II – THẦN LINH (hay THIÊN CHÚA) BAN LỄ
VẬT ĐÃ ĐƯỢC THẦN HÓA, NHƯ LÀ LỘC
THÁNH, XUỐNG LẠI CHO NGƯỜI DÂNG LỄ THỤ
HƯỞNG
Chắc chúng ta chưa quên rằng Hiến
tế có hai chiều : Loài người dâng lên / Thần
linh ban xuống (xem lại tr.170tt) Chiều kích thứ nhất, chúng
ta đã xem, đến đây ta đề cập
đến chiều kích thứ hai :
Thường thường sau khi chấp
nhận tế vật, chiếm hữu nó làm sở hữu
của mình rồi, Thần linh sẽ ban một phần
lễ vật nhiễm đầy phúc lộc thần thiêng,
như là LỘC THÁNH, xuống lại cho người dâng
lễ để họ ăn uống, như thế họ
đuợc “đồng bàn” với Thần, và bởi
đó họ được thông hiệp với Thần, vì
đối với người xưa, đồng bàn
với nhau là dấu thông hiệp thân tình với nhau.
+ Các tôn giáo thời xưa đều
thực hành như vậy. Tỉ dụ trong việc tế
tự tại đình miếu Á Đông, học giả Phan
Kế Bính cho biết ,
cũng có việc “ẩm phúc”, “thụ tộ”, uống
rượu, ăn trầu và có khi cả thức ăn khác
nữa… Ông viết : “Thần
ban phúc lộc cho thì phải ăn uống ngay mới là kính
trọng thần…” ; “Lễ xong… đem xuống làm cỗ
ăn uống vui vẻ…”
+ Trong dân Israen
thời Cựu Ước cũng vậy, chỉ xin trích
một đoạn Sách Đệ Nhị Luật :
"Anh em
sẽ đưa tới đó lễ toàn thiêu và hy lễ
của anh em,
…
phần dâng cúng của anh em, lễ vật anh em đã
khấn hứa, lễ vật tự nguyện … của anh
em. Ở đó, anh em sẽ ăn uống trước nhan
ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, sẽ liên hoan với
cả nhà anh em, ăn cùng với con trai con gái anh em, tôi tớ nam nữ của anh em,
để mừng mọi công việc tay
anh em đã làm, nhờ được
ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, chúc phúc." (Đnl 12.6-7,18 ; 16.14 ; 27.7 v.v…)
Sau khi dâng và tế sát chiên
tại đền thờ, tín đồ Do Thái đem
thịt chiên về chỗ ở và ăn tiệc chiên
Vượt Qua. Hìnhbên: Ăn tiệc chiên theo lối
xưa : ngồi hay ngả mình trên chiếu trước
bàn tiệc thấp…
|
Ăn tiệc chiên theo
lối ngày nay….
Dù theo lối nào, những
điểm cốt cán không thể bỏ qua : Ca hát Thánh
vịnh ngợi khen Thiên Chúa ; đọc hay kể
lại sự tích Thiên Chúa giải phóng họ khỏi nô
lệ Ai Cập…
|
\s
+ Và trong thời Tân
Ước, Thánh Phaolô gợi đến việc liên hoan
ăn uống lễ vật ở thời Cựu
Ước nói trên – gọi là chia Lộc bàn thờ – mà
ứng dụng vào việc Rước Lễ, nơi đây
không còn ăn uống của lễ vật chất
nữa, mà bây giờ là ăn uống Mình Máu Thánh đã
trở nên thần thiêng của Chúa Giêsu:
"Anh em hãy coi Ít-ra-en (của Cựu
Ước): Những ai ăn tế vật, há chẳng
phải là những kẻ được chia lộc bàn
thờ sao? (Cũng vậy, trong Thánh Lễ) khi ta nâng
chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa (rồi uống),
há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức
Ki-tô ư ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh (rồi ăn),
đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể
Người sao ?" (1 Cr 10.18,16)
Vì đã được thông phần vào
Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu cách thiết thực như thế,
nên Thánh Phaolô mới cấm tín hữu không được
ăn của cúng tế vì: nơi
người ngoại, "khi
họ cúng tế…là cúng
cho ma quỷ… ; mà tôi không muốn anh em hiệp thông
với ma quỷ (khi ăn của cúng lúc anh em dự các
cuộc cúng tế của người ngoại). Anh em không thể vừa uống chén
của Chúa, vừa uống chén của ma quỷ
được ; anh em không thể vừa ăn ở
bàn tiệc của Chúa, vừa ăn ở bàn tiệc
của ma quỷ được." (1 Cr 10.20-21)
SUY
NGHĨ VÀ SỐNG LỜI CHÚA
Nghe trong đoạn
Sách Đệ Nhị Luật trích dẫn trên đây,
thấy dân Israen vốn thuộc về thời Cựu
Ước, thời còn làm nô lệ và khiếp sợ Thiên
Chúa chứ chưa được làm con Thiên Chúa, thế mà
họ đã được Thiên Chúa dạy là sau khi dâng
tế lễ lên Thiên Chúa, họ sẽ được ăn uống trước nhan
ĐỨC CHÚA, sẽ liên hoan với mọi người
trong nhà…, chúng ta liên tưởng đến việc chúng
ta Rước Lễ mà tự hỏi : chúng ta bây giờ
đã được làm con cái Thiên Chúa, được
gọi Thiên Chúa là “Áp-ba ! Cha
ơi !” (Rm 8.14-15), thì không biết khi Rước Lễ,
tức là lãnh Lộc Thánh Chúa Cha ban xuống lại cho chúng
ta, chúng ta :
Có lấy làm vinh
dự được ăn uống trước nhan
Thiên Chúa Cha chúng ta không ?
Có cảm thấy
vinh dự được đồng bàn với Thiên
Chúa không ?
Có vui mừng hân
hoan khi ăn tiệc thánh không ?
Đã đành
phần chúng ta khi đã được lãnh ơn phúc thì
phải cung kính, tạ ơn, thờ lạy, v.v… nhưng
đừng quá cung kính đến nỗi khúm núm, quì gối,
lạy lục, khụy lụy … Nên nhớ rằng Chúa
đến với chúng ta là vì chúng ta, chứ không
phải vì Chúa ! Cứ nghe những lời Chúa nói khi ban
Mình Máu Chúa cho ta lãnh nhận có câu nào bảo phải thờ
lạy, tạ ơn Chúa đâu, mà chỉ toàn là : Hãy ăn
đi, uống đi mà có sự sống, mà được
sống lại, hãy uống chén Máu Thầy đi để
được tha tội v.v…Quả đúng như tục
ngữ chúng ta có câu : “Nước mắt chảy xuôi”, Chúa
Giêsu cũng vậy, nơi Người chỉ thấy toàn
là xả thân chẳng hề đòi hỏi cho mình. Chẳng
phải trong Tin Mừng, Chúa đã nói rõ: “Con Người
đến không phải để được
người ta phục vụ, nhưng là để phục
vụ” đấy ư ? (Mt 20.28).
Vậy
có thể hiểu ý Chúa mà áp dụng vào việc Rước
Lễ như sau : Khi ta rước Chúa, là Chúa đến
với ta trước tiên không phải vì Chúa, không phải
vì để được chúng ta thờ
lạy, tạ ơn Người, Chúa có các Thiên thần thờ lạy và phục
vụ Người từ thuở đời đời
rồi – cho bằng vì ta, tức là để làm ta
được hạnh phúc. Và khi thấy ta hạnh
phúc là Chúa được hạnh phúc! Vậy ta cứ
mở lòng ra đón nhận mọi ơn của Chúa!
Giống như cha
mẹ bầy tiệc mừng sinh nhật con cái, nếu
chúng cứ cung kính, rụt rè sợ sệt… thì cha mẹ
đâu có vui. Trái lại khi thấy chúng ăn mặc đẹp
đẽ, cười nói vui vẻ, khoái chí ăn uống
các thực phẩm cha mẹ dọn cho…, cha mẹ sẽ
thấy vui lòng và hạnh phúc ! Thì Thiên Chúa cũng vậy.
Sách Đức Giêsu Phục Sinh viết :
"Các nghi thức sát tế và (hỏa tế) dâng hiến
đã (nhờ ngọn lửa) chuyển lễ vật sang
quyền sở hữu của Thiên Chúa, thì sau khi nó đã
được thánh hiến cho Người và
được thần hóa, Người ban nó lại cho loài
người thông phần. Người ta được
đồng bàn với Thiên Chúa, ăn uống trước
mặt Người. Tế vật đã được
biệt hiến cho Thiên Chúa sẽ lôi kéo những ai ăn nó
vào trong quỹ đạo thánh thiện của
Người. Họ múc lấy sự sống từ
thức ăn thánh, họ vui hưởng niềm thân
mật với Thiên Chúa, và trong tiệc ấy, Thiên Chúa hòa
niềm vui của Người với tiếng cười
của nhân loại." (Đức Yêsu phục sinh,
Tập I, 145).
Ở Bài 3 sau, chúng ta sẽ học hỏi sâu rộng
hơn về việc ăn uống Mình Máu Thánh Chúa, tức
Rước Lễ.
›š†šš
|