Những đạo
sĩ hôm nay
Suy nghĩ về lễ Hiển Linh, ngày Thiên
Chúa tỏ mình ra cho
dân ngoại, tôi có một
nhận xét nho nhỏ, xin được chia sẻ. Nhận xét ấy như thế này:
Các nhà đạo sĩ phương đông là những
người ít được chuẩn bị, ít được
hiểu biết về Kinh Thánh,
nhưng lại có một tấm
lòng quảng đại, sẵn sàng đáp trả
tiếng gọi của Thiên Chúa. Các ông
đã lên đường, dấn thân vào một
cuộc phiêu lưu hoàn toàn
bấp bênh, để rồi cuối cùng các ông đã
có được diễm phúc gặp gỡ Chúa nơi máng
cỏ Bêlem dưới vóc dáng của một hài nhi
nhỏ bé, nghèo túng và
tầm thường.
Các ông là những
người tuy xa mà lại
gần.
Trong
khi đó, các luật sĩ, tư tế và biệt
phái sống tại Giêrusalem. Họ là những người đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Họ thông thuộc Kinh thánh. Bằng cớ là họ
đã trả lời vanh vách nơi Đức
Kitô sinh ra, thế nhưng
họ đã không dám lên
đường tìm gặp Ngài. Và hơn thế
nữa, họ còn tiếp tay với
Hêrôđê để sát hại Ngài.
Sở dĩ như vậy vì họ
muốn Đấng Cứu Thế của họ phải được sinh ra trong
lầu đài cung điện, để rồi một mai khi
lớn lên, Đấng ấy sẽ là một
ông vua hùng
mạnh như Đavít, khôn ngoan như Salomon, sẽ giải thoát họ khỏi ách thống trị của đế quốc La Mã và dẫn đưa
dân tộc họ tới một thời đại hoàng kim, khiến cho mọi dân
nước phải quy phục và triều cống. Họ không muốn chấp nhận Ngài dưới vócdáng của một hài nhi nhỏ bé, nghèo túng
và tầm thường. Và họ đã
không lên đường tìm gặp Ngài.
Họ là những người tuy gần mà lại
xa.
Cũng trong chiều hướng ấy, tôi nghĩ rằng
những người
dám hy sinh,
dám dấn thân, dám lên
đường tìm gặp Chúa nơi những kẻ nghèo túng và bất
hạnh, để yêu thương và giúp đỡ,
họ chính là những nhà đạo sĩ của thời buổi hôm nay.
Đúng
thế, ngày hôm nay vẫn có những nhà đạo sĩ tìm gặp
Chúa nơi những người anh em khổ
đau và cùng khốn.
Có những người như Mẹ Têrêxa thành Calcutta, vừa mới được phong lên hàng chân
phước, hằng
ngày không ngần ngại đi lượm từng hình hài sắp chết,
từng con trẻ bị bỏ rơi… rồi mang về chăm
sóc.
Có những người như Cha Prado bên Pháp, đã
sang tận Ấn độ để đem lại sức sống mới cho một
cộng đoàn nghèo, hết lẽ sống và cũng hết
muốn sống.
Có những người như những tu sĩ đã
biến nhà mình thành nơi
cư trú cho những trẻ em bị
bại liệt, hay những thanh thiếu niên bụi đời, lang thang
nơi đầu đường xó chợ.
Có những người như Đức Cha Casaldaliga, đã lập tòa giám
mục của mình trên một
chiếc thuyền độc mộc để ngày ngày, tay chèo
tay chống, đi đấu tranh với các công ti
tư bản cũng như với quân độ Brasil, vì quyền lợi của đám dân da
đỏ mà Chúa đã trao
ban như là những con chiên của Ngài.
Gần
chúng ta và bên cạnh
chúng ta, cũng không thiếu gì những mẫu gương sống động như thế.
Họ là những
nữ tu trong bệnh viện. Họ là những thày cô công
giáo trong các trường học. Họ là những công nhân có đạo
trong các xưởng thợ. Họ là những y tá, những bác sĩ kitô
hữu đã dành thời giờ mình được quyền nghỉ ngơi cho những người phong cùi, cũng như cho những
bệnh nhân ở những vùng xa xôi hẻo
lánh, thiếu thốn những tiện nghi vật chất.
Họ không
phải chỉ làm những công việc này vì lòng
đạo đức
và tình bác
ái, mà hơn
thế nữa, vì họ đã
nhận ra nơi những kẻ nghèo túng va bất
hạnh mà họ đang phục vụ khuôn mặt đích thực của Đức Kitô.
Đúng như
lời Đức Giám mục Bossuet đã nói:
-
Người nghèo
ở đâu thì Nước Trời
ở đó. Người
nghèo chính là một bí tích,
một dấu chỉ của Đức Kitô.
Thế nhưng,
liệu chúng ta có dám lên
đường tìm gặp Chúa nơi những người anh em bất hạnh
và khổ đau hay không?
|