹn
toàn dâng lên Thiên Chúa Cha, và đã lãnh được Ơn
Cứu Chuộc vĩnh viễn cho loài người.
Cái
nhìn đó của Thiên Chúa, chẳng ai có thể biết
được, nếu Thiên Chúa đã không soi sáng cho các tác
giả Thánh Kinh viết ra cho nhân loại được
biết, cách riêng qua mấy đoạn Thư Do Thái
dưới đây.
Thánh Thư cho biết :
Việc tế tự ở Lều
Tạm Cựu Ước là hình bóng
về tế lễ thiên
giới của Chúa Giêsu
·
Đoạn thư thứ
nhất :
Cấu trúc Lều Tạm và Đền
thờ của Cựu Ước
9 1“Vậy,
giao ước thứ nhất đã có những quy luật
phụng tự và có thánh điện dưới
đất.2 Quả thật, một cái lều, cái
lều thứ nhất, đã được dựng lên;
lều này được gọi là Nơi Thánh, có cây
đèn bảy ngọn, có bàn và bánh dâng tiến.3
Đằng sau bức màn thứ hai, có một cái lều
gọi là Nơi Cực Thánh. 4 Trong đó, có
hương án bằng vàng và Hòm Bia Giao Ước hoàn toàn
bọc vàng; Hòm Bia này chứa bình vàng đựng man-na, cây
gậy trổ hoa của ông A-ha-ron và các tấm bia Giao
Ước.5 Trên Hòm Bia, có hai tượng kê-ru-bim
rạng ngời vinh quang Thiên Chúa, dang cánh che phủ nắp
xá tội. Bây giờ không phải là lúc nói tỉ mỉ
về các điều đó.
6 Mọi
sự xếp đặt như thế rồi, các tư
tế thường xuyên vào lều thứ nhất (Nơi
Thánh) để cử hành việc phụng tự.7
Còn lều thứ hai (Nơi Cực Thánh), thì chỉ
một mình vị thượng tế mới
được vào mỗi năm một lần, đem theo
máu để dâng làm của lễ đền tội cho
chính mình và cho dân.”
(Dt 9.1-7. – Sách Lv 16.2-6,11-19 tả chi tiết hơn.)
Giải thích :
Khi Thiên Chúa sai ông Môsê đi gặp vua
Pharaô để bảo vua phải giải phóng cho dân Israen
khỏi làm nô lệ, “Ông Mô-sê
thưa với Thiên Chúa: “Con là ai mà dám đến với
Pha-ra- ô và đưa con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập ?”
Người phán : “Ta sẽ ở với ngươi. Và
đây là dấu cho ngươi biết là Ta đã sai
ngươi : khi ngươi đưa dân ra khỏi
Ai-cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên
Chúa trên núi này.” (Xh 3.10-12)
Hình
trên :
Thời dân Do Thái còn đi rong ruổi trong sa mạc,
nơi thờ phượng Thiên Chúa là một Lều
Tạm bằng vải.
|
Thoát khỏi làm nô lệ Ai
Cập, họ sẽ được làm tôi thờ
phượng Thiên Chúa. Nhưng họ chưa thể xây
một nơi thờ phượng chắc bền
được, vì trong thời đi rong ruổi trong hoang
địa tiến về Đất Hứa, phải
dời chỗ từ nơi này đến nơi kia, nên
họ chỉ dựng Lều
tạm bằng vải.
Cấu trúc và cách bài trí của
Lều Tạm đã được đoạn thư Do
Thái trên kia mô tả vắn tắt : Không kể hàng rào
bằng vải quây chung quanh bên ngoài, bên trong ở cuối
sân, có một Lều có mái che, chia làm hai phần : phần
ngoài được gọi là
Nơi Thánh. Sau một bức màn là phần trong cùng gọi là Nơi Cực Thánh, trong đó có Hòm Bia
Giao Ước, trên nắp có tạc hai tượng Kêrubim,
là chỗ Thiên Chúa ngự. Nơi
Thánh (hay Cung Thánh), các tư tế được vào
để dâng hương, thắp đèn, dâng bánh trưng hiến
v.v… Còn Nơi Cực Thánh (hay Cung Cực Thánh) chỉ có một mình vị Thượng
tế được vào, mỗi
năm một lần, đem theo máu (tế vật)
để dâng làm của lễ đền tội, còn dân chúng thì chưa
được vào, phải đứng ở ngoài.
Mô hình Đền thờ do
vua Salômôn xây ở Giêrusalem
(năm 960
C.Ng.).
Đoạn
thư Do Thái trên chỉ mô tả về Lều Tạm,
nhưng nên hiểu là ngay cả nơi các Đền
thờ nguy nga vĩ đại hơn do vua Salômon và
Hêrôđê Cả xây sau này, thì cũng như vậy.
Mô hình tái dựng lại
Đền thờ Giêrusalem do vua Hêrôđê Cả xây thời Đức
Giêsu. Tuy nguy nga vĩ đại hơn nhiều, song căn
bản về cấu trúc và cách bài trí không có gì thay
đổi, so với Lều Tạm và đền thờ do
vua Salômon xây.
Như thế, điều
đáng chú ý là tại Lều tạm và các Đền
thờ này, nếu hiểu Nơi
Cực Thánh có Thiên Chúa ngự là tượng trưng
cho Thiên Đàng, vậy thì đã rõ là thời đó, dân
chúng chưa ai được vào Thiên Đàng, cửa Thiên
đàng vẫn còn đóng. Vì sao? Đoạn thư
thứ hai dưới đây sẽ cho biết lý do.
|