Thiên Chúa tỏ mình
Không biết từ
lúc nào câu chuyện ba nhà đạo sĩ đã gắn
liền với biến cố Thiên Chúa giáng sinh làm
người. Chúa đến làm người
không dành riêng cho người Do Thái nhưng là cho tất
cả mọi người thuộc mọi dân tộc.
Danh từ Hiển Linh trong Kinh Thánh mang ý
nghĩa Thiên chúa tỏ mình ra cho loài người. Theo phụng vụ Giáo hội Đông
phương, lễ Hiển linh là lễ Chúa mở
đầu việc rao giảng công khai. Nhưng theo
phụng vụ Giáo hội La mã, lễ Hiển Linh là lễ
Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại, khi ba nhà đạo
sĩ tìm đến thờ lạy Hài Nhi Giêsu.
Hình ảnh ba nhà
đạo sĩ trở nên rất quen thuộc. Họ
là đại diện cho những tâm hồn thiện chí
đi tìm sự thật, với một tinh thần khát khao
cháy bỏng. Họ luôn nhạy cảm
trước một dấu hiệu lạ kỳ, báo
hiệu một vì vua đã sinh ra. Các
đạo sĩ Đông phương thời ấy rất
giỏi về triết học, y học và khoa học
tự nhiên. Nhiều người còn
gọi họ là những bậc thánh nhân.
Vào thời đó,
mọi người tin tưởng ở khoa chiêm tinh. Họ tin rằng
dựa vào các vì sao họ có thể tiên đoán tương
lai vận mệnh của con người. Số mệnh
một người được an bài
bởi một ngôi sao đã xuất hiện lúc người
ấy sinh ra. Điều này cũng dễ hiểu, thông
thường các ngôi sao xuất hiện theo
một vị trí cố định. Chúng
tượng trưng cho trật tự của vũ
trụ. Nếu thình lình có một vì sao sáng xuất
hiện thì dường như Thiên Chúa đã can thiệp
trực tiếp vào chính trật tự của Ngài
để loan báo một sự kiện đặc biệt
sắp xảy ra.
Hài nhi Giêsu chính là vì
vua tình yêu, là ánh vinh quang mà Thiên Chúa ban cho nhân loại đang
khao khát mong chờ Đấng cứu độ. Họ khắc khoải trong sự đợi
chờ thì Chúa Giêsu đã đến. Con người
từ khắp nơi, từ những phương trời
xa xôi nhất đã về tề tựu quanh Ngài. Đó là
dấu hiệu và biểu tượng đầu tiên chinh phục
thế giới của Hài Nhi Giêsu.
Chúa Giêsu là
điểm đến sau cùng cho mọi nỗ lực tìm
kiếm của nhân loại. Nhìn vào những lễ
vật dâng lên vàng, nhũ hương, mộc dược,
người ta nhận thấy mỗi lễ vật
đều tương ứng với đặc điểm
và sứ mệnh của Ngài. Ngài là
vị vua thật, là thầy lế lễ vẹn toàn và là
Đấng cứu độ cao cả mà loài người
đợi trông.
Chúa Giêsu chính là vua thật
Vàng được mệnh danh là vua
của mọi kim loại. Vàng
thường được coi là của lễ xứng
hợp nhất để dâng tiến vua. Chúa Giêsu sinh ra để làm vua. Vị vua này
không cai trị bằng vũ lực
nhưng bằng tình yêu. Ngài cai quản
lòng người không từ ngai vàng mà từ thập tự
giá. Sự có mặt của Ngài đã biến
đổi thế giới loài người, mang lại
hạnh phúc cho nhân loại. Bệnh tật
được chữa lành (Mt 8, 16-17), tang tóc
được hân hoan (Lc 7, 11-17), tội lỗi
được tha thứ (Mt 2,5), ngay
cả sự chết đối với Ngài chỉ là
giấc ngủ bình an (Mc 5, 39). Vì vua này xuất hiện luôn
ban cho con người một niềm vui, một niềm hy
vọng "Phúc cho anh em, là những người nghèo, vì
triều đại Thiên Chúa là của anh em. Phúc
cho anh em là những người đói khát vì anh em sẽ
được no nê. Phúc cho anh em là
những người đang khóc vì anh em sẽ
được vui cười" (Lc 6, 20-21).
Chúa Giêsu là tư
tế.
Nhũ hương dâng cho Hài nhi là thứ hương liệu có mùi thơm
dịu mà thầy tư tế thường dùng trong các nghi
thức thờ phượng. Thầy tư tế chính là
trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Vị tư
tế cũng chính là người mở đường
dẫn lối để con người đến
được với Thiên Chúa. Anh sao soi đường
đến nơi thì đã tắt, bởi lẽ Chúa Giêsu
chính là ánh sáng thật để soi rọi con người
tìm ra chân lý. Chân lý con người tìm kiếm là tình yêu và gia
nghiệp của Ngài. Chính chúa Giêsu sẽ dẫn đưa
con người về với Chúa Cha.Thư gửi Ephêsô,
thánh Phaolô đã khẳng định: "Trong Đức
Giêsu Kitô và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại cũng
được thừa kế gia nghiệp với
người do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia
sẻ điều Thiên Chúa hứa ban" (Eph 3,6).
Chúa Giêsu là hy tế
Mộc dược
là lễ vật dành cho người chết, là hương
liệu để xông xác người. Chúa Giêsu đến
thế gian để sống cho con người và cuối
cùng chết cho con người. Cái chết của Ngài
biểu lộ sự trung thành đối với loài
người mà Ngài đã yêu thương đến tận
cùng (Eph13,1). Chúa Giêsu không
nghĩ tới mình, vì lẽ đó Ngài có thể đón
tiếp mọi người và lắng nghe mọi
người đến với Ngài. Cuộc sống
Chúa Giêsu là một cuộc tự hiến cho con người
để cứu độ con người.
Chúa Giêsu là vì vua chân
thật, là thầy tế lễ vẹn toàn, là đấng
cứu độ cao cả thế mà Ngài luôn bị con
người chối từ thậm chí tỏ ra chống đối. Các
Thượng tế, Kinh sư là những người
tự cho mình là hiểu biết Kinh Thánh nhưng lại
tỏ ra hững hờ, bất lực không muốn ra
đi. Trong khi đó các đạo sĩ
là những người ngoại giáo lại dám lên
đường và họ đã gặp Đấng cứu
độ. Vua Hêrôđê cũng chẳng
khá hơn gì. Một vì vua đang nắm quyền nhưng
lại nơm nớp lo sợ trước một Hài nhi Bêlem vừa mới sinh. Trình
thuật Tin Mừng cho ta chứng kiến những hình
ảnh đối lập nhau. Một bên
là những người đói khát ơn cứu rỗi,
họ đang hết tâm vận dụng toàn lực
để tìm kiếm Thiên Chúa. Một bên
thì đau đớn nghĩ rằng việc vua mới sinh
sẽ làm đảo lộn cuộc đời của
họ nên đem lòng thù nghịch Đấng Messia.
Vị Vua tình yêu
đã giáng sinh, đã cho con người lần tìm ra chân lý. Biết
bao lương dân giờ đã nhận biết Ngài,
biết bao người tội lỗi đã trở về
Thiên Chúa. Chúng ta thật hạnh phúc vì là
thần dân của vị Vua đầy tình yêu này. Một vị vua không hề biết nói đến
sự tiêu diệt. Một vị vua không ngồi trên
ngai để cai trị nhưng luôn
hiện diện trên thập giá để sẵn sàng
chịu chết thay cho dân Ngài. Đó chính là Vua
Giêsu, là hiện thân tình yêu của Thiên Chúa và là Đấng
Cứu Độ nhân trần. Tình yêu
của Ngài giờ đây trải rộng đến
khắp muôn dân.
Hiện nay còn
biết bao người đang sống trong tăm tối
thiêng liêng, họ đang lầm lủi bước đi
trong lầm lạc. Họ đang khao khát chân lý.
Họ không ngớt đặt vấn nạn với chúng
ta: "Đức Giêsu là ai?". Hãy trả lời cho họ đi. Đức Giêsu chính là tình yêu của Thiên Chúa.
Ngài đến phá đỗ mọi hàng rào ngăn cách mà con
người đã dựng nên, nhất là những hàng rào
kỳ thị: kỳ thị chủng tộc, màu da, tôn giáo,
giai cấp, giàu nghèo....
Chúng ta hãy cộng tác với Thiên Chúa
để làm bừng sáng mầu nhiệm tình yêu giữa
lòng nhân loại. Mỗi người hãy là ánh
sao dẫn đường để soi dẫn cho nhiều
người biết khám phá gương mặt đích
thực của Đức Giêsu trong đời sống
thường ngày.
|