Tìm thấy –
Flor McCarthy.
SUY NIỆM 1
Chúa Giêsu lên 12 tuổi –
đây là thời gian mà Người phải thực
hiện những quy định của lề luật. Như vậy,
Đức Maria và thánh Giuse đưa Người lên
Giêrusalem, để cử hành lễ Vượt Qua. Các bậc cha mẹ có nhiệm vụ từng
bước một đưa con trẻ hội nhập vào
cộng đồng rộng lớn hơn, và dạy dỗ
cho con trẻ những truyền thống của cộng
đồng. Những đứa trẻ cũng
cần phải được chỉ dạy con
đường đi tới giếng nước thiêng liêng ; nếu không, chúng sẽ luôn luôn bị
khát nước. Nhưng khi Đức Maria và thánh Giuse
thực hiện cuộc hành trình trở về, thì Chúa Giêsu
vẫn còn ở lại, và mãi cho đến hết ngày
đầu tiên, các ngài mới phát hiện ra rằng
Người bị thất lạc. Đó không
phải là một chuyện đùa – một đứa
trẻ còn nhỏ, đã bị thất lạc trong một
thành phố rộng lớn. Tuy nhiên, không
ai đáng trách cả. Đây chỉ là do hiểu
lầm mà thôi. Sự hiểu lầm vẫn có
thể xảy ra, ngay cả trong những gia đình tốt
lành nhất.
Các ngài bắt đầu lo
lắng tìm kiếm Người. Khi không tìm
được Người trong số những khách hàng
quen biết, các ngài liền quay trở lại thành phố
để tiếp tục tìm kiếm Người. Các ngài không thể hiểu nổi tại sao
Người lại gây ra cho mình nỗi lo lắng
đến thế. Nhưng khi một đứa con
gây ra cho bạn nỗi lo lắng, thì nó vẫn là con của
bạn, và bạn vẫn là cha mẹ của nó. Thật
dễ dàng yêu thương con cái khi chúng còn nhỏ dại,
khi tất cả những điều mà chúng cần
đến là sự quan tâm chăm sóc và những nụ
cười. Nhưng không dễ dàng yêu thương con cái,
khi chúng bắt đầu khẳng định ý riêng
của chúng.
Khi
một đứa trẻ hay quanh quẩn bên cha mẹ nó,
thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều có có
nghĩa là đứa trẻ này được an toàn. Có khi một đứa
trẻ tin tưởng chắc chắn vào tình yêu
thương của cha mẹ, nó có thể quên mất cha
mẹ, và đi ra ngoài để khám phá thế giới.
Đây là trường hợp của Chúa Giêsu.
Người không thực sự bị
thất lạc, mà đang có một cuộc mạo
hiểm. Người đang nhận
biết mình ở đâu. Người
đang ở trong nhà của Thiên Chúa.
Cuối
cùng, khi tìm thấy Chúa Giêsu, câu hỏi đầu tiên
của Đức Maria và thánh Giuse rất dễ hiểu:
“Con ơi, sao con lại cư xử với cha mẹ
như vậy ?”. Và Người trả
lời “Cha mẹ không biết rằng con có bổn phận
phải ở nhà của Cha con sao ?”. Mặc dù không hiểu được lời
giải thích của Chúa Giêsu, nhưng các ngài vẫn không
trách mắng Người. Khi làm như
vậy, các ngài có thể tước đoạt của Ngài
những thành quả của những cảm nghiệm
tuyệt vời. Đôi khi, các bậc cha
mẹ không biết được cách làm thế nào
để khích lệ con cái, ngay cả khi họ chú ý
đến những điều đáng giá. Nhưng Đức Maria ghi nhớ những lời
nói của Chúa Giêsu, và suy niệm trong lòng. Lắng nghe là một phần rất quan trọng
của vai trò làm cha mẹ. Chúng ta phải lắng nghe
những lời con cái nói. Trái ngược
lại với cách tìm kiếm những nguyên nhân để
kết án, lắng nghe có nghĩa là tìm kiếm những lý do
thực sự, phía sau những vấn đề. Mặc dù sự kiện xảy ra là một
điều gây đau lòng, thì sự kiện đó vẫn có
thể mang lại hiệu quả là đưa người
ta đến với nhau hơn. Chúa Giêsu
đánh giá được sự quan tâm mà Đức Maria và
thánh Giuse dành cho mình nhiều đến như thế nào,
nên Người đã vui vẻ vâng phục các ngài. Đức Maria và thánh Giuse đã nhận ra
rằng Chúa Giêsu là một đứa trẻ thật
đặc biệt. Các ngài bắt
đầu dành cho Người cơ hội để phát
triển, mặc dù điều này có nghĩa là Người
đang bắt đầu xa rời khỏi các ngài.
Bài học mà Đức Maria
và thánh Giuse học được, chính là bài học mà
tất cả các bậc cha mẹ cần phải bắt
chước.
Mỗi ngày qua đi, con cái chúng ta dần dần bớt
thuộc về chúng ta, và trở nên con người của
chúng nhiều hơn. Ngày sinh con cái trên đời chính là ngày
mà cha mẹ bắt đầu đi vào cuộc chia tay lớn lao với chúng. Khi đã mang sự
sống đến cho con cái, các bậc cha mẹ không
được lấy lại cuộc sống đó. Nếu họ muốn có quyền sở hữu
đối với con cái, thì họ sẽ không bao giờ
biết được tình yêu thực sự của con cái
họ.
Khi
chúng ta nói rằng đứa trẻ nào là một
đứa con “ngoan”, hiếm khi chúng ta có ý muốn nói
rằng đứa trẻ đó nhạy cảm về
mặt luân lý hoặc một cách phong phú. Nhưng
chúng ta có ý muốn nói rằng đứa trẻ đó
dễ bảo và biết vâng lời. Nhưng
sự vâng lời không phải là một đức tính cao
đẹp nhất.
Chúa Giêsu không bị thất
lạc tại Đền thờ. Nói đúng
hơn, Người bắt đầu tìm thấy chính mình
tại nơi đó, và phát hiện được căn
tính đích thực của mình với tư cách là Con Thiên
Chúa. Về phương diện này, gia
đình Kitô hữu có thể giúp chúng ta rất nhiều.
SUY NIỆM 2:
Cuối bài Tin Mừng hôm nay,
có một câu nói rất gây ấn tượng. Đó là “Đức
Maria hằng ghi nhớ tất cả những điều
ấy trong lòng”. Và sau cuộc
thăm viếng của các mục đồng tại máng
cỏ, chúng ta nhận thấy cũng có một câu
tương tự như vậy. Thánh
Luca nói rằng “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi
kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”.
Đức Maria ghi nhớ những sự
kiện này trong tâm hồn của Mẹ, với quan
niệm là để nhận thức được ý
nghĩa ẩn giấu phía sau những sự kiện
tuyệt vời đó.
Rõ
ràng Đức Maria đã không ngay tức khắc thấu
hiểu được ý nghĩa của những gì xảy
ra với mình, và điều mà Thiên Chúa đang đòi
hỏi nơi mình. Nhưng những sự kiện luôn luôn
diễn ra theo cách thế đó. Những kinh nghiệm sâu xa lúc nào cũng bắt
đầu bằng sự phức tạp. Vào một lúc nào đó, chúng ta không bao giờ
nhận biết được điều gì đang
xảy ra cho chúng ta. Chỉ sau đó, có
lẽ rất lâu, đôi mắt của chúng ta mới
mở ra, và chúng ta bắt đầu hiểu
được. Do đó, điều qaun trọng là
phải biết suy niệm.
Hơn một lần, chúng ta
đọc được trong các bài đọc. Tin Mừng
kể rằng Đức Maria đã từng bối
rối. Lúc đó, Mẹ làm gì?
Mẹ ngẫm nghĩ, suy niệm và cầu nguyện, tìm
cách hiểu được điều gì đang xảy ra
cho bản thân Mẹ và cho con Mẹ. Cách ngẫm nghĩ này
không tránh khỏi sự bất an và lo
lắng.
Đức
Maria là một con người âm thầm, hay suy nghĩ. Trong suốt cuộc đời của mình, Mẹ
luôn suy nghĩ và cầu nguyện về cách thức Thiên
Chúa đối xử với mình. Khi không
hiểu được điều gì, thì Mẹ ngẫm
nghĩ trong tâm hồn, cho đến khi thấu hiểu
được mục đích của Thiên Chúa qua những
sự kiện đó. Bằng cách này,
Mẹ đã đạt được sự thấu
hiểu và khôn ngoan.
Emerson
nói: “Cuộc sống ở phía
sau chúng ta, giống như một cái mộ đá, mà từ
đó, chúng ta khai thác đá và gạch ngói, dành cho
người thợ nề ngày nay”. Chỉ
bằng cách suy niệm, chúng ta mới thấu hiểu
được những sự kiện diễn ra. Chúng ta có thể có được những sự
kiện, nhưng thiếu mất ý nghĩa của những
sự kiện đó, bởi vì chúng ta không biết suy
nghĩ về chúng. Nhưng bằng cách
suy niệm, thì chúng ta có thể rút ra được
những hiểu biết quí giá từ các sự kiện
đó.
Khi muốn nhớ lại
những sự kiện thú vị, đó là một
điều thật dễ dàng. Nhưng không hề dễ
dàng chút nào, khi nhớ đến những sự kiện
đau lòng. Chúng ta có khuynh hướng hay đè nén
những ký ức đau thương. Ngay
cả khi làm như vậy, chúng vẫn có thể ảnh
hưởng trên chúng ta. Chúng ta có thể
nhỏ một giọt chất độc vào tâm hồn
chúng ta. Chúng ta cũng cần phải
nhớ lại những sự kiện đau lòng nhưng
cách thức chúng ta nhớ lại những sự kiện
đó mới là vấn đề. Chúng ta
có thể cung cấp những chất liệu sống
để rồi từ đó, chúng ta hiểu biết
được lòng thương xót và sự khôn ngoan. Sự kiện Chúa Giêsu bị thất lạc
ở Giêrusalem là một sự kiện đau lòng đối
với Đức Maria. Tuy nhiên, Mẹ
ghi nhớ sự kiện đó trong tâm hồn, và bằng
cách làm như vậy, Mẹ đã học hỏi
được từ sự kiện đó.
Thật đáng buồn, có
những người dường như không hề học
hỏi được gì từ các sự kiện xảy
ra. Nhưng đối với những người
khác, thì sự kiện là một trường học
đích thực. Không ai có thể trở thành con
người khôn ngoan, nếu chỉ trong một ngày,
hoặc thậm chí trong một năm. Khôn
ngoan là thành quả của sự suy nghĩ lâu dài.
Các bậc cha mẹ cần
có rất nhiều sự khôn ngoan. Những điều mà
Đức Maria học hỏi được từ
việc cầu nguyện và suy nghĩ, Mẹ đã
chuyển sang cho con Mẹ, Đấng học hỏi
được từ việc cầu nguyện và suy
nghĩ, Mẹ đã chuyển sang cho con Mẹ, Đấng
mà thánh Luca kể cho chúng ta rằng “ngày càng khôn lớn, và
được Thiên Chúa cũng như mọi người
thương mến”. Chúa Giêsu đã được dạy
dỗ, nuôi dưỡng và đào tạo do một
người phụ nữ khôn ngoan, kính yêu Thiên Chúa với
tất cả trái tim và linh hồn.
MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC
Có
một câu nói “Một bà mẹ có thể nuôi được
mười đứa con, nhưng mười đứa
con không thể nuôi được một bà mẹ”.
Tất nhiên, không phải lúc nào cũng đơn giản là
thế, như câu chuyện minh hoạ dưới đây.
Ngày xưa, một con chim
mẹ có một con chim non mới ra ràng, mà nó rất mực
yêu thương. Thế rồi đến
thời kỳ di trú. Biết rằng con chim non còn quá
bé nhỏ, không thể bay đi xa được, nên chim
mẹ cõng chim non trên lưng.
Và thế là hai mẹ con nhà
chim bắt đầu cuộc hành trình bay về phía nam. Ban
đầu, chuyến bay tương đối dễ dàng.
Nhưng thời gian trôi qua, con chim non trở nên nặng
hơn, và chim mẹ bắt đầu cảm thấy
mệt mỏi. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục bay. Ngày
kia, trong khi cả hai mẹ con đang nghỉ ngơi, chim
mẹ quay sang chim con và nói “Con của mẹ, con hãy nói
sự thật cho mẹ nghe, khi mẹ già rồi, thì mẹ
sẽ không đủ sức mạnh để bay xuyên qua
đại dương xuôi về phía nam, thế con sẽ
cõng mẹ trên lưng và bay chứ?”.
Con chim con đáp “Mẹ
ơi, con không thể hứa gì với mẹ về
điều đó”.
Chim
mẹ hỏi “Mà tại sao lại không được?”
“Bởi vì có thể chính con
cũng bận rộn, vì phải cõng những đứa
con của con trên lưng, giống như mẹ đang làm
cho con bây giờ vậy”.
Trong khi đòi hỏi của
bà mẹ là không thể nào hiểu được, là hơi
ích kỷ, thì người ta vẫn phải làm điều
mà mình có thể làm được, để chăm sóc cha
mẹ già. Bổn phận đầu tiên và thánh thiện
nhất của chúng ta, là cư xử tử tế
đối với người họ hàng của mình.
Nhưng có lẽ chăm sóc chính những đứa con
của mình lại là cách thức tốt nhất, để
đền đáp công ơn cha mẹ đã săn sóc chúng
ta.
|